ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY VÀ HỆ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chế độ lương bổng của DN (Trang 35)

LƯƠNG BỔNG, ĐÃI NGỘ

1. Điểm mạnh, điểm yếu

1.1. Điểm mạnh

Trong sản xuất kinh doanh mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp là lợi nhuận, Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp cũng không đi ra ngoài thông lệ đó. Một yếu tố rất quan trọng để tạo ra lợi nhuận là sức lao động của con người luôn giữ vai trò quyết định đối với sản xuất, họ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính là để thoả mãn những nhu cầu vật chất cũng như về tinh thần của chính mình. Chính vì thế, việc tính trả lương đúng đắn sẽ kích thích người lao động làm việc có hiệu quả hơn, đem lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp.

Quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thực tế công tác tiền lương của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp cho thấy nhìn chung Công ty đã thực hiện đúng chế độ tiền lương mà nhà nước đã qui định, được đại đa số cán bộ công nhân viên đồng tình.

Việc Công ty áp dụng cơ chế trả lương theo mức lương cứng và lương khoán, đảm bảo phân phối tiền lương và thu nhập tương ứng với năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc thực hiện của từng tập thể, từng cá nhân người lao động. Việc khoán lương nhưng không khoán trắng tạo nên sự hợp tác giữa cán bộ công nhân viên trong phòng để cùng hoàn thành công việc, mọi người đều nhận thức được trách nhiệm của mình đối với tất cả công việc được giao. Qui chế phân phối tiền lương và thu nhập của Công ty còn góp phần đảm bảo tăng cường quản lý kỹ thuật quản lý lao động và chăm lo chung đội ngũ lao động trẻ có năng lực, có kiến thức đồng thời khuyến khích các cá nhân, tập thể năng động sáng tạo trong công việc, chủ động tìm kiếm việc làm, nâng cao năng suất lao động để tăng thu nhập.

Hình thức khen thưởng của Công ty đã kích thích các nhân tố tích cực trong mỗi con người, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình của người lao động.

1.2 Điểm yếu

Tuy nhiên cần lưu ý rằng: Không có hình thức trả lương nào là tối ưu cả. Việc trả lương khoán ở Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp cũng gặp phải những khiếm khuyết như:

 Khoán lương cho từng phòng sẽ tạo sự chênh lệch về mức lương giữa các phòng khi họ nhận được khối lượng công việc khác nhau

 Qui chế ăn chia nội bộ có nơi còn những điều chưa hợp lý do nể nang, ngại va chạm, còn nặng tính chia đều do đó chưa động viên được lực lượng sản xuất của phòng, nhất là đối với cán bộ trẻ có năng lực, ở bộ phận nghiệp vụ, đơn thuần trả lương theo thời gian nên chưa phát huy được tính tích cực, hết mình vì công việc chung của người lao động.

 Các nhân viên kế toán vẫn chưa tận dụng triệt để vai trò của các phần mềm kế toán như Fast 2001, Acsoft 2001, Effect… Vẫn có thói quen sử dụng giấy ghi chép, các kế toán chưa được học sâu về các phần mềm kế toán

 Các hình thức trả lương để khuyến khích nhân viên hay người lao động vẫn chưa đa dạng, thường chú trọng nhiều đến lương cứng, chưa có các hình thức khen thưởng lương mềm hay các khuyến khích tài chính và phi tài chính. Điều này làm giảm tinh thần làm việc của các nhân viên trong công ty cũng như chưa tạo được sự mới mẻ trong công việc của các nhân viên.

2. Đánh giá chung

CTCP Tư Vấn Mỏ và Công Nghiệp vẫn còn có nhưng điểm mạnh và điểm yếu riêng. Tuy vậy, nhìn chung hoạt động của công ty vẫn ổn định và đang phát triển thong qua bản báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 cho thấy lợi nhuận và doanh thu của công ty là lớn, tăng đều qua các năm. Việc sử dụng lao động của công ty có những chính sách hợp lý như mức lương cao để giữ được chân nhân viên cũng như khuyến khích nhân viên viên của mình làm việc đạt kết quả tốt. Có thể nói, việc quản trị lương bổng và đãi ngộ trong công ty như vậy là tương đối đạt hiệu quả. Song cũng còn tồn tại một số vấn đề chưa thực sự hợp lý như việc đãi ngộ khác ngoài lương cho các công nhân viên, điều này đòi hỏi các nhà quản lý trong công ty cần đưa ra những chính sách thiết thực hơn nữa giúp nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị tiền lương cũng như hiệu quả trong công việc.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chế độ lương bổng của DN (Trang 35)