II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN
4. Giải pháp 4: Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc để
hiện đãi ngộ một cách công bằng, hiệu quả.
Đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động quản lý nguồn lực luôn tồn tại trong các tổ chức. Việc đánh giá không chỉ nhằm nhận thức đúng đắn năng lực của nhân viên mà còn ra được các quyết định nhân sự nhằm đào tạo phát triển, đãi ngộ, thăng tiến, kỷ luật,…
Hiện nay, công tác đánh giá CTCP Tư Vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp được thực hiện theo từng tháng nhằm thực hiện chế độ khen thưởng tuy nhiên công tác này không thực sự đem lại hiệu quả. Vì việc đãi ngộ chưa thực rõ ràng giữa các cán bộ văn phòng quản lý. Do đó, Công tác đánh giá phải rõ ràng hơn, đánh giá thường xuyên hơn có thể theo quý và cũng có thể có mức lương điều chỉnh linh hoạt để có kết quả phù hợp với kết quả thực hiên của công nhân viên. Cần xem xét bản mô tả công việc để đưa ra đánh giả cụ thể. Để đánh giá, xí nghiệp có thể xử dụng các hình thức như: chấm điểm, so sánh. Ngoài các phương pháp đánh giá như trên công ty có thể sử dụng phương pháp đánh giá hiện đại như phương pháp MBO. Đây là phương pháp đánh giá dựa vào kết quả công việc, không cần sự phán quyết của giám sát, như vậy việc đánh giá sẽ
khách quan hơn không chỉ phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người đánh giá. Trong công ty nên sử dụng nhiều hình thức đánh giá, đánh giá của đồng nghiệp, của nhân viên cấp dưới. Như vậy mới có được kết quả chính xác về người được đánh giá
Tóm lại, môi trường làm việc rất quan trọng trong việc thu hút, duy trì vầ đông viên nhân viên làm việc tốt hơn, học sẽ cố hết sức để đóng góp khả năng của mình cho công ty phát triển tốt hơn. Vì vậy Công ty cần cố gắng quan tâm đầu tư hơn nữa đến nhân viên để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong việc đãi ngộ công nhân viên cũng như sự phát triển của công ty.
Trên đây là một số giải pháp mà em đưa ra, tuy vậy để công ty đạt được những hiệu quả thực sự như mong muốn thì cần phải học hỏi những doanh nghiệp phát triển khác, cũng như những mô hình tân tiến của nước ngoài.
KẾT LUẬN
Qua thời gian nghiên cứu và thực tập tại Công ty vừa qua em đã nhận thấy rằng quản trị tiền tiền lương là vấn đề hết sức quan trọng và thiết thực, đó là làm thế nào để người lao động thấy rằng họ được trả lương một cách hợp lý phù hợp với đúng khả năng và trình độ của họ. Nhằm tạo cho nhân viên niềm tin với công ty, nhân viên thì đóng góp hết khả năng của mình cho công ty còn Công ty thì giữ được chân nhân viên lại làm lâu dài. Đây chính là mục tiêu mà rất nhiều Công ty mong muốn một chính sách tiền lương hợp lý sẽ là cơ hội tốt cho sự phát triển của Công ty cũng như bảo đảm được lợi ích của người lao động
Từ đó cho thấy việc hoàn thiện quản trị tiền lương và các khoản đãi ngộ lương là một phần không thể thiếu trong quá trình hoàn thiện chính sách tiền lương nói riêng và hoàn thiện kế toán doanh nghiệp nói chung.
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về chế độ tiền lương và qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp - TKV, Thu hoạch thực tập đã hoàn thành và phản ánh được những vấn đề lý luận và thực trạng về quản trị tiền lương và các khoản đãi ngộ tại Công ty. Song do điều kiện có hạn, kiến thức thực tế của em cũng còn hạn chế nên bài thu hoạch này không tránh khỏi những sai sót nhất định. Em mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và sự đóng góp ý kiến của các bạn để em thêm hiểu biết và hoàn thiện hơn.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn ThS, GVC Đặng Thị Lan và cán bộ và nhân viên phòng Kế toán và phòng Tổ chức lao động Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp - TKV đã giúp em hoàn thành bài tập.
PHỤ LỤC
i) Văn phòng công ty – Lương tháng 2 năm 2007
ii) Phòng kế hoạch- lương tháng 2 năm 2007
iii) Văn phòng công ty – Lương tháng 2 năm 2008
iv) Phòng kế hoạch- lương tháng 2 năm 2008
v) Phòng tổ chức lao động- lương tháng 2 năm 2008
vi) Bảng tổng hợp lương- lương tháng 2 năm 2008
vii) Văn phòng công ty – Lương tháng 2 năm 2009
viii) Phòng kế hoạch- lương tháng 2 năm 2009
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. ThS. Nguyễn Vân Điềm & PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quân, “Quản trị nhân lực”, NXB Lao động xã hội 2007,ĐH Kinh tế quốc dân.
[2]. Trần Kim Dung, “Quản trị nguồn nhân lực”, NXB Thống kê 2006.
[3]. PGS.TS Nguyễn Hữu Thân, “Quản trị nhân sự”, NXB Thống kê
năm 2007.
[4]. Nghị định 33/2009/NĐ-CP về quy định mức lương tối thiểu.
[5]. Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X về Bảo hiểm xã hội.
[6]. Các tài liệu của công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp. [7]. Stephen Robbins, Mary Coulter, Rolf Bergman, Ian Stagg, “Chương (11): QTNNL. “Management”” – Quản trị học (đã dịch sang tiếng Việt). NXB Prentice Hall năm 2003.
[8]. Trấn Trung.Quy chế tiền lương trong doanh nghiệp.Báo doanh nhân.Thứ hai, ngày 02/06/2008
http://www.doanhnhan360.vn
[9]. Đức Bình.Cách tính lương mới từ ngày 1-5-2009.báo tuổi trẻ online.
Chủ Nhật,26/04/2009
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx? ArticleID=313022&ChannelID=11
[10] Mạc Tuấn Linh.Đặc trưng cơ bản và các mối quan hệ của BHXH.tạp
chí bảo hiểm xã hội .số 7/2008(115).
http://www.tapchibaohiemxahoi.org.vn/index.asp?