II.1. Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường không khí tại các khu công nghiệp hiện nay chủ yếu xảy ra ở các khu công nghiệp cũ, vận hành với công nghệ lạc hậu gâyô nhiễm hoặc chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý khí thải.
Mỗi ngành sản xuất phát sinh các chấtô nhiễm khác nhau theo từng loại hình công nghệ nên việc xác định tất cả các loại khí gâyô nhiễm là rất khó. Ta có thể phân loại các khí gâyô nhiễmtheo nhóm các ngành sản xuất như sau:
(Nguồn: Trung tâm QTMT và Kiểm soátô nhiễm công nghiệp. Đại học BK Hà Nội, 2009) Tình trạngô nhiễm không khí xảy ra tại các khu công nghiệp chủ yếu là bởi bụi, đặc biệt một số khu công nghiệp cóô nhiễm CO, SO2 và tiếngồn.
Ô nhiễm bụi là tình trạng phổ biến nhất tại các khu công nghiệp đặc biệt là vào mùa khô. Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí xung quanh của các khu công nghiệp đều vượt quy chuẩn
Hình 2.1: Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí xung quanh tại một số KCN miền Bắc và miền Trung từ năm 2006 – 2008
( Nguồn: TCMT, 2009 ) Tình trạngô nhiễm CO, SO2, NO2, tiếngồn vẫn còn tồn tại nhưng chủ yếuở những khu công nghiệp cũ và công nghệ lạc hậu.
II.2. Ô nhiễm môi trường nước
Sự gia tăng không ngừng của các khu công nghiệp trong những năm gần đâyđang gây ra sứcép không nhỏ đối với môi trường. Đặc biệt là lượng nước thải từ các KCN đang
không ngừng gia tăng.Năm 2009, khu vựcĐông Nam Bộ chiếmđến 49% tổng lượng nước thải của tất cả các KCN.
Hình2.2 : Biểu đồ ước tính tỷ lệ tổng lượng nước thải KCN của 6 vùng kinh tế
( Nguồn: TCMT tổng hợp 2009 ) Chất lượng nước thải đầu ra rất kém và vượt xa tiêu chuẩn cho phép nên cần phải qua hệ thống xử lý trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên trong 232 khu công nghiệp đãđi vào hoạt động, hiệnchỉ có 143 khu công nghiệp xây dựng được hệ thống xử lý nước thải và hơn 30 khu công nghiệp đang tiến hành xây dựng hệ thống này. Điều đáng nói là ngay cả số đã xây dựng thì hiệu quả xử lý cũng không cao, đặc biệt là đối với những khu công nghiệp có thời gian hoạt động lâu năm nằm cạnh các lưu vực sông Đồng Nai, sông Cầu, sông Nhuệ – Đáy… do hệ thống xử lý nước thải của các khu này đã ít nhiều xuống cấp. Nhiều khu công nghiệp khác tuy xây dựng được hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng thực chất lại không hoạt động hoặc hoạt động chỉ mang tính đối phó khi bị cơ quan chức năng kiểm tra.
Trong khi đó, tổng lượng nước thải tại các khu công nghiệp đang hoạt động ước tính lên tới hơn 1 triệu m3/ngày đêm (chiếm 35% lượng nước thải trên toàn quốc), trong đó hơn 70% không được xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường (Thanh Bình, 2013). Nước thải khu công nghiệp phần lớn chứa nhiều thành phần nguy hại nên nếu không được xử lý thì sẽ gây thiệt hại rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại các khu vực lân cận, nghiêm trọng hơn là đe dọa sức khỏe của người dân. Trường hợp Công ty bột ngọt Vedan ở Bình Dương “đầu độc” sông Thị Vải suốt 14 năm bằng cách thiết kế đường ống ngầm để xả thải không qua xử lý ra môi trường là một điển hình. Tổng thiệt hại mà đơn vị này gây ra đối với hoạt động nuôi trồng thủy hải sản của hàng ngàn nông dân các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh lên tới hàng trăm tỷ đồng. Hoặc trường hợp Công ty Tungkuang ở Hải Dương xả nước thải có chứa kim loại nặng (Cr6 – chất có khả năng gây ung thư) ra sông Cầu Ghẽ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều hộ dân sống lân cận.
II.3. Ô nhiễm môi trườngđất
Lượng chất thải rắn từ các khu công nghiệp có chiều hướng gia tăng, tập trung nhiều nhấtở khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.Trong đó chất thải nguy hại chiếm khoãng 20%, tỷ lệ chất thải rắn có thể tái sử dụng khá cao.
Thành phần và tính chất của chất thải rắn phụ thuộc rất lớn vào loại hình sản xuất cũng như quy mô của khu công nghiệp.
Bảng 2.2: Ước lượng chất thải nguy hại phát sinh theo nghành sản xuất và số lượng công nhân (kg/người/năm)
Hình 2.3: Tỷ lệ thành phần phát sinh chất thải rắn của một số loại hình khu công nghiệp
Thống kê cho thấy, năm 2011 mỗi ngày các KCN nước ta thải ra khoảng 8000 tấn chất thải rắn, tương đương khoảng 3 triệu tấn một năm. Tuy nhiên, lượng CTR đang tăng lên cùng với việc gia tăng tỷ lệ lấp đầy các KCN, nếu như tính trung bình cả nước, năm 2005 – 2006, một ha diện tích đất cho thuê phát sinh CTR khoảng 134 tấn/năm, thì đến năm 2008 – 2009, con số này đã tăng lên 204 tấn/năm (tăng 50%).
Sự gia tăng phát thải trên đơn vị diện tích đã phản ánh sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất