0
Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Hướng đến nền công nghiệp sinh thá

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ CÔNG NGHIỆP,CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG KCN (Trang 56 -56 )

IV. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

d. Hướng đến nền công nghiệp sinh thá

Từ kinh nghiệm của các nước phát triển, có thể thấy rằng trong một giới hạn nhất định, mỗi giải pháp nói trên đều đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường song cũng có những hạn chế nhất định. Mặc dù SXSH có thể khắc phục những nhược điểm của công nghệ xử lý cuối đường ống, nhưng các giải pháp sản xuất sạch hơn không phải luôn luôn khả thi để ứng dụng và đôi khi không thể xử lý hoaàn toàn chất thải nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ xử lý cuối đường ống. Một cách tương tự, nếu chỉ áp dụng các phương án tái sinh và tái sử dụng chất thải thì khó có thể giải quyết triệt để chất thải đã phát sinh. Mục đích của KCNST là xây dựng hệ công nghiệp gồm nhiều nhà máy hoạt động độc lập nhưng có quan hệ cộng sinh nhằm giải quyết các chất thải gây ô nhiễm môi trường. Qua đó, các nhà máy trong KCNST vừa đạt được những lợi ích kinh tế, vừa đạt hiệu quả BVMT chung thông qua việc quản lý hiệu quả năng lượng nước và nguyên liệu sử dụng

Đối với KCN hiện hữu chuyển sang KCNST cần đảm bảo những tiêu chí: xác định các chất thải chính của KCN và khả năng tái sử dụng các chất thải nà, chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN nhằm đáp ứng các yêu cầu thu gom, xử lý nước thải tập trung,…

Đối với KCN mới phải đảm bảo các tiêu chí như định hướng về trao đổi chất thải, phù hợp về vị trí và quy mô đảm bảo không gây tác hại tới khu dân cư, phù hợp về hạ tầng cơ sở kỹ thuật. Chất thải công nghiệp phải được xử lý qua 2 cấp : xử lý trong khuôn viên cơ sở sản xuất và xử lý ở quy mô KCN.

IV.4.2. Biện pháp về chính sách, quản lý a. Cơ chế chính sách

Chính phủ yêu cầu ngay trong năm 2008, tỷ lệ khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường là 60%; tỷ lệ chất thải rắn được thu gom:80%; tỷ lệ xử lý chất thải nguy hại: 64% và xử lý các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: 60%

Các khu công nghiệp phải tập trung nổ lực bảo vệ và cải thiện tài nguyên môi trường,bảo đảm cho mọi người dân quanh vùng đều được sống trong môi trường trong sạch và lành mạnh. Chấm dứt nạn đổ rác và xả nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi

trường.Thu gom toàn bộ rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp bằng các phương pháp thích hợp, trong đó ưu tiên cho việc tái sử dụng, tái chế chất thỉa, hạn chế tối đa lượng rác chôn lấp. Đưa vấn đề môi trường vào kế hoạch, chương trình, dự án và coi đó là 1 trong những tiêu chí đánh giá các giải pháp phát triển của các khu công nghiệp. Lồng ghép đầy đủ và cụ thể các vấn đề môi trường vào các quy hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh của khu công nghiệp, bảo đảm quy hoạch phát triển bền vững và không làm giảm tài

nguyên.Không ngừng cải thiện chất lượng môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp vừa là điều kiện, vừa là mục tiêu phát triền sản xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá tác động của môi trường đối với khu vực phát triển sản xuất, kinh doanh.Thử nghiệm các phương án, chính sách để tăng thêm sự tham

