nghiệp:
BSC đang được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới, với rất nhiều điển hình thành công trong hầu hết các ngành, lĩnh vực. Nghiên cứu Bain & Co kết luận rằng, có hơn 60% công ty thuộc Fortune 500 sử dụng BSC. Một khảo sát toàn cầu của 2GC vào năm 2011 cho thấy, 73% công ty áp dụng BSC đánh giá công cụ này hiệu quả ở mức “Cực kỳ” và “Rất cao”. Theo số liệu một khảo sát ở Việt Nam cho thấy trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, hiện có 7% doanh nghiệp đang áp dụng và 36% doanh nghiệp đang có kế hoạch áp dụng BSC trong quá trình xây dựng chiến lược của mình. Trong bối cảnh trình độ quản trị công ty nói chung tại các doanh nghiệp Việt Nam, đây là một con số thống kê ấn tượng.
3.1.1. Triển khai mô hình BSC tại Công ty cổ phần Tasco:
Ngày 25/10/2011, Công ty CP Tasco chính thức hợp tác với Công ty giải pháp nguồn nhân lực L&A (Le & Associates) triển khai mô hình BSC (Balanced Scorecard) cho hệ thống quản trị nhân sự. Theo dự kiến, dự án kéo dài trong 6 tháng và sẽ kết thúc vào tháng 5/2012.
Việc L&A áp dụng mô hình BSC tại Công ty CP Tasco nhằm mục đích:
- Xây dựng bộ hệ thống các mục tiêu, chỉ tiêu cho mỗi bộ phận, cá nhân nhất quán và cân bằng với chiến lược chung của công ty. Biến chiến lược chung của công ty thành chiến lược riêng của mỗi cá nhân.
- Xây dựng được cách thức thực hiện, đo lường, đánh giá kết quả thực hiện công việc của từng vị trí một cách chính xác và cập nhật.
- Xây dựng hệ thống năng lực cho từng vị trí công việc.
- Đưa ra hệ thống thang bảnh lương phù hợp, chính sách đãi ngộ- khen thưởng thích đáng, kịp thời.
- Phân bổ nguồn lực (hoạch định nguồn lực) một cách khoa học, kịp thời từ đó nâng cao năng suất lao động một cách bền vững.
Trong thời gian triển khai 06 tháng (dự kiến kết thúc vào tháng 5/ 2012), L&A và Tasco triển khai tổng thể 07 nhóm công việc:
- Xây dựng BSC cấp công ty - Triển khai hệ thống BSC.
- Xây dựng hệ thống đánh giá vị trí các công việc - Xây dựng hệ thống đánh giá kết quả công việc - Xây dựng hệ thống năng lực
- Hệ thống lương thưởng, đãi ngộ - Quy hoạnh cán bộ (định biên)
Với quyết tâm của Ban lãnh đạo, sự đồng lòng của tập thể CBNV Tasco cùng sự tư vấn nhiệt tình của đội ngũ tư vấn Công ty giải pháp nguồn nhân lực L&A, dự án là tiền đề cho một Tasco phát triển bền vững và trường tồn.
3.1.2. Cách thức triển khai tại Tập đoàn FPT:
BSC đang được triển khai mạnh mẽ để đưa FPT phát triển nhanh chóng và trở thành một tập đoàn toàn cầu. “Công cụ này được coi như vũ khí của chiến tranh nhân dân, giúp FPT nâng cao hệ thống quản trị của mình” - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ FPT Trương Gia Bình đã nói.
FPT bắt đầu tiếp cận và triển khai công cụ được nhiều công ty trong Top Fortune 500 tin tưởng từ giữa năm 2012, bắt đầu bằng việc nghiên cứu phương pháp luận và tìm đối tác tư vấn.
Các bước triển khai áp dụng dự án BSC tại Tập đoàn FPT:
- Thành lập ban dự án BSC do ông Nguyễn Hoàng Minh làm quản trị dự án BSC tập đoàn.
