4 .2.1. Đánh giá các chỉ tiêu tín dụng.
Bảng 9: Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng.
2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
1. Doanh số cho vay Triệu đồng 3,716,050 4,943,997 6,539,914 1,227,947 1,595,9172. Doanh số thu nợ Triệu đồng 3,287,192 4,581,942 5,717,593 1,294,750 1,135,651 2. Doanh số thu nợ Triệu đồng 3,287,192 4,581,942 5,717,593 1,294,750 1,135,651 3. Tổng dư nợ Triệu đồng 2,494,808 2,856,863 3,580,866 362,055 724,003 4. Vốn huy động Triệu đồng 972,576 1,213,588 1,536,435 241,012 322,847 5. Tổng tài sản Triệu đồng 2,582,676 2,866,863 3,656,685 284,187 789,822 6. Hệ số thu nợ (6) = (2)/(1) % 88.5 92.7 87.4 7. Tổng dư nợ / Vốn huy động Lần 2.6 2.4 2.3 8. Tổng dư nợ / Tổng tài sản % 96.6 99.7 97.9 (Nguồn: phòng tín dụng) 4.2.1.1. Hệ số thu nợ.
Dựa vào bảng số liệu ta thấy hệ số thu nợ từ năm 2005 – 2006 tăng. Cụ thể là năm 2005 hệ số thu nợ đạt 88.5%, năm 2006 tăng lên 92.7%, tức tăng 4.2% so với năm 2005. Đến năm 2007 hệ số thu nợ đạt 87.4% giảm 5.3% so với năm 2006, nhưng vẫn ở mức có thể chấp nhận được. Chứng tỏ trong 3 năm vừa qua công tác thu nợ của Ngân hàng đạt hiệu quả ở mức tương đối. Một phần là nhờ Ngân hàng biết lựa chọn khách hàng, xem xét kỷ việc cho vay và bên cạnh đó Ngân hàng thường xuyên đôn đốc các cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ khi đến hạn, phối hợp với chính quyền địa phương trong giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng với mục đích đã ghi trong hợp đồng không? Và xem họ có những khó khăn nào không để từ đó Ngân hàng có những biện pháp hỗ trợ hay nhờ chính quyền địa phương giúp đỡ.
4.2.1.2. Tổng dư nợ trên tổng vốn lưu động.
Chỉ số này cho biết việc đáp ứng nhu cầu vốn của Ngân hàng trong cho vay, chỉ số này càng lớn thì vốn tồn động của Ngân hàng sẽ ít, kéo theo là rủi ro tín dụng sẽ cao.
Nhìn chung 3 năm vừa qua tình hình huy động vốn đang tăng nhưng vẫn còn thấp so với nhu cầu vốn trên thị trường nên chỉ tiêu này luôn lớn hơn 1. Năm 2006 hoạt động huy động vốn được cải thiện hơn so với năm 2005 là cứ 2.4 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia và giảm 0.2 lần so với năm 2005. Đến năm 2007 thì tỷ số này tiếp tục giảm với 2.3 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động, giảm 0.1 lần so với năm 2006. Điều này chứng tỏ tín dụng là lĩnh vực đầu tư mang lại lợi nhuận chủ yếu của Ngân hàng. Tuy nhiên vốn huy động của Ngân hàng không đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vì thế, Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, mở rộng qui mô Ngân hàng nói chung và mở rộng qui mô đối với lĩnh vực tín dụng nói riêng.
4.2.1.3. Tổng dư nợ trên tổng tài sản.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng dư nợ trên tổng tài sản chiếm tỷ lệ rất cao. Năm 2005 là 96.6%. Năm 2006 là 99.7%, tăng 3.1% so với năm 2005 và năm 2007 đạt 97.9%, giảm 1.8% so với năm 2006. Điều này cho thấy tín dụng là lĩnh vực hoạt động then chốt và mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng và cũng là lĩnh vực hoạt động có
rủi ro nhiều nhất. Do đó, Ngân hàng cần nâng cao và mở rộng nhiều loại hình dịch vụ mới để phân tán rủi ro, đồng thời nâng cao khả năng sinh lời của Ngân hàng.
Chương 5.