Quy trình phân loại và quản lý chấtthải tại Bệnh viện

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG QUẢN LÝ THU GOM, VẬN CHUYỂN, LƯU TRỮ VÀ XÂY DỰNG CHẤT THẢI CHO NGÀNH Y TẾ (Trang 39)

7. Cácchất hóa học nguy hại trong ngàn hy tế

4.2.2 Quy trình phân loại và quản lý chấtthải tại Bệnh viện

Chuyên đề: Chất thải nguy hại cho ngành y tế NHÀ RÁC THẢI SINH HOẠT 39

NHÀ RÁC THẢI SINH HOẠT CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN

CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN

CHẤT THẢI Y TẾ (LÂY NHIỄM) CHẤT THẢI Y TẾ (LÂY NHIỄM) Chất thải có chứa tác nhân lây nhiễm Chất thải có chứa tác nhân lây nhiễm CHẤT THẢI SINH HOẠT CHẤT THẢI SINH HOẠT NHÀ RÁC THẢI NGUY HẠI NHÀ RÁC THẢI NGUY HẠI NHÀ RÁC THẢI Y TẾ NHÀ RÁC THẢI

Y TẾ KHO PHẾ LIỆUKHO PHẾ LIỆU CHẤT THẢI TÁI SINH CHẤT THẢI TÁI SINH CHẤT THẢI NGUY HẠI CHẤT THẢI NGUY HẠI Thủy tinh, nhựa, giấy… Thủy tinh, nhựa, giấy…

Các chất thải như: bong đèn, hộp mực in, dầu nhớt, giẻ lau và găng tay

dính hoá chất, bao bì đựng hoá chất… Các chất thải như: bong

đèn, hộp mực in, dầu nhớt, giẻ lau và găng tay

dính hoá chất, bao bì đựng hoá chất…

Hình 4.1. Sơ đồ quản lý chất thải rắn tại bệnh viện Công đoạn thu gom, phân loại chất thải:

Quy trình phân loại, thu gom chất thải rắn tại bệnh viện được thiết kế nhằm phân loại và thu gom an toàn để tránh những tác động lây nhiễm từ rác thải đến người lao động và bệnh nhân tại Bệnh viện.

Thêm vào đó, thông qua quy trình này, Bệnh viện thực hiện chương trình giảm thiểu rác thải tại nguồn thông qua chương trình rác tái chế.

Chất thải rắn được chia làm 4 nhóm: chất thải y tế, chất thải nguy hại, chất thải sinh hoạt và chất thải tái chế. Để xác định, màu sắc được mã hóa trên chất thải rắn thông qua bao đựng như sau:

- Màu vàng cho chất thải y tế - Đen cho chất thải nguy hại - Xanh lá cho chất thải sinh hoạt - Trắng cho chất thải tái chế.

Thiết bị lưu giữ:

Những chất thải được lưu giữ trong bao và thùng với những màu và ký hiệu được chỉ định. Chất thải không được cho vào bao hoặc thùng chứa vượt quá đường giới hạn. Sau khi bao chất thải đầy, người sử dụng hoặc người có phận sự buộc miệng bao lại và thay bao để giữ cho qui trình tiếp tục vận hành. Bao sạch để thu gom chất thải luôn được để sẵn tại chỗ phát sinh chất thải để thay thế những bao cùng loại.

Tất cả kim tiêm và vật sắc nhọn được thu gom và lưu giữ trong thùng nhựa màu vàng sử dụng một lần. Những thùng đựng cứng để tránh bị chọc thủng (thường

được làm bằng nhựa dày) và có nắp đậy. Những thùng cứng và không thấm nước không chỉ dùng để đựng những vật sắc nhọn mà còn để đựng những chất lỏng dư lấy ra từ ống tiêm. Để ngăn chặn sử dụng sai, những thùng đựng phải có nắp cứng và kim tiêm lẫn ống tiêm đều được bỏ sâu vào trong hộp đựng. Tại Bệnh viện, những vật sắc nhọn đều được thu gom, cho dù có bị lây nhiễm hay không.

Kho chứa và nơi lưu trữ

Khu vực lưu giữ tại Bệnh viện được phân ra làm 3 khu vực riêng: nền xi măng, có mái che, có gờ. Riêng khu vực chứa chất thải nguy hại có dán nhãn, mã chất thải nguy hại và biển cảnh báo và được quản lý đúng theo quy định tại Thông từ 12/2011/BTNMT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ Tài nguy và Môi trường.

- Kho chứa chất thải nguy hại và chất thải y tế phải thoáng khí, không để lẫn với chất thải thông thường.