gia của người dân khu vực trong các dự án sản xuất, bảo đảm tiếp cận lâu dài nguồn nước bằng cách tăng cường bảo vệ nguồn nước ngầm, nước mặt. Khuyến khích phát triển áp dụng các công nghệ sạch và quy trình sản xuất ít chất thải, ít gây ô nhiễm môi trường. Cần có cơ chế chính sách thực hiện nghiêm việc thẩm định đánh giá tác động môi trường đối với toàn khu cũng như đối với mỗi dự án đầu tư vào khu công nghiệp. Khuyến khích các nhà máy áp dụng những quy trình sản xuất mới sạch hơn hoặc công nghệ sạch.Tiến hành di chuyển 1 số cơ cấu sản xuất gây ô nhiễm lớn, không thể khắc phục được.Ưu tiên cho phép đầu tư các ngành sản xuất sạch hoặc ít chất thải.Chỉ cho phép đi vào hoạt động các khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất khi đã có các giải pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Tiến hành kiểm toán chất thải, đánh giá môi trường.Kiên quyết không cấp phép cho các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm mà không có khả năng xử lý ô nhiễm.Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cải tiến dây chuyền sản xuất, áp dụng công nghệ sạch và các giải pháp sản xuất sạch hơn nhằm giảm thiểu tới mức tối đa chất thải phát sinh.

Tình trạng ô nhiễm môi trường tại 1 số khu công nghiệp đến nay chưa được giải quyết do tồn tại nhiều nguyên nhân, trong đó có khó khăn về vốn đầu tư các công trình xử lý. Do đó, để hỗ trợ một phần vốn cho các doanh nghiệp xử lý chất thải, trong thời gian tới các cơ quan có trách nhiệm nên phối hợp với Ban Quản Lý các khu công nghiệp xác định nguyên nhân gây ra ô nhiểm tại một số doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có nhận thức về tar1ch nhiệm trong xử lý chất thải nhưng khó khăn về vốn thì các cơ quan chức năng nên có kiến nghị tới địa phương để hỗ trợ vốn cho Doanh Nghiệp.

Cần có kế hoạch đầu tư thêm về phương tiện, máy móc thiết bị cho các đơn vị có trách nhiệm về quản lý môi trường trong các KCN như sở Tài Nguyên và Môi Trường, Ban Quản lý và KCN. Kể cả các phòng thí nghiệm cũng như các thiết bị văn phòng, các phương tiện thông tin liên lạc và phương tiện đi lại, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ quản lý môi trường hoàn thành tốt nhiệm vụ.Cần bổ sung kinh phí cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách về quản lý môi trường cũng như mở các lớp bồi dưỡng cho số cán bộ chuyên trách về quản lý môi trường ở các DN nhàm tăng cường

năng lực của đội ngũ cán bộ này. Ngoài ra, cũng cần có những chính sách ưu đãi đủ mạnh để khuyến khích các DN kinh donah cơ sở hạ tầng KCN đầu tư các nhà máy xử lý nước thải tại KCN của mình.

Để khắc phục ô nhiễm môi trường tại các KCN hiện nay, rất cần sự hợp tác chặt chẽ giữa 3 bên: Chính quyền, Công ty kinh doanh hạ tầng và các DN hoạt động trong KCN. Theo đó, không chỉ Cty kinh doanh hạ tầng chú trọng xây dựng nhà máy xử lý NTTT, các DN trong KCN cũng cần xây dựng nhà máy xử lý nước thải cục bộ thật tốt và đầu nối xả thải vào nhà máy xử lý NTTT của KCN. Còn các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát. Các cơ quan chức năng sớm ban hành các giới hạn môi trường cho phù hợp với từng ngành nghề công nghiệp khác nhau; quy định cụ thể về việc xử lý chất thải rắn của các DN trong KCN, tránh tình trạng chỉ buộc Cty hạ tầng đầu tư công trình xử lý chất thải rắn torng khi lại không quy định các DN trong KCN phải sử dụng dịch vụ thu gom, xử lý chất thải của KCN; quy định cụ thể để các DN gửi Báo cáo giám sát môi trường định kỳ về Cty hạ tầng; có cơ chế phối hợp cụ thể giữa các cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường và Cty phát triển hạ tầng.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ CÔNG NGHIỆP,CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG KCN (Trang 56 -56 )

×