Số lượng, thành phần chấtthải phát sinh tại bệnh viện

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG QUẢN LÝ THU GOM, VẬN CHUYỂN, LƯU TRỮ VÀ XÂY DỰNG CHẤT THẢI CHO NGÀNH Y TẾ (Trang 36)

7. Cácchất hóa học nguy hại trong ngàn hy tế

4.2.1. Số lượng, thành phần chấtthải phát sinh tại bệnh viện

Các chất thải rắn phát sinh trong quá trình Bệnh viện hoạt động gồm có chất thải sinh hoạt, chất thải rắn nguy hại:

Chất thải rắn sinh hoạt:

Chất thải rắn sinh hoạt của Bệnh viện phát sinh chủ yếu từ các hoạt động thường nhật của bệnh nhân và nhân viên bệnh viện, khu vực văn phòng, phòng bệnh, bếp ăn khoảng 10.800 kg/quý. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt gồm có:

- Các hợp chất có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm, rau quả, thức ăn dư thừa… - Các hợp chất có nguồn gốc giấy từ các loại bao gói đựng đồ ăn, thức uống,... - Các hợp chất vô cơ như nhựa, plastic, PVC, thủy tinh…

- Kim loại như vỏ hộp,…

Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại Bệnh viện khoảng 150 kg/ngày.

Chất thải rắn nguy hại:

- Chất thải phóng xạ: phát sinh từ các hoạt động khám chữa bệnh, hóa trị, quá trình tẩy trùng những thiết bị y tế bằng hóa chất...Chất thải phóng xạ có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng hoặc khí. Lượng các chất thải phóng xạ và hóa chất tùy thuộc vào cường độ sử dụng của các hoạt động chữa trị bằng X-quang trong bệnh viện …

- Chất thải rắn y tế phát sinh từ quá trình khám chữa bệnh bao gồm: kim tiêm, băng gạc dính máu, bệnh phẩm, chất có tác nhân lây nhiễm; dược phẩm gây độc tế ba02…

- Chất thải rắn nguy hại khác phát sinh tại Bệnh viện bao gồm: bóng đèn neon, lọ chai, bao bì đựng hóa chất, hộp đựng mực in, than hoạt tính, giẻ lau và găng tay dính hoá chất, dầu nhớt bao trì xe.

Bảng 4.1. Danh sách chất thải nguy hại phát sinh Bệnh viện đăng ký tại cơ

STT Tên chất thải Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/bùn) Số lượng (kg/năm) MÃ CTNH

1 Than hoạt tính đã qua

sử dụng Rắn 70

02 11 02

2 Bùn thải từ hệ thống

xử lý nước thải Bùn 60

12 06 06

3 Chất thải rắn có chứa

các tác nhân lây nhiễm Rắn 30.000

13 01 01

4

Hóa chất thải bao gồm các thành phần nguy hại

Rắn/lỏng 20

13 01 02

5 Pin/ắc quy chì thải Rắn 60 19 06 01

6 Bao bì đựng hóa chất Rắn 60 18 01 01

7 Giẻ lau và găng tay

dính hóa chất Rắn 15 18 02 01 8 Bóng đèn huỳnh quang thải Rắn 15 16 01 06 9 Dược phẩm gây độc tế bào Rắn 12 13 01 03 10 Dầu nhớt thải Lỏng 160 17 02 04 11 Chất có bạc từ quá trình xử lý phim ảnh Lỏng 15 19 01 06 Tổng cộng 30.487

(Nguồn: Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại của Bệnh viện với mã QLCTNH 74.001035.T được Chi cục Bảo vệ môi trường Bình Dương cấp ngày 9 tháng 05 năm 2012)

Tuy nhiên thực tế chất thải nguy hại phát sinh thực tế tại Bệnh viện trong 6 tháng cuối năm 2012 như sau:

Bảng 4.2 – Khối lượng chất thải nguy hại 6 tháng cuối năm 2012 Loại

chất thải phát sinh

CTNH Đơnvị Tổngcộng Tháng8 Tháng9 Tháng10 Tháng11 Tháng12 Chất thải

rắn chứa tác nhân

lây nhiễm Bóng đèn huỳnh quang 16 01 06 kg 27 11 0 16 0 0 Hoá chất rửa phim 19 01 06 kg 25 0 0 0 0 25

(Nguồn: Báo cáo quản lý chất thải nguy hại 6 tháng cuối năm 2012 của Bệnh viện, Chứng thừ chất thải nguy hại của Bệnh viện)

4.2.1.1. Nguồn phát sinh nước thải:

Đối với nước mưa:

o Nước mưa và nước chảy tràn bề mặt (được quy ước là nước sạch) được phép xả ra nguồn tiếp nhận là sông Sài Gòn.

Đối với nước thải:

Tổng lượng nước thải của bệnh viện khoảng 200 - 220 m3/ngày đêm, ước tính theo khối lượng nước cấp. Quá trình hoạt động của bệnh viện có ba loại nước thải có khả năng gây ô nhiễm:

o Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong bệnh viện, của bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân thăm nuôi bệnh.

o Nước thải các loại (bao gồm cả nước thải sinh hoạt, nước thải từ các hoạt động khám chữa bệnh (phòng xét nghiệm), nước thải từ các công trình phụ trợ,..) và nước thải từ hoạt động rửa phim ảnh chụp X – Quang.

Nước thải nhiễm phóng xạ.

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của nhân viên và bệnh nhân trong bệnh viện. Nước thải này có chứa các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật.

Nước thải y tế được tạo ra trong quá trình khám chữa bệnh, chủ yếu ở công đoạn điều trị bệnh. Nước thải này có chứa các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P), chất tẩy rửa và đặc biệt là các vi khuẩn gây bệnh.

Nồng độ đặc trưng của nước thải tập trung toàn bệnh viện trước khi vào trạm xử lý nước thải của bệnh viện như sau:

Bảng 4.3. Nồng độ đặc trưng của nước thải tập trung toàn bệnh viện STT Chất ô nhiễm Nồng độ Đơn vị 1 pH 6 - 8 2 Nhiệt độ 20 - 27 0C 3 BOD5 200 – 300 mg/l 4 COD 300 - 450 mg/l 5 TSS 200 – 220 mg/l 6 N – H2 S 5 - 10 mg/l 7 Amoni – NH4+ 5 - 10 mg/l 8 Dầu mỡ 20 – 40 mg/l 9 Nito tổng 5 - 20 mg/l 10 Phopho tổng 4 - 8 mg/l

11 Vi khuẩn đường ruột

Salmonella 0 - 20 MPN/25 ml Shigella 0 - 20 MPN/25 ml Vibrio cholerae 0 - 20 MPN/25 ml 12 Coliform 106 – 207 MPN/100 ml 13 Tổng hoạt độ phóng xạ α 0 – 0.1 Bq/l 14 Tổng hoạt độ phóng xạ β 0 – 1.0 Bq/l

4.2.1.2. Nguồn phát sinh khí thải:

Khí thải phát sinh trong quá trình chạy máy phát điện, từ phương tiện giao thông, và một số hơi phát sinh từ các phòng thí nghiệm.

4.2.2 Quy trình phân loại và quản lý chất thải tại Bệnh viện 4.2.2.1 Quy trình quản lý và xử lý chất thải rắn:

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG QUẢN LÝ THU GOM, VẬN CHUYỂN, LƯU TRỮ VÀ XÂY DỰNG CHẤT THẢI CHO NGÀNH Y TẾ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w