- Kho chứa chất thải thông thường (sinh hoạt) luôn được giữ sạch và không có mùi hôi. Sau giao nhận hằng ngày, phòng được vệ sinh sạch sẽ bằng nước sạch

- Kho chứa chất thải tái chế luôn sạch sẻ và khô ráo. Mỗi loại chất thải tái chế đều được lưu giữ một cách thích hợp.

Thời gian lưu trữ và xử lý

- Chất thải y tế được lưu trữ trong phòng lạnh ở bệnh viện từ 18 tiếng cho đến 72 tiếng sau đó hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và mang đi xử lý.

- Chất thải nguy hại được giữ trong phòng lưu trữ chất thải cho đến khối lượng từ tương đối lớn khoảng 500kg, sau đó hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và mang đi xử lý.

- Chất thải thông thường được lưu trữ trong bệnh viện từ 18 tiếng cho đến 48 tiếng sau đó hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và mang đi xử lý.

- Đối với phòng chứa phế liệu (chất thải tái chế), thời hạn không giới hạn, khi phòng chứa gần đầy thì gọi nhà thầu đến thu gom.

gom, xử lý.

4.2.2.2 Quy trình quản lý và xử lý nước thải:

Tùy theo tính chất đặc thù và mức độ ô nhiễm của từng nguồn, nước thải của Bệnh viện được phân thành 3 nhóm sau đây:

Nhóm thứ nhất: Nước mưa

Nhóm này bao gồm toàn bộ lượng nước mưa rơi trên mặt bằng khuôn viên bệnh viện, nước xả từ các máy điều hòa không khí. Loại nước này không có chất ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường. Theo nguyên tắc có thể xả thẳng vào nguồn tiếp nhận mà không cần qua xử lý.

Nhóm thứ hai: Nước thải nhiễm bẩn

Nhóm này bao gồm tất cả các loại nước thải sinh hoạt, nước thải khám chữa bệnh trong bệnh viện và nước thải từ khâu vệ sinh dội rửa nền sàn, khu tập trung và phân loại rác,…nhóm nước thải này phải được xử lý trên công trình xử lý nước thải tập trung mới đạt tiêu chuẩn xả thải.

Nhóm thứ ba: Nước thải từ phòng xét nghiệp và nước từ phòng X- Quang.

Các loại nước này là các chất nguy hại được chứa riêng trong thiết bị chuyên dụng và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và mang đi xử lý định kỳ.

Sơ đồ qui trình quản lý nước thải tại bệnh viện

CHẤT THẢI LỎNG CHẤT THẢI LỎNG NƯỚC MƯA NƯỚC MƯA NƯỚC THẢI NƯỚC THẢI TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Hình 4.2. Qui trình quản lý nước thải tại bệnh viện

Hệ thống thoát nước trong bệnh viện đã được thiết kế theo hai hệ thống riệt biệt:  Hệ thống thứ nhất: Dành riêng cho thoát nước mưa. Hệ thống này bao

gồm các mương, rãnh thoát nước kín xây dựng xung quanh các khu nhà, tập trung nước mưa từ trên mái đỗ xuống và dẫn đến hệ thống cống ngầm thoát nước mưa đặt dọc theo các con đường nội bộ. Nước mưa trên các khu vực sân, bãi và đường nội bộ sẽ chảy vào các hố gas thu nước mưa xây dựng dọc theo lề đường từ đó dẫn đến cống thoát nước mưa chung và dẫn ra hệ thống thoát nước là Rạch Vĩnh Bình.

Hệ thống thứ hai: Dành riêng cho việc thoát nước thải nhiễm bẫn của bệnh

viện dẫn vào trạm xử lý nước thải tập trung và đảm nhiệm chức năng thoát nước sau khi ra khỏi trạm xử lý nước thải tập trung vào hệ thống thoát nước chung là Rạch Vĩnh Bình.

Quy trình xử lý nước thải tập trung của bệnh viện:

Toàn bộ nước thải từ các nguồn thải của bệnh viện được thu gom vào hệ thống xử lý nước thải được thiết kế với công suất 300 m3/ngày, hiện tại vận hành theo lưu lượng nước thải thực tế của bệnh viện. Quy trình xử lý như sau:

Chuyên đề: Chất thải nguy hại cho ngành y tế 43

Bể điều hòa Bể sinh học hiếu khí Máy thổi khí Bể tự hoại dd Chlorine Bể lắng Bể khử trùng Bể chứa bùn Lọc áp lực Bể tách dầu mỡ

Nước thải nhà ăn Nước thải sinh hoạt

Hình 4.3. Qui trình xử lý nước thải tập trung tại bệnh viện Thuyết minh công nghệ:

- Nước thải tạo ra từ quá trình sinh hoạt tại các phòng vệ sinh được dẫn vào bể tự hoại sau đó được bơm vào bể điều hoà.

