Phân tích nguồn lực đầu vào a) Phân tích kết cấu tài sản

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại DNTN Thương Mại Hải Bình (Trang 30)

a) Phân tích kết cấu tài sản

Để phân tích hình tài sản, trước hết ta đi xem xét khái quát cơ cấu tài sản của doanh nghiệp năm 2012 thông qua các hệ số cấu trúc bên tài sản.

Học viện Ngân Hàng

T1 = TSCĐ hữu hình bình quân Tổng tài sản bình quân

= 3.238 /11.357*100% = 29 %

Tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản vì tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp chủ yếu là nhà trụ sở doanh nghiệp và máy móc thiết bị sản xuất,.

Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính dài hạn (T2)

T2 = Đầu tư tài chính dài hạn Tổng tài sản bình quân

T2 = (0 / 11.357) x 100%= 0 %

Doanh nghiệp không tham gia vào hoạt động đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh, đầu tư dài hạn nên tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính dài hạn bằng 0.

Tỷ trọng hàng tồn kho (T3)

T3 = Hàng tồn kho bình quân Tổng tài sản bình quân

= 1.470/11.357 x100% = 13 %

Hàng tồn kho của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ

Tỷ trọng các khoản phải thu (T4)

T4 = Các khoản phải thu bình quân Tổng tài sản bình quân

= 4.172/11.357 x 100% = 37 %

Điều này thể hiện khoản phải thu của khách hàng không lớn lắm.

Tỷ trọng của tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:

T4 = Tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Tổng tài sản bình quân

= 2.242/11.357 x 100% = 20 %

Con số này hơi cao, gây ứ đọng lãng phí về nguồn lực tài chính mặc dù tăng tính linh hoạt cho doanh nghiệp .

Bảng 2.11. So sánh các chỉ tiêu này so với năm 2011

Học viện Ngân Hàng

2011 2012

1 Tỷ trọng TSCĐ hữu hình 24% 29%

2 Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0% 0%

3 Tỷ trọng hàng tồn kho 6% 13%

4 Tỷ trọng các khoản phải thu 26% 37%

5 Tỷ trọng tiền và các khoản ĐTTC ngắn hạn 33% 20%

6 Tỷ trọng khác 11% 1%

7 Tổng 100% 100%

Từ bảng trên ta thấy tỷ trọng TSCĐ tăng dần. Tỷ trọng hàng tồn kho tăng lên rõ ràng, doanh nghiệp cần kiểm soát để hạ tỷ trọng hàng tồn kho xuống mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Các khoản phải thu năm 2012 tăng so với năm 2011 còn các khoản đầu tư ngắn hạn năm 2012 giảm nhanh so với năm 2011

Tiếp theo ta tính các chỉ tiêu xác định tốc độ luôn chuyển của TSCĐ.

Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần Hàng tồn kho bình quân

Vòng quay khoản phải thu

Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần Khoản phải thu bình quân

Học viện Ngân Hàng Bảng 2.12 Các chỉ tiêu tốc độ luôn chuyển của tài sản cố định

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Doanh thu thuần 106 đồng 3.889 42.280 27.759

2 Hàng tồn kho bình quân 106 đồng - 358 1470

3 Khoản phải thu bq 106 đồng - 2.552 4172

4 Vòng quay hàng tồn kho Vòng/năm - 118 19

5

Vòng quay khoản phải

thu Vòng/năm - 17 2

Từ bảng trên ta thấy vòng quay hàng tồn kho năm 2012 giảm mạnh so với năm 2010, điều này cho thấy công tác quản lý hàng tồn kho chưa thực sự hợp lý, bên cạnh đó thì vòng quay khoản phải thu năm 2012 cũng giảm mạnh so với 2011, doanh nghiệp bị ứ đọng vốn, tăng vốn bị chiếm dụng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại DNTN Thương Mại Hải Bình (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w