Tình hình quản lý các khoản phải thu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải Chi nhánh Giải Phóng (Trang 35)

2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CP Ô TÔ TRƯỜNG HẢI – CN GIẢI PHÓNG

2.2.3. Tình hình quản lý các khoản phải thu

Các khoản phải thu chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng số VLĐ của công ty. Năm 2009, khoản phải thu là 5.870.800.000VNĐ chiếm 38,5%. Năm 2010, khoản phải thu giảm đáng kể, chỉ chiếm 6,7% trên tổng nguồn vốn, tương ứng với số tiền là 1.906.410.000 VNĐ. Và đến năm 2011, tỷ trọng này đã vượt lên tới 72,8% trên tổng VLĐ tương ứng là 9.294.940.000VNĐ. Trong đó, khoản phải thu khách hàng là lớn nhất. Dù vậy đây cũng là điều tất yếu , bởi công ty đang ngày càng được mở rộng vì thế nên công ty có nhiều bạn hàng, theo đó lượng tiền mà khách nợ công ty tăng lên. Bên cạnh đó cũng có sự gia tăng của các khoản phải thu khác nhưng mà sự gia tăng này không đáng kể.

Như vậy ,hầu hết các khoản phải thu của Công ty đã có xu hướng tăng lên. Công ty cần chú trọng hơn nữa việc đốc thúc khách hàng trả nợ, kiên quyết không cung cấp hàng cho những khách hàng đang còn nợ lớn, thu hẹp được vốn ở khâu này sẽ hạn chế VLĐ bị chiếm dụng, giúp công ty rút ngắn thời gian luân chuyển của đồng vốn .

Như vậy, công ty đã gặp nhiều khó khăn trong công tác quản trị các khoản phải thu, phải trả . Thời gian tới công ty cần chú trọng việc đốc thúc khách hàng trả nợ, đồng thời công ty cũng cần giảm lượng phải trả người bán nhằm đảm bảo sự an toàn cho công ty. Làm được như vậy sẽ giúp công ty rút ngắn thời gian luân chuyển của vốn.

2.2.4. Tình hình quản lý hàng tồn kho

Chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho :

Số vòng quay HTK=GVHB/HTKbq; Chỉ tiêu này cho biết hàng tồn kho luân chuyển được mấy vòng trong kỳ thường là một quý hoặc một năm, số vòng quay HTK càng lớn thì hiệu quả sử dụng nguồn vốn càng tăng và ngược lại

Từ bảng số liệu 2.1 và 2.4 Ta có

Năm 2009 : Do không có hàng tồn kho nên không tính được

Năm 2010 : Số vòng quay HTK = 267.299,74/23.302,87 = 11.470,67 (vòng) Năm 2011 : Số vòng quay HTK = 502.672,42/2.421,97 = 207.546,92 (vòng)

Hàng tồn kho là khoản mục có giá trị lớn thứ hai trong tổng số VLĐ của công ty. Năm 2009 hàng tồn kho là không có, đến năm 2010 việc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh với quy mô lớn nên lượng hàng tồn kho chiếm tỷ lệ rất cao, đến 81,3% trên tổng nguồn vốn của công ty, tương ứng là 23.302.870.000VNĐ. Vào thời điểm năm 2011 thì lượng hàng tồn kho được giải quyết triệt để, tỷ lệ chỉ còn chiếm 19% tương ứng là 2.421.970.000VNĐ, giảm gần 90% so với năm 2010.

Tỷ lệ hàng tồn kho vào năm 2010 rất cao, nguyên nhân là do công ty đã mở rộng quy mô kinh doanh, nhập thêm nhiều vật tư để cung cấp cho khách hàng. Tuy nhiên khoản mục hàng tồn kho lớn cũng gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại cho công ty nhất là sự tồn đọng vốn. Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp là luôn tìm mọi cách để tối ưu hóa các chi phí. Đồng thời, cũng phải đẩy

mạnh công tác nghiên cứu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới và tăng cường các biện pháp bán hàng cần thiết.

