Nhỏ khoảng 90 axit amin Hai chuỗi œ1 và B1 tạo thành nền lá B có 8 lớp để đỡ hai cánh ơ

Một phần của tài liệu Giáo trình miễn dịch học động vật thủy sản (Trang 34 - 35)

VI. Những tế bào của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu

nhỏ khoảng 90 axit amin Hai chuỗi œ1 và B1 tạo thành nền lá B có 8 lớp để đỡ hai cánh ơ

và BI tạo nên rãnh gắn peptit. Tính đa hình của gen MHC II nằm trong cấu trúc œ1 và BI

của rãnh peptt, tạo các bề mặt có cấu trúc hóa học đặc hiệu của rãnh. Từ đó, quyết định tính

đặc hiệu và ái tính gắn peptit của rãnh.

Vùng giống Ig: cả hai đoạn ơ2 và 2 của lớp II đều có cầu nối disulphua bên trong chuỗi, các phân tử này cũng thuộc gia đình họ Ig. Chuỗi œ2 và 2 về cơ bản thì không đa hình nhưng khác biệt nhau trong các cụm gen. Các phân tử T CD4+ gắn vào vùng không đa hình này, do đó chỉ đáp ứng miễn dịch giới hạn trong phân tử MHC lớp II. Các tương tác này rất mạnh và chỉ bị phá vở trong các điều kiện phân tử bị biến tính.

Các vùng xuyên mảng và vùng trong tương bảo: vùng Xuyên màng của œ2 và 2 có 25 axIt

amin ky nước. Tách mạch băng papain có thể tách đoạn ngoại bào với vùng xuyên mảng mà không bị rối loạn cấu trúc. Vùng xuyên màng của cả hai chuỗi này đều tận cùng bằng các axit amin kiểm, tiếp theo là một cái đuôi ái nước ngắn trong bào tương, tạo thành đầu tận cacboxyl của chuỗi đa peptit. Chúng ta còn biết rất ít về vùng nội bào tương của các phân tử

MHC lớp II. Các phân tử này có thể có vai trò trong dẫn truyền tín hiệu và vùng nội bào có thê có vai trò chuyên thông tin màng.

Q.3 -v) + D14 1013)

Hình A.17. Phân tử MHC lớp II

$. Tê bào mono và đại thực bào

Các tế bào này có khả năng đưa các kháng nguyên từ ngoài vào trong hốc thực bào (phagosom). Một mặt sự hợp nhất phagosom và lysosom thành phagolysosom, cho phép quá trình thoái biến kháng nguyên thành những peptit sinh mẫn cảm. Mặt khác, ngay tại mạng lưới nội nguyên sinh của chúng các phân tử MHC II được sản xuất và được đưa tới sáp nhập với màng của phagolysosom, từ đó sẽ lộ ra trên bề mặt các chuỗi ơ, B và mới có thể nhận peptit sinh mẫn cảm. Phagolysosom di chuyển ra phía ngoài của tế bảo và màng của phagolysosom sẽ hòa nhập với mảng nguyên sinh chất ngoài tế bào, kết quả là peptit nằm trên phần tử MHC ra ngoài màng sẽ củng tiếp xúc với TCR của tế bào lympho T. Đại thực bào được coi là những tế bào trình điện kháng nguyên chính, khi nghỉ thì có phân tử MHC II nhưng sau khi được hoạt hóa bởi INF-y từ tế bào T thì chúng mới xuất hiện nhiều và khi tiếp xúc với tế bào lympho T hỗ trợ thì nó sẽ tiết ra IL-I, IL-6 và TNFơ (tumor necrosis factor).

Ngoài ra, trên bề mặt đại thực bào còn có những phân tử bám dính hỗ trợ cho sự tương tác

giữa đại thực bào và tế bào T.

Một phần của tài liệu Giáo trình miễn dịch học động vật thủy sản (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)