Những kiến giải pháp cho vụ Vinashin

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính và Vinashin (Trang 31 - 33)

Việc hình thành, phát triển Vinashin mạnh là chủ trương của chính phủ để làm nòng cốt trong việc phát triển ngành công nghiệp tàu thủy của đất nước, đáp ứng nhu cầu kinh tế quốc dân, quốc phòng, an ninh là chủ trương đúng đắn, cần thiết, phù hợp với các nghị quyết liên quan của Đảng.

Vụ vỡ nợ, làm ăn kém hiệu quả của tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin là ngoài sự tưởng tượng của rất nhiều người

Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc huy động, sử dụng vốn của Vinashin. Các năm 2008, 2009, Thường trực Chính phủ đã họp nhiều lần để xử lý các vấn đề liên quan đến tháo gỡ khó khăn, duy trì phát triển đối với Vinashin.

Sau khi báo cáo Bộ Chính trị, Chính phủ chủ trương tái cơ cấu toàn diện với sự hỗ trợ trực tiếp, mạnh mẽ từ kinh tế nhà nước và của các định chế tài chính tín

dụng để duy trì và từng bước ổn định, phát triển Vinashin với hiệu quả ngày càng cao, trả được nợ, thu hồi được vốn và làm được vai trò nòng cốt của ngành đóng tàu biển; với mục tiêu ít thiệt hại nhất và có lợi nhất về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.

Về nhiệm vụ, giải pháp:

Thứ nhất: Là kiện toàn tổ chức và bộ máy lãnh đạo, duy trì sản xuất kinh

doanh và tiếp tục tái cơ cấu.

Thứ hai: Thuê các công ty kiểm toán uy tín trong và ngoài nước kiểm toán lại

tất cả các công ty lớn và nhỏ trong tập đoàn Vinashin, bao gồm cả tổng công ty, để rà soát lại vốn còn tồn tại trong công ty. Từ đó giao lại tài sản và vốn hóa cho các công ty của tập đoàn

Thứ ba: Gắn trách nhiệm cá nhân vào vai trò lãnh đạo của từng công ty trong

tập đoàn, dần tiến hành cổ phần hóa toàn bộ tập đoàn mà nhà nước có thể giữ 51% tổng số vốn.

Thứ tư: Nhà nước tiến hành kiểm tra giám sát thường xuyên định kỳ toàn tập

đoàn để có những đánh giá đúng đắn về tập đoàn hiện tại, để có phương án chỉnh sửa.

Thứ năm: Có những quy định chặt trẽ quản lí vốn của tập đoàn, tránh đầu tư

giàn trải, làm mỏng nguồn vốn đầu tư chủ lực chính. Hiện đại hóa cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh với các tập đoàn đóng tàu quốc tế khác.

Thứ sáu: Các cơ quan công an vào cuộc tìm ra sai phạm của các cá nhân để

làm rõ chách nhiệm cá nhân, truy tố hình sự những người hối lộ và nhận hối lộ trong tập đoàn, làm ăn phi pháp trong tập đoàn.

Thứ bẩy: Về tài chính, Nhà nước cấp đủ vốn điều lệ từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp

nước ngoài đến hạn, cơ cấu lại nợ tín dụng... Trên cơ sở định hướng với các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu.

Tài liệu tham khảo:

1. Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế - PGS. TS. Phan Huy Đường

2. http://caicachhanhchinh.gov.vn

3. www.vietbao.vn

4. www.tailieuhay.com.vn

Một phần của tài liệu Cải cách hành chính và Vinashin (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w