Tuy nhiên đến giai đoạn năm 2010-2011 do sự thuận lợi của thị trường, sự hỗ trợ của các chính sách vĩ mô nên lượng hàng hóa tiêu thụ được nhiều, lượng tồn kho được giải quyết triệt để và số vòng quay hàng tồn kho tăng đột biến khiến cho mọi chỉ số khác đều tăng theo, lợi nhuận thu về lớn và hiệu quả sử dụng nguồn vốn tăng một cách rõ rệt, thể hiện qua chỉ số tăng trưởng tương đối vòng quay hàng tồn kho giai đoạn 2010-2011 : 1709,3%.

2.2.5. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn tổng hợp

Bảng 2.5: Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ

TT Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 So sánh 2010- 2009 So sánh 2011-2010

1 Doanh thu ( Doanh thu

thuần) Tr.đồng 125.2 35,08 278.00 0,35 524.54 6,60 152. 765,27 246.546,25 2 VLĐ Tr.đồng 15.2 70,26 28.65 7,51 12.76 5,06 13. 387,25 (15.892,45) 3 VLĐ bình quân Tr.đồng 15.2 70,27 28.65 7,52 12.76 5,07 13.387,25 (15.892,45)

4 Tổng lợi nhuận trước thuế Tr.đồng 3.

274,48 6.7 90,24 14.37 5,34 3. 515,76 7.585,10

5 Tốc độ luân chuyển VLĐ

(= 1/2) Vòng 8,20 9,70 4 1,09 1,50 31,39 6 H/iệu suất sử dụng VLĐ (= 1/3) Đồng 8,20 9,70 4 1,09 1,50 31,39 7 Hàm lượng VLĐ (= 3/1) Đồng 0,12 0,10 0,02 (0,02) (0,08)

8 Tỷ suất lợi nhuận (= 4/3) Đồng

0,21

0,24

1,13 0,02 0,89

Tốc độ luân chuyển của nguồn vốn tăng dần qua các năm. Mặc dù VLĐ bình quân có giảm nhưng doanh thu thuần tăng cao nên tốc độ luân chuyển này tăng cao. Đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2009 đến 2011.

Hiệu suất sử dụng VLĐ của Công ty tăng liên tục, năm 2010 tăng 1,50 đồng so với năm 2009, năm 2011 tăng 31,39 đồng so với năm 2010. Tỷ lệ này phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty ngày càng tăng cao.

Hàm lượng VLĐ giảm dần qua các năm, từ 0,12 đồng năm 2009 xuống còn 0,10 đồng năm 2010 và năm 2011 xuống còn 0,02 đồng. Số liêu này cho ta thấy Doanh nghiệp đang đã và đang sử dụng vốn kinh doanh một cách hiệu quả, tăng đều doanh thu qua các năm.

Tỷ suất lợi nhuận tăng dần qua các năm cho thấy kết quả kinh doanh của công ty rất tốt. Việc sử dụng nguồn vốn tại công ty đúng mục đích và đang rất hiệu quả.

Nhìn chung, năm 2011 là một năm đầy biến động và khó khăn với nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. Với tỷ lệ lạm phát cao, trên 18% và khoảng 50.000 doanh nghiệp đã phá sản.Tuy nhiên CN Giải Phóng- Công ty CP ô tô Trường Hải vẫn đang hoạt động hiệu quả, nhất là khi tỷ suất lợi nhuận vẫn đảm bảo tăng đều qua các năm.

Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, năm 2012 sẽ tiếp tục là năm khó khăn của nền kinh tế, hoặc sẽ có nhiều hơn doanh nghiệp phá sản, hoặc nền kinh tế sẽ có bước đột phá để phục hồi. Do đó, doanh nghiệp cần tìm nhiều giải pháp để tiếp tục duy trì hoạt động bình thường và tìm kiếm phương án phát triển trong tình trạng khó khăn này.