- Nước thải phát sinh từ nhà ăn được thu gom qua bể tách dầu mỡ, sau đó được đưa về bể điều hoà xử lý chung với nước thải sinh hoạt.

- Bể điều hòa có nhiệm vụ làm cho nồng độ cũng như lưu lượng nước thải được điều hòa. Nguyên nhân vì nước thải của bệnh viện thải ra không đều nhau ở các thời điểm khác nhau trong cùng một ngày (khi thì ít, khi thì nhiều trong cùng một ngày), trong khi đó, các công trình đơn vị xử lý phía sau cần có một lưu lượng ổn định.

- Nước thải từ bể điều hòa được bơm tự động qua bể sinh học hiếu khí . Tại bể này, khí được thổi liên tục từ dưới lên theo một hệ thống sục khí khuếch tán và hòa tan ôxy vào nước. Trong điều kiện sục khí liên tục, các vi khuẩn hiếu khí sẽ ôxi hóa hầu hết các hợp chất hữu cơ có trong nước thải.

- Phương trình phản ứng cơ bản của nó là :

- Sau quá trình sinh học, nước thải được dẫn qua bể lắng qua đường ống thoát nước. Bùn lắng được bơm vào bể chứa bùn, một phần hồi lưu về bể điều hòa.

- Nước sau khi lắng được chảy qua bể khử trùng. Tại đây nước thải được châm thêm một lượng Chlorine thích hợp (6 gam/m3) để khử trùng nước thải.

- Sau khi qua bể khử trùng nước thải tiếp tục tự chảy vào ngăn chứa. Từ ngăn chứa, nước thải được bơm ly tâm vào bồn áp lực để tiếp tục xử lý.

- Nước thải sau xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT, Cột A trước khi vào Rạch Vĩnh Bình.

Bảng 4.4. Kết quả nước thải sau xử lý

STT Chất ô nhiễm Đơn vị

Kết quả Tiêu chuẩn tiếp nhận QCVN 28:2010/BTNMT, Cột A 1. pH 7,4 6,5 – 8,5 2. BOD5 mg/l 28 30 3. COD mg/l 46 50 4. TSS mg/l 39 50 5. Sunfua (tính theo H2S) mg/l 0,68 1 6. Nitrat (tính theo N) mg/l 3,6 30 7. Amoni (tính theo N) mg/l 4,8 5 8. Photphat (tính theo P) mg/l 2,4 6 9. Tổng Coliforms MPN/100ml 2,5x10 m3 3.000 10. Dầu mỡ động, thực vật mg/l 0,6 10 11. Salmonella Vi khuẩn/100 ml KPH KPH 12. Shigella Vi khuẩn/100 ml KPH KPH

13. Vibrio cholerae Vi khuẩn/100 ml KPH KPH

* Ghi chú: KPH: Không phát hiện

(Nguồn: theo kết quả phân tích nước thải sau hệ thống xử lý nước thải tại Bệnh viện ngày 20 tháng 03 năm 2013)

Qua các vấn đề trên, cho thấy Bệnh viện Vạn Phúc đã thực hiện tương đối đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường. Các chất thải y tế và chất thải nguy hại phát sinh tại Bệnh viện được quản lý đúng quay định và hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom xử lý.

*TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Quyết định 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế.

2) Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 quy định về quản lý chất thải nguy hại.

3) Báo cáo Môi trường quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011.

4) Báo cáo tiểu luận chất thải y tế, QLMT2011, Viện Môi trường và Tài nguyên Tp. HCM, 2012.

5) Quyết định 05/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 quy định về việc ban hành Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

6) Công văn số 6898/SYT-NVT của Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16/11/2007 về việc hướng dẫn quản lý chất thải y tế có thể tái chế.

7) Giáo trình Quản lý chất thải nguy hại, GS.TS Lâm Minh Triết - TS. Lê Thanh Hải, Nxb Xây Dựng Hà Nội, 2006.

8) TCXDVN 320:2004 về thiết kế bãi chôn lấp chất thải nguy hại.

9) QCVN 02:2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế.

10) Báo cáo quản lý chất thải nguy hại 6 tháng cuối năm 2012 của Bệnh viện Hạnh Phúc

11) Đồ án xử lý chất thải y tế, http://doc.edu.vn

12) Công Nghệ Xử Lý Chất Thải Rắn Y Tế Không Đốt-Xu Thế Mới Thân Thiện Với Môi Trường,ThS.Nguyễn Trọng Khoa

(http://trungtamytevanninh.com.vn)

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG QUẢN LÝ THU GOM, VẬN CHUYỂN, LƯU TRỮ VÀ XÂY DỰNG CHẤT THẢI CHO NGÀNH Y TẾ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w