Tính đúng được biễu diễn dưới dạng sai số. Nó nói lên sự phù hợp giữa kết quả thí nghiệm với giá trị thực (hoặc được coi là thực).
Để xác định tính đúng của phương pháp, chúng tôi sử dụng phương pháp thêm với cách tiến hành tương tự như phần khảo sát độ lặp nhưng được thêm chính xác một lượng chất chuẩn azithromycin (khoảng 20%), sao cho tổng nồng độ của chúng không nằm ngoài khoảng tuyến tính đã khảo sát.
Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 2.6.
Bảng 2.6: Kết quả đánh giá độ đúng của phương pháp. Mẫu đo Lượng thử
ban đầu (g) Chuẩn thêm vào (mg) Chuẩn tìm thấy (mg) Tỷ lệ tìm thấy (%) M, 0.0492 5,600 5,631 100,55 m2 0,0505 5,600 5,752 102,71 m3 0,0495 5,600 5,684 101,50 m4 0,0497 5,600 5,660 101,07 m5 0,0486 5,600 5,622 100,39 m6 0,0487 5,600 5,691 101,62 Giá trị trung bình X 101,31 Độ lệch chuẩn s 0,84
Độ lệch chuẩn tương đối RSD (%) 0,83
Sai số chuẩn Sx 0,34
Khoảng tin cậy (|J.) ±0,89
Sai số tương đối 8 (%) 0,88
Nhận xét: Kết quả thực nghiêm cho thấy phương pháp có độ đúng cao (sai số tương đối 0,88%), tỷ lệ thu hồi azithromycin là 101,31%-
2.2.3. SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP MỚI XÂY DỤNG VỚI PHƯƠNG PHÁP HPLC
2.2.3.1. Phương pháp định lượng azithromycin bằng HPLC [20]
> Điều kiện sắc ký:
Pha động: Hỗn hợp của methanol, nước và amoniac đậm đặc (80:20:0,1). Lọc qua màng lọc 0,45|um và đuổi khí. Điều chỉnh tỷ lệ nếu cần.
Cột Lichrosorb RP8 (250x4mm, 5um) hoặc cột tương đương. Detector ƯV 215 nm
Tốc độ dòng: 2,0 ml/phút. Thể tích tiêm sắc ký: 20 |il. > Cách thử:
Dung dịch chuẩn: Pha một dung dịch chuẩn azithromycin trong pha động có nồng độ chính xác khoảng 6mg/ml. Lọc qua giấy lọc có kích thước lỗ 0,45 |im.
Dung dịch thử: Cân bột thuốc của 20 nang, xác định khối lượng bột thuốc trung bình trong nang. Trộn đều, cân chính xác một lượng bột thuốc tương ứng khoảng 120 mg azithromycin khan cho vào bình định mức 20 ml, thêm khoảng 15 ml pha động, lắc để hòa tan, thêm pha động vừa đủ 20 ml, trộn đều. Lọc qua giấy lọc, bỏ vài ml dịch lọc đầu, lọc lại qua giấy lọc có kích thước lỗ lọc 0,45 |Lim.
Tiến hành: Tiêm lần lượt 20|Lil các dung dịch chuẩn và thử vào hệ thống sắc ký, tiến hành sắc ký và ghi lại sắc đồ.
Tính kết quả: Từ diện tích pic của azithromycin trên sắc đồ của dung
dịch chuẩn và dung dịch thử, hàm lượng chất chuẩn, tính hàm lượng (%) của
azithromycin khan so với hàm lượng ghi trên nhãn.
2.2.3.2. So sánh kết quả của hai phương pháp
So sánh độ lặp lại (test F) và so sánh giá trị trung bình (test T) đối với kết quả định lượng azithromycin trên mẫu viên nang Azicine giữa hai phương pháp tạo cặp ion chiết - đo quang và phương pháp HPLC. Kết quả được trình
Bảng 2.7 : Kết quả so sánh hai phương pháp định lượng azithromycin trên mẫu viên nang Azicine.
