0
Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Nguyên nhân vụ phá sản ở Vinashin

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ VINASHIN (Trang 29 -31 )

Nợ đầm nợ đìa

Đến nay, bước đầu đã hình thành được cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng và khá đồng bộ của ngành công nghiệp đóng tàu biển với 28 nhà máy đóng tàu đang hoạt động có trình độ công nghệ tiên tiến. Đã thiết kế được phần công nghệ, bước đầu thực hiện được phần thiết kế kỹ thuật cho tàu 58.000 tấn, 115.000 tấn. Vinashin đóng được tàu hàng đến 53.000 tấn, tàu chở dầu thô đến 105.000 tấn, kho nổi chứa xuất dầu...

Đến tháng 3-2009, Vinashin đã có nhiều đơn hàng và thỏa thuận hợp đồng sơ bộ đóng tàu với tổng trị giá khoảng 12 tỉ USD, đã hoàn thành đóng và bàn giao được 279 tàu trị giá trên 1,8 tỉ USD...

Những yếu kém, khó khăn của Vinashin cũng được thể hiện rõ ràng. Trong đó có việc do ngành vận tải viễn dương bị đình đốn, các chủ tàu đã hủy hợp đồng với các thỏa thuận đóng tàu trị giá hơn 8 tỉ USD. Riêng trong năm 2010 số hợp đồng đóng tàu có nguy cơ bị hủy lên tới trên 700 triệu USD. Mặt khác, công tác dự báo còn nhiều bất cập nên việc lập kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư không chính xác.

Các dự án đầu tư quá nhiều, dàn trải, vượt khả năng cân đối tài chính, có dự án chưa thật cần thiết nên nhiều dự án chỉ được phân bổ vốn chưa đến 50% tổng mức đầu tư. Vốn điều lệ còn hạn chế, vốn tự có trong nhiều dự án rất thấp, có dự án đầu tư bằng 100% vốn vay. Do vậy, hầu hết dự án đầu tư đều triển khai dở dang, như các dự án giải phóng mặt bằng khu công nghiệp, dự án đóng tàu xuất khẩu, những dự án này chưa đưa vào sử dụng nhưng vẫn phải trả lãi. Việc sử dụng vốn không hiệu quả đã gây hậu quả nặng nề về tài chính đối với Vinashin.

Để giải quyết khó khăn nêu trên, Vinashin đã phải vay nợ mới để trả nợ cũ, vay ngắn hạn trả dài hạn, thậm chí lấy vốn lưu động để chi đầu tư. Kết quả là từ năm 2009, Vinashin kinh doanh thua lỗ. Đến tháng 6-2010, tổng tài sản của Vinashin khoảng 104.000 tỉ đồng nhưng tổng số nợ là 86.000 tỉ đồng, vốn điều lệ thấp lại sử dụng vốn dàn trải nên tỉ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu gần 11 lần, rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ phá sản, sản xuất đình đốn Thông báo của Văn phòng Chính phủ cũng nhìn nhận việc quản lý nhà nước và thực hiện quyền chủ sở hữu của Chính phủ đối với doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế nói chung và Vinashin nói riêng còn nhiều bất cập, kém hiệu quả.

Thực trạng nợ nần và làm ăn kém hiệu quả của tập đoàn Vinashin là do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, Tập đoàn đã đầu tư mở rộng quá nhanh, quy mô lớn, một số dự án trái với quy hoạch được phê duyệt, dàn trải trên nhiều lĩnh vực, địa bàn, có lĩnh vực không liên quan đến công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, trong đó nhiều lĩnh vực kém hiệu quả, có nhiều công ty, dự án thua lỗ nặng nề.

Thứ hai, tình hình tài chính đứng trước bờ vực phá sản. Ước tính dư nợ hiện lên tới khoảng 86.000 tỉ đồng; nợ đến hạn phải trả khoảng trên 14.000 tỉ đồng; tỉ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu gấp gần 11 lần, khó có khả năng tự cân đối dòng tiền.

Sản xuất, kinh doanh hiện đang bị đình trệ; bị mất hoặc giảm nhiều đơn đặt hàng; nhiều dự án đầu tư dở dang, không hiệu quả. Đã có khoảng 17.000 công nhân chuyển việc hoặc bỏ việc; 5.000 công nhân bị mất việc làm; nhiều công nhân của một số nhà máy, xí nghiệp bị chậm trả lương trong nhiều tháng...

Về nguyên nhân khách quan, Bộ Chính trị kết luận rằng mô hình tập đoàn còn đang trong giai đoạn thí điểm, chưa có sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả; thể chế, cơ chế còn thiếu hoặc chưa đồng bộ. Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới gần đây đã ảnh hưởng nặng nề đến phát triển ngành công nghiệp đóng tàu, vận tải biển, trong đó có Vinashin. Nhưng xét cho cùng nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng thua lỗ và làm ăn kém hiệu quả này của Vinashin là do trình độ quản lý yếu kém và buông lỏng của Nhà nước đối với tập đoàn kinh tế này.

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ VINASHIN (Trang 29 -31 )

×