0
Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

lợi dung lượng mạng của chuyển giao mềm

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÔ TUYẾN TRONG WCDMA (Trang 56 -56 )

c. Các đặc điểm của chuyển giao mềm:

3.2.5 lợi dung lượng mạng của chuyển giao mềm

Độ lợi dung lượng mạng có thể của chuyển giao mềm chủ yếu phụ thuộc và tổng phí chuyển giao mềm (tức là tỷ lệ tương đối của các UE thực hiện chuyển giao mềm), độ lợi liên kết chuyển giao mềm, và thuật toán điều khiển công suất được áp dụng. Có 2 thuật toán điều khiển công suất đường xuống cho các UE trong chuyển giao mềm:

- Điều khiển công suất thường (điều khiển công suất nhanh) - Sơ đồ truyền dẫn phân tập chọn lựa site (SSDT).

SSDT dựa vào thông tin phản hồi từ UE, nên chỉ có một trong các Nút B trong “tập hợp tích cực” truyền dữ liệu, còn các Nút B khác chỉ phát các thông tin điểu khiển lớp vật lý. Vì thế SSDT tương đương với phân tập phát chọn lựa, còn điều khiển công suất nhanh các UE trong chuyển giao mềm có thể tương đương với phân tập phát tăng ích. Độ lợi có thể của SSDT đạt được nhờ việc giảm nhiễu trên đường xuống, và bù cho suy hao của độ lợi phân tập trên đường xuống cho dữ liệu người sử dụng. Về mặt lý thuyết, rõ ràng rằng độ lợi của SSDT lớn hơn với tốc dữ liệu cao mà tại đó tổng phí của các thông tin điều khiển không đáng kể.

Độ lợi về dung lượng của chuyển giao mềm kết hợp SSDT có độ lớn bằng với độ lợi trong trường hợp kết hợp chuyển giao mềm và điều khiển công suất thông thường. Thường không đạt được độ lợi lớn từ SSDT, và trong một vài trường hợp độ lợi chuyển thành suy hao. Nguyên nhân được giải thích như sau: Một UE đang chuyển giao mềm, gửi thông tin phản hồi một cách định kỳ đến các Nút B trong “tập hợp tích cực”, các lệnh này yêu cầu các Nút B cần phát dữ

liệu. Hoạt động này gây ra sự biến động công suất lớn tại các Nút B khác nhau bởi vì việc truyền dẫn tới các UE được tắt, bật tương đối nhanh khi được điều khiển bởi các UE trong chuyển giao mềm. Sự truyền dẫn của Nút B biến đổi tới UE trong chuyển giao mềm không nằm trong sự điều khiển mạng, hoàn toàn do UE điều khiển. Vì thế, mặc dù mô hình SSDT làm giảm tổng công suất phát trung bình của Nút B, nhưng sự thay đổi tổng công suất phát cũng tăng lên. Việc tăng lên này dẫn tới khoảng hở điều khiển công suất yêu cầu lớn hơn, có nghĩa là sẽ giảm độ lợi của SSDT. Các khía cạnh khác cần chú ý về mặt chỉ tiêu kỹ thuật là ảnh hưởng của vận tốc UE, tốc độ UE càng cao phản hồi của UE càng khó đồng bộ với trạng thái kênh thực tế. Tại một số vận tốc, các vấn đề về tiếng vọng xuất hiện cho nên UE thường phải yêu cầu Nút B “sai” phát thông qua báo hiệu phản hồi tới mạng. Sự ảnh hưởng này có thể rất lớn khi tốc độ pha đinh bằng tốc độ phản hồi.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÔ TUYẾN TRONG WCDMA (Trang 56 -56 )

×