STT
Hàm lượng % azithromycin theo phương pháp chiết cặp
ion - đo quang
Hàm lượng % azithromycin theo phương pháp HPLC 1 101,03 100,95 2 100,37 99,93 3 99,96 100,75 4 99,56 100,93 5 100,20 101,02 6 100,47 99,83 Xử lý thống kê * 100,26 100,57 s 0,50 0,54 Sx 0,20 0,22 N 6 6 oc 0,05 0,05 t a 2,571 2,571 Test F Ftn - < F(0>95;5;5) — 5,05 Sd 0,52 Test T txN = 1,03 < t 0 0 5 ;10 — 2,23 Nhận xét:
- Độ chính xác của hai phương pháp (test F): Kết quả so sánh hai phương sai cho thấy chúng khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Hai phương pháp có độ chính xác như nhau với xác suất p=0,95.
- So sánh hai giá trị trung bình (test T): Kết quả so sánh hai giá trị trung bình cho thấy chúng khác nhau không có ý nghĩa thống kê với xác suất p=0,95.
2.2.3.3. Đánh giá ưu nhược điểm của hai phương pháp
> Phương pháp chiết cặp ion - đo quang:
Ưu điểm'.
- Kỹ thuật đơn giản, thao tác dễ dàng. - Hóa chất dung môi có sẵn.
- Kết quả định lượng tin cậy.
Nhược điểm:
- Không định lượng được azithromycin trong các chế phẩm đa thành phần, vì có thể có ảnh hưởng của các thành phần khác.
- Kết quả phụ thuộc vào thao tác của kiểm nghiệm viên, cần có
tay nghề ổn định.
> Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
Ưu điểm:
- Tiến hành nhanh, kết quả định lượng chính xác.
- Định lượng đồng thời được các thành phần trong hỗn hợp không qua quá trình chiết tách.
Nhược điểm:
- Hiện nay trang thiết bị HPLC giá thành vẫn còn cao. - Các hóa chất, dung môi thường đắt tiền.
2.2.4. ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TẠO CẶP ION CHIÊT-ĐO QUANG ĐE đ ịn h
LƯỢNG MỘT SỐ CHẾ PHAM chứ a a z it h r o m y c in đ a n g LUU h à n h
TRÊN THỊ TRƯỜNG
Do trên thị trường hiện nay rất hiếm các chế phẩm viên nén azithromycin, các chế phẩm viên nang được sử dụng rộng rãi hơn nên chúng tôi chỉ tiến hành định lượng một số chế phẩm viên nang đang lưu hành trên thị trường. Đối với viên nén, sau khi xử lý mẫu (nghiền đối với viên nén thông thường và cạo lớp vỏ bao film rồi nghiền với viên nén bao film), quy trình tiến hành hoàn toàn tương tự đối với viên nang.
Kết quả được trình bày ở bảng 2.8.
Bảng 2.8 : Kết quả định lượng một số chế phẩm khảo sát.
Tên thuốc Lô sản xuất SDK Nơi sản xuất % hàm
lượng Azithromycin 250 mg 261205 VNB-2357-04 Traphaco 95,92 Aziphar 250 mg 06001 FN VNB-4140-05 Mekophar 96,04 Azicine 250 mg 010205 VNB-0930-01 Stada-VN 108,23 Azithromycin 250 mg E817 VN-6204-02 XL Labs Pvt 105,19 Azithromycin 250 mg 011206 V700-H12-05 Bipharco 98,56 Nhận xét:
Hàm lượng azithromycin trong các chế phẩm đạt từ 95,92% đến 108,23% so với hàm lượng ghi trên nhãn, đạt quy định theo tiêu chuẩn của USP29 (90%-110%).
2.3. BÀN LUẬN
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp sản xuất và bào chế thuốc thì vấn đề nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc lại càng thêm cấp thiết. Việc định lượng chính xác hàm lượng hoạt chất trong chế phẩm là rất quan trọng, đóng vai trò quyết định đối với hiệu quả sử dụng thuốc.
> Hiện nay có nhiều phương pháp để định lượng azithromycin như phương pháp vi sinh vật, phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với detector điện hóa, dectector ƯV. Tuy nhiên chưa có phương pháp nào được đề cập tới trong Dược điển Việt Nam.
Phương pháp vi sinh (dược điển trung quốc) được sử dụng từ nhiều năm nay. Phương pháp này khá đặc hiệu nhưng yêu cầu cơ sở vật chất nghiêm ngặt, thường tốn nhiều thời gian và độ chính xác không cao.
Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với detector điện hoá (ƯSP ) tiến hành nhanh, kết quả tin cậy, song hầu hết các cơ sở kiểm nghiệm trong nước hiện nay không đáp ứng được các điều kiện định lượng. Hơn nữa, detector điện hóa dễ bị nhiễm bẩn bề mặt điện cực trong quá trình hoạt động, bởi vậy
phương pháp sắc ký lỏng hiệu nâng cao với detector điện hóa ít được sử dụng.
Phương pháp HPLC là một phương pháp phân tích hiện đại, được sử dụng rất rộng rãi trong phân tích kiểm nghiệm dược phẩm. Phương pháp tiến hành nhanh, chuẩn bị đơn giản và có sự chọn lọc và độ ổn định cao, có thể áp dụng để định tính, định lượng các hoạt chất trong hỗn hợp mà không cần chiết tách. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi thiết bị đắt tiền, chi phí dung môi khá tốn kém mà không phải cơ sở nào cũng đủ điều kiện tiến hành.
> Trên cơ sở khảo sát bằng thực nghiệm và phân tích các kết quả thu được, chúng tôi đã đưa ra được một quy trình nhằm định lượng azithromycin trong thuốc viên bằng phương pháp tạo cặp ion - chiết đo quang. Phương pháp này có độ đúng và độ chính xác khá cao, có thể định lượng dễ dàng ở những cơ sở thiếu trang thiết bị đắt tiền. Phương pháp sử dụng dung môi dễ kiếm, rẻ
tiền; thiết bị, dụng cụ sẵn có ở các cơ sở kiểm nghiệm (bình gạn, máy đo quang phổ.. .)• Tóm tắt phương pháp như sau:
■ Azithromycin trong ethanol 96% được tạo cặp ion với lục bromocresol. Thể tích dung dịch thử là 2 ml, nồng độ trong dung dịch đo quang là 10 |ug/ml. Thể tích thuốc thử là 2ml, nồng độ 0,1%.
■ Môi trường đệm acetat pH 4,6.
■ Dung môi chiết cặp ion: Chloroform, chiết 3 lần (15 +15 +10 ml), thêm chloroform vừa đủ 50 ml.
■ Đo độ hấp thụ ở bước sóng 417 nm trong vòng 30 phút kể từ sau khi chiết. Tiến hành song song với một mẫu chuẩn trong cùng điều kiện. Từ đó xác định hàm lượng phần trăm của azithromycin trong chế phẩm.
> Chúng tôi đã tiến hành so sánh phương pháp vừa mới xây dựng với phương pháp HPLC trên cột pha đảo, kết quả cho thấy hai phương pháp khác nhau không có ý nghĩa thống kê, điều đó đảm bảo độ tin cậy của phương pháp
tạo cặp ion chiết - đo quang.
> Hiện nay một số cơ sở kiểm nghiệm, đặc biệt là các tỉnh miền núi, vùng xa vẫn chưa trang bị được máy sắc ký lỏng hiệu năng cao. Chính vì vậy, việc ứng dụng phương pháp tạo cặp ion chiết- đo quang vẫn còn cần thiết. Đối với những cơ sở có trang bị máy HPLC thì có thể ứng dụng phương pháp do chúng tôi đề xuất trong công tác kiểm tra chất lượng thuốc.
PHẦN 3
KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT
3.1. KẾT LUẬN
Sau một thời gian làm thực nghiệm tại Viện kiểm nghiệm thuốc và bộ môn Hóa Dược, khóa luận đã đạt được những kết quả sau:
> Khảo sát được điều kiện định lượng azithromycin trong viên nang:
khoảng nồng độ phân tích là 5-20 ỊJ.g/ml, bước sóng phân tích là
417nm.
> Xây dựng được quy trình định lượng và công thức tính toán hàm lượng phần trăm hoạt chất chứa trong chế phẩm từ kết quả đo quang.
> Đánh giá được độ đúng và độ chính xác của phương pháp mới xây dựng. Kết quả cho thấy, phương pháp có độ đúng (sai số tương đối 0,88% ) và độ chính xác ( độ lệch chuẩn tương đối 0,50%) khá cao. > Áp dụng quy trình mới xây dựng để định lượng hàm lượng hoạt chất
trong các chế phẩm thuốc viên chứa azithromycin đang lưu hành trên thị trường. Kết quả cho thấy hàm lượng % đạt được từ 95,92 -
108,21%, đạt tiêu chuẩn quy định theo USP 29.
> So sánh hai giá trị trung bình hàm lượng và độ lặp lại của kết quả định lượng giữa phương pháp vừa mới xây dựng và phương pháp HPLC , kết quả cho thấy hai phương pháp khác nhau không có ý nghĩa thống kê.
3.2. ĐỀ XUẤT
Do hạn chế về thời gian, những kết quả thực hiện trên chỉ là bước đầu về phương pháp định lượng azithromycin bằng phương pháp tạo cặp ion chiết-đo quang. Chúng tôi nhận thấy chỉ tiến hành được những nội dung chính khi xây dựng một phương pháp định lượng và chỉ tiến hành được trên mẫu viên nang chứa azithromycin. Do đó, chúng tôi có những đề xuất sau:
> Áp dụng phương pháp định lượng mới xây dựng để định lượng chế phẩm viên nén và viên nang chứa azithromycin ở những cơ sở không có đủ điều kiện định lượng azithromycin theo phương pháp vi sinh vật hay phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.
> Áp dụng phương pháp định lượng mới xây dựng để định lượng bán thành phẩm, cho kết quả thu được nhanh chóng và chính xác.
> Nghiên cứu, khảo sát thêm các điều kiện định lượng azithromycin bằng phương pháp chiết tạo cặp ion-đo quang để tối ưu hóa kỹ thuật định lượng azithromycin bằng phương pháp này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT.
1. Trần Tử An (2002), ứng dụng phương pháp chiết trong kiểm nghiệm thuốc và độc chất, Trường ĐH Dược Hà Nội, trang 41, 45-53.
2. Bộ môn Dược lý (2004), Dược lý học, tập 2, Trường ĐH Dược Hà Nội, tập 2, trang 137-138.
3. Bộ môn Hóa Dược (2004), Hóa Dược, Trường ĐH Dược Hà Nội, tập 2, trang 232-236, 238-239.
4. Bộ môn Hóa Phân tích (2002), Hóa phân tích, Trường ĐH Dược Hà Nội, tập 1, trang 27-44.
5. Bộ môn Hóa Phân tích (2002), Hóa phân tích, Trường ĐH Dược Hà Nội, tập 2, trang 13-24, 50-54.
6. Bộ môn Hóa Phân Tích (2004), Kiểm nghiệm thuốc, Trường ĐH Dược Hà Nội, trang 68-79,
7. Bộ y tế (2002), Dược điển Việt Nam UI, NXB Y học, PL30, PL71.
8. Bộ y tế (2002), Dược thư quốc gia Việt Nam, trang 166-168.
9. Bộ y tế, phân viện kiểm nghiệm Hồ Chí Minh (2002), Tài liệu tập huấn - ứng dụng một số phương pháp đo quang trong kiểm nghiệm thuốc,
trang 1-18, 95-96.
10.Bộ y tế, Thanh tra Bộ y tế - Tạp chí dược học (2003), Thuốc và biệt dược trong và ngoài nước đã được Bộ y tế cấp s ố đăng kỷ, NXB Y học,
tập 3, trang 68-71.
1 l.Bộ y tế (2002), V id a l, trang 70,417,637,644
12.Tào Duy Cần, Hoàng Trọng Quang (2005), Tra cứu biệt dược mới và thuốc thường dùng, NXB Y học, tập 1, trang 127-131.
đa thành phần bằng phương pháp tạo cặp ion chiết-đo quang, Thông
báo kiểm nghiệm số 4.2002, trang 9-12.
14.Nguyễn Việt Hòa, Khảo sát, đánh giá phương pháp chiết cặp ion - đo quang và phương pháp sắc ký lỏng hiệu nâng cao định lượng chlorphenỉramin maleat trong ch ế phẩm thuốc đa thành phần, Luận văn thạc sỹ dược học 2003, trang 6-9.
