Nước cấp được cấp vào các bơm nước cấp từ bình khử khí. Theo sơ đồ của tổ máy sẽ có 3 bơm nước cấp được truyền động bởi các motor điện xoay chiểu được lắp đặt. Hai bơm làm việc và một bơm dự phòng , như vậy mỗi bơm làm việc sẽ cấp 50% phụ tải tổ máy.
Bơm nước cấp có thiết kế khá phức tạp, gồm nhiều thành phần kết nối riêng rẽ. Đó là : • Bơm cấp tăng áp • Khối hộp số tăng số • Khớp nối thủy lực • Bơm cấp nước cấp chính • Motor điện
Đặc điểm cụ thể của các bơm nước cấp là hộp bánh răng truyền động của các bơm tăng áp và bơm cấp nước cấp chính từ một motor và việc sử dụng khớp nối thủy lực để điều khiển số vòng quay của bơm cấp nước chính.
Đặc tính vận hành của các thành phần chính của bơm nước cấp : Motor điện :
• Đó là động cơ không đồng bộ , tiêu thụ điện năng 4856kW • Tốc độ quay 1486v/ph
• Hiệu suất 96,8% • Tổn thất điện năng 156kW Bơm tăng áp :
• Định mức lưu lượng 507t/h • Áp suất hút tuyệt đối 11,9 kgf/cm
2
(ở các điều kiện thiết kế) • Áp suất xả 19,35 kgf/cm
2
• Nhiệt độ nước cấp 179 C 0
• Tốc độ quay 1486v/ph • Tiêu thụ điện năng 137kW
Bơm tăng áp làm tăng áp suất đầu vào của bơm cấp nước chính cho lò hơi để không tạo ra sủi bong bóng trong nước cấp. Bơm tăng áp là loại bơm một đầu vào và tầng đơn. Tỷ lệ của hộp bánh răng tăng tốc tương đương với 4,37 (tức là tốc độ quay ở đầu ra là 6500v/ph), tiêu thụ điện năng 4392KW. Khớp nối thủy lực được bố trí ở cùng với lớp vỏ của hộp bánh răng tăng tốc. Bánh sơ cấp, bánh thứ cấp và vỏ hộp tạo thành khoang vận hành của khớp nối thủy lực. Dầu vận hành được lưu thông trong khoang này. Vận tốc quay ở đầu ra được điều khiển bằng cần số.
Bơm cấp nước chính :
• Lưu lượng nước cấp 485t/h • Áp suất hút tuyệt đối 19,3 kgf/cm
• Nhiệt độ nước cấp 179 C 0
• Áp suất xả tuyệt đối 238,5 kgf/cm 2
• Tiêu thụ điện năng 4128kW
Vận tốc quay được điều khiển thông qua khớp nối thủy lực. Sự trượt tối thiểu của khớp nối thủy lực là 2,4%. Bơm có phần trích nước từ tầng trung gian để phun vào bộ gia nhiệt của lò hơi với khối lượng 22t/h, áp suất tuyệt đối 91,0 kgf/cm
2. .
Hình 11: Hệ thống gia nhiệt cao áp
Hai bình gia nhiệt cao áp sẽ được lắp đặt theo sơ đồ tái tuần hoàn cao áp (bình gia nhiệt cao áp số 5 và số 6). Bình gia nhiệt số 5 có bộ khử quá nhiệt từ xa. Bình gia nhiệt cao áp là kiểu ЛBД-К2Г-100-24-2,0 T3 và bộ khử quá nhiệt hơi kiểu OЛ-2КГ-200-24- 2,0 T3 là các thiết bị kiểu khoang nằm ngang được gia công bằng phương pháp hàn. Mỗi thiết bị có một khoang nước và các vỏ bố trí ngang được nối vào khoang này. Nước cấp cấp vào phần dưới của bình gia nhiệt và hơi gia nhiệt được cấp vào phần trên của bình gia nhiệt. Các bộ phận cơ bản của các bình gia nhiệt là vỏ và hệ thống ống. Bề mặt trao đổi nhiệt là các đoạn ống hình chữ U được gia công chế tạo từ các ống có đường kính Dn = 16mm và chiều dày thành ống là 1,4 – 2mm. Vật liệu chế tạo ống là thép không gỉ, thép Austenit.
Tất cả các bộ khử quá nhiệt của bình gia nhiệt cao áp số 5 và số 6 đều được thiết kế để có thể ngừng hoạt động và có các thiết bị bảo vệ kích hoạt nhanh, mục đích là để ngừng hệ thống và rẽ nhánh đường nước cấp trong trường hợp mức nước ngưng tăng lên một cách khẩn cấp ở một trong các bình gia nhiệt cao áp. Hơi gia nhiệt của bình gia nhiệt cao áp được lấy từ đường hơi trích của Tuabin.
Hơi vào bình gia nhiệt cao áp số 6 được cấp từ các đường tái nhiệt lạnh với các thông số như sau :
• Áp suất tuyệt đối 40,8kgf/cm 2
• Nhiệt độ 328,20C
Hơi vào bình gia nhiệt cao áp số 5 được trích từ đường trích số 2 của Tuabin với các thông số như sau :
• Áp suất tuyệt đối 17,8 kgf/cm 2
• Nhiệt độ 426,50C
Khí ngưng tụ và không ngưng tụ của phần hơi gia nhiệt trong bình gia nhiệt hạ áp được xả từ thân vỏ bình sẽ được thực hiện theo sơ đồ công nghệ đã được chấp nhận. Để bảo vệ bình gia nhiệt cao áp số 5 không bị tăng áp đến mức quá cao sẽ có các van an toàn được lắp để đảm bảo an toàn.
CHƯƠNG IV: QUY TRÌNH KIỂM TRA VÀ THỬ NGHIỆM CÁC THIẾT BỊ KỸ THUẬT BỊ KỸ THUẬT
Theo các tiêu chuẩn lắp ghép đã chọn, ta cần phải kiểm tra tổng thể các quy trình và từng thành phần riêng biệt, kiểm tra cơ khí, điện và thuỷ lực theo các yêu cầu của EVN.