Tự làm 22.Tự làm

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập và đáp án môn Hoá học Môi trường (Trang 39 - 40)

C O+ OH *→ H* + O

21. Tự làm 22.Tự làm

22.Tự làm

23.Ô nhiễm môi trường đất

Ô nhiễm môi trường đất được xem là các hiện tượng làm đất nhiễm bẩn bởi các tác nhân gây ô nhiễm (pollutan)

Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh ra các tác nhân gây ô nhiễm người ta phân ra các loại ô nhiễm đất sau:

- Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp (khí thải, nước thải và bã thải rắn) - Ô nhiễm đất do chất thải sinh hoạt (nước thải, bã thải rắn)

- Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp - Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học. - Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học. - Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý.

Dưới đây chúng ta đi sâu vào một số loại đất bị ô nhiễm sau:

a) Ô nhiễm do tác nhân hoá học.

Loại ô nhiễm này được gây nên do sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ, các chất kích thích sinh trưởng và nước thải công nghiệp.

Nói chung, khi bón phân hoá học vào trong đất thì một phần phân được cây trồng sử dụng, một phần bị đất giữ lại ở trạng thái hấp thụ hoặc chuyển hoá hoá học, một phần bị rửâ trôi vào

các nguồn nước mạch hay ngấm vào các nguồn nước ngầm và một phần bị bay hơi vào trong không khí dưới dạnh khí và hơi.

Trung bình cứ khoảng 50% lượng thuốc trừ sâu được phun đã rơi xuống đất, tồn tại trong đất và bị lôi cuốn vào chu trình: đất –cây -động vật- người. Thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới hiện nay đang có khoảng trên 1000 loại, chúng phân huỷ trong nước rất chậm (từ 1 tháng đến 2 năm) nên tạo ra dư lượng đáng kể trong đất. Sau một năm nếu phun DDT thì dư lượng còn lại 80% lượng phun, lidan còn 60%, aldrin còn 20%...Bởi vậy lượng dư của các loại thuốc trừ sâu trong đất, đặc biệt là trong các sản phẩm của nông nghiệp được nhiều tổ chức quốc tế quan tâm.

Các chất thải công nghiệp và các chất thải sinh hoạt cũng thường chứa những chất độc ở dạng dung dịch hay dạng rắn. Sự thải bỏ các chất thải rắn gây ô nhiễm trầm trọng cho đất. Khoảng 55% chất thẩi công nghiệp là ở dạng rắn, trong đó có 15% có khả năng gây độc hại. Các chất thải công nghiệp làm ô nhiễm đất bởi các hoá chất và các kim loại nặng. Nước thải sinh hoạt

và nước thải công nghiệp nếu không được sử lý trước khi đưa vào các nguồn nước gây ô nhiễm nặng các nguồn nướcc, đồng thời nếu dùng nguồn nước đó để tưới bón nông nghiệp thì sẽ gây ô nhiễm đất. Do các trận mưa a xit làm cho pH của đất giảm xuống ảnh hưởng đến chất lượng đất.

b) ô nhiễm do tác nhân sinh học.

Những tác nhân sinh học có thể lầm ô nhiễm đất, gây bệnh cho người và cho động thực vật như các trực khuẩn lị, thương hàn (hay amip) ký sinh trùng (giun sán ) Sự ô nhiễm này xuất hiện

là do những phương pháp đổ bỏ các chất thải mất vệ sinh, hoặc sử dụng phân bắc hay dùng bùn thải sinh hoạt bón trực tiếp cho đất. Đất trồng thường là môi trường không thuận lợi cho các loại

vi khuẩn trên phát triển, khuẩn thương hàn có thể tồn tại từ hai đến bốn tuần lễ.

Ở nước ta, đất bị nhiễm bẩn bởi vi sinh vật vẫn xảy ra từng nơi, từng lúc, nhất là ở nông thôn do việc quản lý phân rác, điều kiện vệ sinh chưa tốt, việc tưới bón phân bắc tươi cho đất cũng lãm cho đất ô nhiễm trầm trọng.

b) Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý. Ô nhiễm nhiệt

Ô nhiễm đất do các chất phóng xạ. Các chất thải gây ô nhiễm đất

- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

- Các chất gây ô nhiễm có trong các nguồn nước - Các chất thải rắn công nghiệp và sinh hoạt.

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập và đáp án môn Hoá học Môi trường (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w