Khi truyền đi một khối thông tin, mỗi ký tự được truyền đi sẽ được kiểm tra tính chẵn lẻ theo chiều ngang, đồng thời cả khối thông tin này cũng được kiểm tra tính chẵn lẻ theo chiều dọc.Như vậy cứ sau một số byte nhất định thì một byte kiểm tra chẵn lẻ cũng được gửi đi.Byte chẵn lẻ này được tạo ra bằng cách kiểm tra tính chẵn lẻ của khối ký tự theo cột.Dựa vào các bít kiểm tra ngang và dọc ta xác định được tọa độ của bít sai và sửa được bít sai này.Một frame coi như một khối ký tự sắp xếp có 2 chiều, môi ký tự có bít kiểm tra chẵn lẻ P.Nếu ta sắp xếp các bít của ký tự đúng vị trí tương ứng từ trên xuống thì ta có một khối các ký tự.
Tính theo chiều ngang, giá trị bít chẵn lẻ P của dòng thứ i sẽ là: RJ = b1j + b2j + … + bnj đây là phép cộng module 2 Với RJ: bít kiểm tra thứ tự thứ j
bij: bít thứ i của ký tự thứ j n: số lượng bít trong một ký tự Nếu tính theo chiều dọc ta có:
Ci = bi1 + bi2+ … + bim
Với Ci: bít kiểm tra cột thứ i
M: số lượng ký tự trong một frame
Chúng ta có thể thấy rằng mặc dù các lỗi 2 bít trong một ký tự sẽ thoát khỏi kiểm tra parity theo hàng, nhưng chúng sẽ bị phát hiện bởi kiểm tra parity theo cột tương ứng.Dĩ nhiên điều này là đúng chỉ khi không có 2 lỗi bít xảy ra trong cùng một cột tại cùng thời điểm.Rõ ràng xác suất xảy ra trường hợp này nhỏ hơn nhiều so với xác suất xảy ra lỗi 2 bít trong một ký tự.Việc dùng kiểm tra theo ma trận cải thiện đáng kể các đặc trưng phát hiện lỗi của kiểm tra chẵn lẻ.
Tuy nhiên phương pháp này cũng không hoàn toàn hiệu quả.Giả sử bít thứ nhất và bít thứ 3 của ký tự thứ nhất bị sai kiểm tra hàng sẽ không bị sai, nhưng kiểm tra chẵn lẻ của cột sẽ phát hiện bít thứ nhất và thứ 3 bị sai, ta biết quá trình truyền bị sai nhưng không biết sai ở vị trí nào.Bây giờ ta lại giả thiết rằng bít thứ nhất và bít thứ 3 của ký tự thứ 5 cũng bị sai đồng thời với bít thứ nhất và bít thứ 3 của ký tự thứ nhất, lúc đó ta không phát hiện được cột bị sai, kết quả thu được bị sai nhưng ta không phát hiện được.