Đối với công tác tín dụng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng và một số giải pháp góp phân nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh an giang (Trang 27 - 28)

Qua phân tích doanh số cho vay mức độ cho vay của các ngành không được cân xứng. Vì vậy, Ngân hàng cần có một số biện pháp để mức độ cho vay của các ngành được cân bằng hơn, tạo điều kiện cho các ngành đó ngành càng phát triển tương xứng với các ngành khác.

Bên cạnh đó, Ngân hàng phải tạo điều kiện về vốn cho các ngành then chốt ngày càng phát triển như: ngành công nghiệp, thương nghiệp – dịch vụ. Để có thể trở thành những ngành mũi nhọn của tỉnh An Giang.

Tăng trưởng tín dụng phải phù hợp và có chọn lọc, đảm bảo tính pháp lý theo đúng qui trình ưu tiên khách hàng là hộ nông dân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát đối với công tác tín dụng nhằm phát hiện những sai sót để khắc phục kịp thời nhằm hạn chế đến mức tối thiểu rủi ro tín dụng. Đây là mục tiêu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất đối với nợ quá hạn.

Thường xuyên kiểm tra nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro. Cần phải phân tích đánh giá thực trạng tín dụng trên từng địa bàn, khả năng thu hồi nợ quá hạn, nợ rủi ro đặc biệt quan tâm đến những địa bàn có nhiều món nợ quá hạn. đề ra các biện pháp xử lý cụ thể đối với các món nợ xấu, nợ quá hạn nhằm phấn đấu giảm đến mức thấp nhất tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu.

Xây dựng hệ thống khách hàng bền vững với chính sách tín dụng và các chế độ đãi ngộ, chăm sóc hợp lý: hoạch định ngay từ đầu năm về tỷ trọng dư nợ, cơ cấu hợp lý cho khách hàng truyền thống để tạo điều kiện chăm sóc và áp dụng chính sách đãi ngộ tốt hơn. Với chính sách ưu đãi này Ngân hàng dễ dàng thu hút khách hàng cũ đến xin vay lại, giúp duy trì một lượng khách hàng ổn định và bền vững nhằm đối phó với tình trạng cạnh tranh lôi kéo khách hàng đang diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh An Giang.

Tranh thủ sự hổ trợ và giúp đở của chính quyền địa phương trong công tác kiểm tra, giám sát và thu hồi nợ, các ban ngành đoàn thể đối với công tác tín dụng của Ngân hàng.

Phân công mỗi cán bộ nhân viên cho vay một vùng, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nắm bắt tình hình hoạt động ở khu vực đó và cũng dễ dàng cho việc nhờ các cán bộ chính quyền địa phương ở đó giám sát và giúp đở những hộ đi vay.

Cần có kế hoạch cho vay chi tiết trên từng địa bàn, từng loại hình cho vay để giúp cân bằng, tạo hiệu quả chung cho các loại hình, hạn chế việc tập trung quá cao vào một địa bàn. Thực hiện được kế hoạch này chi nhánh sẽ dễ dàng quản lý, kiểm soát tốc độ tăng của hoạt động tín dụng, sẽ kiềm hãm hay hạn chế cho vay đối với địa bàn nào, đối tượng nào đã cấp phát tín dụng quá kế hoạch và nhanh chóng cho vay đối với những địa bàn nào chưa sử dụng hết tiềm năng.

Xây dựng hệ thống khách hàng bền vững với chính sách tín dụng và các chế độ đãi ngộ, chăm sóc hợp lý: hoạch định ngay từ đầu về tỷ trọng dư nợ, cơ cấu hợp lý cho khách hàng truyền thống để tạo điều kiện chăm sóc và chính sách đãi ngộ tốt hơn. Với chính sách này Ngân hàng dễ dàng thu hút khách hàng cũ đến vay lại, giúp duy trì một lượng khách hàng ổn định và bền vững nhằm đối phó với tình trạng cạnh tranh lôi kéo khách hàng đang diễn ra mạnh mẻ trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng và một số giải pháp góp phân nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh an giang (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w