chất khoáng .
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất bột đường : gạo, bánh mì, khoai , ngô, sắn ...
- Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể : cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình trang 10,11 SGK - Phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
* Hoạt động 1 : Tập phân loại thức ăn
* Mục tiêu :
- HS biết sắp xếp các thức ăn hàng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật.
- Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có nhiểu trong thức ăn đó.
* Cách tiến hành :
+ Bước 1 : Hoạt động nhóm đôi.
- GV yêu cầu nhóm 2 HS mở SGK và trả lời các câu hỏi :
- Nhóm đôi thảo luận và trả lời. 1. Kể tên các thức ăn, đồ uống bạn thường
dùng vào các bữa : sáng, trưa, tối? … sữa, cơm, thịt gà, tôm, rau cải, nước cam,đậu cô ve, cháo … 2. Nói tên các thức ăn, đồ uống có nguồn gốc
động vật và thức ăn đồ uống có nguồn gốc thực vật ?
+ Động vật : thịt gà, thịt lợn, thịt bò, tôm, cua, cá …
+ Thực vật : đậu, rau, bí, cơm … 3. Người ta có thể phân loại thức ăn theo cách
nào khác ?
- Phân thành 4 nhóm : chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin khoáng chất (ngoài ra, trong nhiều loại thức ăn còn chứa chất sơ và nước).
- GV kẻ sẵn lên bảng. - Các nhóm quan sát các hình SGK/10 hoàn thành vào bảng trong VBT
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp
- GV gọi đại diện nhóm 2 trình bày kết quả mà các em đã làm việc
- GV kết luận : (Như mục “Bạn cần biết”
SGK/10). - Vài HS đọc lại
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò của chất bột đường.
* Mục tiêu : Nói tên và vai trò của những thức ăn
có chứa nhiều chất bột đường.
* Cách tiến hành :
+ Bước 1 : Làm việc với SGK theo cặp
- Nêu những thức ăn giàu chất bột đường có trong các hình ở trang 11 SGK?
- Gạo, ngô, bánh quy, bánh mì, mì sợi, chuối, bún, khoai lang, khoai tây.
em ăn hằng ngày ?
- Kể tên những thức ăn chứa chất bột đường mà em thích ăn ?
- Chuối, khoai lang, bánh … - Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất
bột đường ? - Chất bột đường cung cấp năng lượng cầnthiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể.
- GV chuyển ý.
* Hoạt động 3 : Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
* Mục tiêu : Nhận ra các thức ăn chứa nhiều chất
bột đường đều có nguồn gốc từ thực vật.
* Cách tiến hành :
+ Bước 1 : Hoạt động nhóm 4.
4/ Củng cố, dặn dò
- HS làm việc với phiếu học tậpcó sẵn
Thứ sáu ngày 3 tháng 9 năm 2010
LUYỆN TỪ VÀ CÂUDẤU HAI CHẤM DẤU HAI CHẤM I. MỤC TIÊU :
- Hiểu tác dụng của hai chấm trong câu ( ND ghi nhớ)
- Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm ( BT1) ; bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn(BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Băng giấy viết nội dung cần ghi nhớ. - Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ : B. BÀI MỚI : B. BÀI MỚI :
1) Giới thiệu bài : Bài học hôm nay cho các em
hiểu biết tác dụng và cách dùng dấu hai chấm.
- GV ghi đề bài lên bảng. - HS đọc lại đề
2) Phần nhận xét : Cho HS mở SGK.
- GV cho 3 HS tiếp nối nhau đọc nội dung. - HS đọc yêu cầu của BT (mỗi em đọc 1 ý) - HS đọc lại câu a : Trong đoạn văn này dấu hai
chấm có tác dụng gì ?
… báo hiệu phần sau lời nói của nhân vật (Bác Hồ)
- HS đọc câu b : Dấu hai chấm này có tác dụng
gì ? … dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lờinói của Dế Mèn.
Dùng phối hợp với dấu gạch ngang (gạch đầu dòng).
- HS đọc câu c : Dấu hai chấm này có tác dụng thế nào ?
… báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích rõ những điều kì lạ mà bà già nhận thấy khi về nhà.
3) Phần ghi nhớ :
- Hỏi : Qua các câu văn, câu thơ trên em thấy dấu hai chấm có tác dụng gì ?
- HS trả lời. - Khi báo hiệu lời nói của nhân vật dấu hai chấm
được phối hợp thế nào ?
- GV chốt ý. Cho HS đọc ghi nhớ (đọc nối tiếp 2 lần)
- HS đọc phần ghi nhớ SGK
4) Phần luyện tập :
* Bài 1 : HS nêu yêu cầu của đề bài. - 2 HS tiếp nối nhau đọc phần a,b/23. - GV cho HS thực hiện theo nhó đôi, thảo luận. - HS trả lời
* Bài 2 : HS đọc yêu cầu. - 1 HS đọc đề. Cả lớp đọc thầm. - Cho HS thực hiện bài tập theo hoạt động nhóm 6. - Các nhóm thực hiện.
- GV gợi ý để HS viết đoạn văn về sử dụng dấu
hai chấm. - Viết đoạn văn vào băng giấy.
- Cho các nhóm viết kết quả và dán lên bảng. - HS trình bày và giải thích. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt ý đoạn văn
theo truyện “Nàng tiên ốc”