0
Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Lợi ích liên kết chuyển giao mềm

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÔ TUYẾN TRONG WCDMA (Trang 50 -50 )

c. Các đặc điểm của chuyển giao mềm:

3.2.3 Lợi ích liên kết chuyển giao mềm

Mục đích đầu tiên của chuyển giao mềm là để đem lại một sự chuyển giao không bị ngắt quãng và làm cho hệ thống hoạt động tốt. Điều đó chỉ có thể đạt được nhờ 3 lợi ích của cơ cấu chuyển giao mềm như sau:

- Độ lợi phân tập vĩ mô: độ lợi ích phân tâp nhở pha đinh chậm và sự sụt đột ngột của cường độ tín hiệu do các nguyên nhân chẳng hạn như sự di chuyển của UE vòng quanh một góc.

- Độ lợi phân tập vi mô: Độ lợi phân tập nhờ pha đinh nhanh.

- Việc chia sẻ tải đường xuống: Một UE khi chuyển giao mềm thu công suất từ nhiều Nút B, điều đó cho thấy công suất phát lớn nhất đến UE trong khi

chuyển giao mềm X-way được nhân với hệ số X, nghĩa là vùng phủ được mở rộng.

Ba lợi ích này của chuyển giao mềm có thể cải thiện vùng phủ và dung lượng mạng WCDMA. Tiếp theo sẽ đề cập đến kết quả của các lợi ích chuyển giao mềm phân tập vi mô thu được từ bằng các công cụ mô phỏng ở mức liên kết. Những lợi ích được trình bày liên quan đến trường hợp chuyển giao cứng lý tưởng, trong đó UE có thể được kết nối tới Nút B với tỷ số Ec/I0 pilot cao nhất. Một ví dụ mô phỏng kết quả truyền thoại tốc độ 8kbps trong kênh ITU Pedestrian A, chuyển động vận tốc 3km/h, giả sử UE đang chuyển giao mềm với 2 Nút B. Suy hao đường truyền tương đối của UE đến Nút B#1 so với Nút B#2 là: 0, -3, -6,-10dB. Độ lợi cao nhất thu được suy hao đường truyền tới 2 Nút B giống nhau, tức là độ chênh lệch tương đối là 0dB.

Hình 3. 11: Độ lợi chuyển giao mềm của công suất phát đường lên (giá trị dương = độ lợi, giá trị âm = suy hao)

Hình 3.11 chỉ ra độ lợi chuyển giao mềm của công suất phát đường lên với phân tập 2 nhánh anten thu Nút B. Hình 3.12 chỉ ra độ lợi tương ứng của công suất phát đường xuống mà không có phân tập anten phát hay thu. Và độ lợi liên quan đến trường hợp liên kết đơn trong đó UE chỉ được kết nối với Nút B tốt nhất. Do kênh ITU Pedestrian A ít phân tập đa đường, và vì thế độ lợi

chuyển giao mềm phân tập vi mô tương đối cao. Nếu phân tập đa đường càng nhiều thì độ lợi có xu hướng giảm đi.

Hình 3. 12: Độ lợi chuyển giao mềm trong công suất phát đường xuống (Giá trị dương =độ lợi, âm =suy hao)

Trong hình 3.11, độ giảm lớn nhất của công suất phát UE do chuyển giao mềm thu được là 1.8 dB nếu suy hao đường truyền ở cả 2 Nút B giống nhau. Nếu sự khác nhau về suy hao đường truyền đến 2 Nút B rất lớn, thì về mặt lý thuyết không bao giờ nên tăng công suất phát UE khi không có năng lượng bổ sung nhưng lại có nhiều Nút B cố dò tìm tín hiệu. Thực tế, nếu độ chênh lệch suy hao đường truyền rất lớn thì chuyển giao mềm có thể làm tăng công suất phát UE. Việc tăng này gây ra do các lỗi báo hiệu của các lệnh điều khiển công suất đường lên được phát trên liên kết đường xuống. Nhưng thường thì Nút B sẽ không nằm trong “tập hợp tích cực” của UE nếu suy hao đường truyền đến Nút B nào đó lớn hơn 3-6 dB so với suy hao đường truyền tới Nút B khoẻ nhất trong “tập hợp tích cực” của UE.

Trên đường xuống, độ lợi chuyển giao mềm lớn nhất là 2.3 dB (hình 3.12), lớn hơn nhiều so với trên đường lên (hình 3.11). Nguyên nhân là do

không có phân tập anten trên đường xuống và vì thế mà đường xuống không cần nhiều độ lợi chuyển giao mềm phân tập vi mô.

Trên đường xuống, chuyển giao mềm gây ra tăng công suất phát đường xuống yêu cầu nếu như độ chênh lệch suy hao đường truyền lớn hơn nhiều 4- 5dB (đối với ví dụ này). Trong trường hợp đó, UE không nhận được độ lợi nào của tín hiệu phát từ Nút B với suy hao lớn nhất. Vì thế công suất phát từ Nút B đó đến UE sẽ chỉ biến thành nhiễu trong mạng.

Kết quả mô phỏng đó cũng cung cấp các giá trị Window_add và Window_drop. Các giá trị điển hình của các thông số này như trong bảng 3.1.

Bảng 3. 1 Các giá trị của cửa sổ

Window_add Window_drop

1 - 3dB 2 - 5dB

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÔ TUYẾN TRONG WCDMA (Trang 50 -50 )

×