- Xây dựng bản đồ chiến lược cho tập đoàn:
Kết quả của hội thảo chiến lược là tất cả các công ty thành viên tham gia đều góp ý chéo và hơn 130 ý tưởng đã được nêu ra, bổ sung cho các đơn vị. FPT đã quyết định sử dụng công cụ có tính chất chuyên nghiệp Balanced ScoreCard để xây dựng bản đồ chiến lược.
Để chuẩn bị cho Hội nghị chiến lược diễn ra vào đầu tháng 11/2012, Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình đã ký quyết định yêu cầu các công ty xây dựng bản đồ chiến lược, theo phương pháp Balanced Score Card (BSC). - Xây dựng bản đồ chiến lược cho các công ty thành viên:
Để thực hiện việc xây dựng bản đồ chiến lược, nhóm Balanced Score Card sẽ thông báo và thống kê kết quả của Hội thảo chiến lược cho các công ty thành viên.
Từ đó, Chủ tịch và TGĐ các công ty chọn lọc danh sách các hướng chiến lược của mình trình Chủ tịch HĐQT phê duyệt.
Căn cứ vào danh sách các hướng chiến lược được phê duyệt ở mục trên, Chủ tịch và TGĐ công ty thành viên sẽ lập bảng ước tính doanh thu, lợi nhuận, đầu tư từ 2013 đến ít nhất 3 năm sau khi có doanh thu cho mỗi hướng, trình Chủ tịch HĐQT FPT phê duyệt.
Sau khi các công ty thành viên thống nhất chiến lược, nhóm Balanced Score Card sẽ phối hợp với Chủ tịch và TGĐ công ty thành viên hoàn thiện bản đồ chiến lược của từng đơn vị, trước khi Hội nghị Chiến lược diễn ra. - Lập kế hoạch và bộ chỉ tiêu năm 2013
- Đào tạo BSC cho các công ty thành viên:
Khái niệm, phương pháp luận, bản đồ chiến lược… được đội dự án Balanced Score Card (BSC) tập đoàn chia sẻ với lãnh đạo và trưởng bộ phận đơn vị trực thuộc công ty thành viên.
Đội dự án của tập đoàn tiến hành đào tạo nội bộ về BSC cho các công ty "cháu" (đơn vị trực thuộc công ty "con" - thành viên Tập đoàn FPT). Đối tượng tham gia đều là những người lần đầu tiên được đào tạo về BSC, là những người thực hiện chiến lược tại bộ phận, đơn vị.
Chương trình được diễn ra song song tại đầu Hà Nội và TP HCM thông qua hệ thống Telepresence. Cụ thể trong ngày 13/11/2012, FPT Telecom và FPT Trading tiến hành đào tạo. Hai đơn vị là FPT IS và FPT Online đào tạo vào ngày 14/11/2012.
Trước đó, ngày 30/10, Chủ tịch HĐQT Trương Gia Bình đã thống nhất với Chủ tịch các công ty thành viên về bản đồ chiến lược phiên bản 1.0 của tập đoàn và 6 đơn vị.
- Hoàn tất việc xây dựng bảng điểm cân bằng tập đoàn và các công ty thành viên.
- Triển khai BSC tại các công ty thành viên.
Bên cạnh FPT và Công ty cổ phần Tasco còn có rất nhiều tập đoàn, công ty đã thực hiện dự án Balanced Scorecard như Tập đoàn Phú Thái, MaiLinh Group, Maritime Bank…Để áp dụng thành công, mỗi doanh nghiệp
đều phải xây dựng cho mình cách thức áp dụng, triển khai phù hợp. Đặc biệt, với tổ chức đặc thù là trường Đại học, việc xây dựng cách thức áp dụng mô hình này lại càng gặp nhiều khó khăn. Do đó, các trường ĐH cần học hỏi kinh nghiệm áp dụng từ các doanh nghiệp thành công và các trường ĐH trên thế giới.
3.2. Đề xuất cách thức áp dụng mô hình Bảng điểm cân bằng vào trường đại học: