- Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Liên Xô và
34. CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ
CHÂU PHI VÀ MĨ
LATINH
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc và bảo vệ độc lập ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh bùng nổ, đã giành được thắng lợi to lớn. Sau đó, hàng loạt các quốc gia bước vào thời kì xây dựng đất nước, bộ mặt hai khu vực từng bước thay đổi song còn đầy khó khăn và nhiều nơi không ổn định.
Câu 367. Trình bày những nét chính các giai đoạn phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Đặc điểm riêng biệt của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì ?
(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2003)
Câu 368. Những nhân tố nào đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai phát triển ? Cho biết những khó khăn mà châu lục này đang phải đối mặt trên chặng đường phát triển.
Câu 369. Những điều kiện quốc tế có tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? Vì sao thắng lợi của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lại cổ vũ, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi ?
Câu 370. Mĩ Latinh có những biến đổi như thế nào sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1945)? Theo anh (chị), biến đổi nào to lớn nhất ? Vì sao ?
Câu 371. Anh (chị) có những hiểu biết gì về một cuộc cách mạng được xem là thắng lợi mở đầu của
phong trào giải phóng dân tộc ở Bắc Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?
Ngoài mục tiêu giải phóng dân tộc, nhân dân châu Phi còn tiến hành cuộc đấu tranh nhằm mục tiêu nào khác ? Anh (chị) hãy trình bày một phong trào đấu tranh tiêu biểu cho mục tiêu đó ở châu Phi.
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2004)
Câu 372. Tìm hiểu về lãnh tụ Nenxơn Manđêla và Đại hội dân tộc Phi ANC.
Câu 373. Lập bảng so sánh đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á (về các mặt tổ chức lãnh đạo phong trào, hình thức đấu tranh, mức độ giành độc lập và sự phát triển kinh tế sau chiến tranh).
Câu 374. Trình bày nét chính về các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến 2000. Anh (chị) biết gì về tổ chức Thị trường chung Nam Mĩ (Mercosur) ?
Câu 375. Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? Kể từ đó phong trào đã diễn ra như thế nào ?
Câu 376. Trình bày tóm tắt cuộc đấu tranh chống chế độc tài Cuba trong những năm 1953 – 1959.
(Đề thi tuyển sinh Cao đẳng năm 2008)
Câu 377. Cho biết những thành tựu về cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cuba từ năm1959 đến nay và ý nghĩa của nó.Tìm hiểu đôi nét về mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh tụ Phiđen Catxtơrô với Đảng Cộng sản, Chính phủ và nhân dân Việt Nam ?
Câu 378. Chứng minh “Cuba là lá cờ đầu của phong trào cách mạng ở khu vực Mĩ Latinh”.
(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2007)
Câu 379. Hãy lập bảng so sánh sự khác nhau trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á và châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay với ba nội dung:
- Trong quá trình đấu tranh giành độc lập. - Trong công cuộc xây dựng và phát triển. - Thực trạng châu Á và châu Phi hiện nay.
Câu 380. So sánh những điểm giống và khác nhau giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh về các mặt: giai cấp lãnh đạo, nhiệm vụ cách mạng, hình thức đấu tranh, sự phát triển kinh tế sau chiến tranh.
Câu 381. Trình bày ngắn gọn các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Nêu những điểm giống và khác nhau giữa hai phong trào này.
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2003)
Câu 382. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Mĩ Latinh có gì khác so với cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc của nhân dân châu Á, châu Phi ?
Cho biết những thành tựu và khó khăn về kinh tế – xã hội của các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2008)