15.Tô Minh Hùng (2005), Thẩm định phương pháp phân tích trong nghiên cứu và kiểm nghiệm thuốc, Tạp chí kiểm nghiệm thuốc số 3.2005, trang
25-29.
ló.Nguyễn Duy Khang (2000), Định lượng azithromycin bằng phương pháp vi sinh vật, Thông báo Kiểm nghiệm số 3.2000, trang 18-20.
17.Hà Diệu Ly, Dương Công Minh, Nguyễn Thị Duyên, Võ Thị Hoàne
Yến (2005), Định lượng Azithromycin trong viên bao film Azithral bằng phương pháp HPLC với detector u v trên cột pha đảo, Tạp chí Kiểm
nghiệm thuốc số 3.2005, trang 10-12.
18.Đào Thị Thanh Nhàn, Định lượng đồng thời metronidazol và spiramycin trong viên nén bằng phương pháp quang phổ uv-VIS, Khóa luận tốt nghiệp dược sỹ 2006, trang 19-22.
19.Đoàn Cao Sơn, Hoàng Tuyết Lan (2002), Định lượng azithromycin bằng phương pháp tạo cặp ion chiết - đo quang, Thông báo kiểm
nghiệm số 3.2000, trang 10-13.
20.Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Thị Kim Xuân, Trịnh Văn Lẩu (2004), Định lượng Azithromycin bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với detector u v , Tạp chí Kiểm nghiệm thuốc số 4.2004, trang 7-9.
II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH.
21.British Phamacopoeia (2005), volume 1, p. 192-194.
ll.M artindaỉe 34 (2005), volume 1, p,l 18, 159-160.
23. Pharmacopoeia o f the people's Republic o f China (2000), tập 2, p.54- 56, A76-A78.
24.The Merck Index 13 (2001), volume 1, p.159.
25.The United States Pharmacopoeia 27, volume 1, p, 186-200.
26.The United States Pharmacopoeia 29 (2006), volume 1, p.227-229.
III. TR.WEB.
27.Drugbank (2006), Azithromycin, http: //redpoll.pharmacy.ualberta.ca.
Fixed Wavelength Report Date 1/4/1980 Time 07:17:35 Page 1 of 1 Method file Information Data File <untitled> Default Method D:\H36.SD Created : 1/4/80 3:41:07 0ver1aid Spectra: 0.5 D < j <D c I <5 IỊ5 \J& < 0.4 0.3 0.2 0.1 360 380 400 420 440 460 480 500
# Name Abs<417nm> # Name Abs<417nm>
1 0 0.50061 5 20 ' 0.49748
2 5' 0.50292 6 2 5 ’ 0.49897
3 1 0 ’ 0.50179 7 30' 0.49827
4 15' 0.49944
Report generated by : do ngoc lan Signature:
520 Wavelength inm)
Fixed Wavelength Report Date 1/4/1980 Time 07:25:44 Page 1 of 1 Method file Information Data File Overlaid Spectra: 0.8 0.6 0.4 ^ 0.2 0 <untitled> Default Method D:\H381.SD Created 1/4/80 5:51:15 360 380 400 420 440 460 480 500 # Name Abs<417nm> 1 c5 2 cl .5 3 cio 0.19235 0.32837 0.44429 Name 4 cl2 . 5 5 C l 5 6 c20 Abs<417nm> 0.57950 0.72496 0.97011
Report generated by : do ngoc lan Signature:
520 W ave je ngth [n m)
Fixed Wavelength Report Date 1/4/1980 Time 07:28:06 Page 1 of 1 Method file Information Data File <untitled> Default Method D:\H391.SD Created : 1/4/80 3:32:4É 0Verlaid Spectra : a5~ 0.4 0.3 0.2 0.1 0 360 380 400 420 440 460 480 500
# Name A b s< 4 1 7 n m > # Name Abs<417nm>
1 chuan 0.50395 5 thu4 0.50376
2 thul 0.49988 6 thu5 0.50292
3 thu2 0 . 4 9 8 6 5 7 thu6 0.50225
4 thu3 0 . 5 0 4 7 5
Report generated by : do ngoc lan Signature:
520 Wavelength (nm)
Fixed Wavelength Report Date 1/4/1980 Time 07:35:09 Page 1 of 1