3. Kết luận3.1. Ưu điểm: 3.1. Ưu điểm: 3.1. Ưu điểm:

Với hình thức đăng ký kinh doanh là công ty chuyên về phân phối và cung cấp dịch vụ cho nên việc đầu tư nguồn vốn vào tài sản cố định ban đầu không nhiều như các công ty về sản xuất khác, nguồn vốn chủ yếu là vốn lưu động, tập trung chủ yếu vào mặt hàng công ty đang kinh doanh. Ngoài ra công ty là một Chi nhánh của Công ty CP Ô Tô Trường Hải cho nên việc thực hiện công nợ dễ dàng hơn so với hệ thống các đại lý độc lập khác, tận dụng được nguồn vốn này để luân chuyển nhanh vòng quay vốn trong các hoạt động khác, mặt khác với một hệ thống quản trị quy chuẩn, đạt tiêu chuẩn quốc tế và có tính đồng bộ cao cho nên việc quản trị công nợ với khách hàng diễn ra khá chặt chẽ, xuyên suốt, tình trạng công nợ quá hạn được theo dõi sát sao và đảm bảo thu nợ đúng hạn, không có hiện tượng nợ xấu, nợ không thanh toán được.

Những kết quả đã đạt được :

Doanh thu năm 2011 tăng gần 31% cho thấy nhu cầu tiêu thụ dòng xe nội địa tại các tỉnh thành vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ hiện nay đang phát triển. Đây là những dấu hiệu phục hồi của tình hình kinh doanh so với năm 2010. Nắm bắt nhu cầu của khách hành, doanh nghiệp cần phát triển mạnh hơn tại các vùng chưa có đại lý và tiếp tục đảm bảo sự ổn định của các đại lý lớn. Ngoài ra, thuận theo sự phát triển của thị trường, nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày càng lớn. Đơn vị cần tăng cường phát triển về dịch vụ tại các xưởng dịch vụ thông qua việc sửa chữa, bảo hành, cung cấp phụ tùng chính phẩm. Ngoài việc làm tăng uy tín thương hiệu, các dịch vụ cũng giúp mang lại nguồi thu lớn cho doanh nghiệp.

Một trong những yếu tố quan trọng giúp gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp là giảm chi phí. Từ năm 2009 đến năm 2011, tổng chi phí tăng phần là do ảnh hưởng của kinh tế chung. Lạm phát tăng cao nên việc giảm chi phí là vô cùng

khó khăn. Tuy vậy, doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu chi phí phát sinh, đảm bảo sự gia tăng tối thiểu của chi phí trong giai đoạn này. Bởi sự gia tăng chi phí đồng nghĩa với tăng giá, càng kìm hãm được sự tăng giá bao nhiêu doanh nghiệp sẽ càng có nhiều lợi thế bấy nhiều trong thời điểm cạnh tranh gay gắt giữa các công ty cùng ngành nghề.

Nhìn chung, lợi nhuận doanh nghiệp sau thuế tăng từ 3.274.480.000VNĐ lên 6.790.240.000VNĐ vào năm 2010 và đến năm 2011 lợi nhuận sau thuế của CN Giải Phóng- Công ty CP ô tô Trường Hải là 14.375.340.000VNĐ. Gia tăng lợi nhuận là mục đích phát triển của mỗi doanh nghiệp. Để đảm bảo lợi nhuận, doanh nghiệp đã và đang đưa ra rất nhiều phương án nhằm gia tăng doanh thu và giảm chi phí. Đồng thời tìm kiếm lợi nhuận từ các nguồn khác nhằm tích lũy vốn cho sự phát triển lâu dài và bên vững của đơn vị

3.2 Nhược điểm:

Chi phí quản trị doanh nghiệp, chi phí quản trị hành chính chưa được sử dụng đúng mức, đúng mục đích, nên thường gây ra tình trạng lãng phí, không có mục đích nên nguồn chi phí cho các hoạt động này cũng đáng để cần được quan tâm lại. Theo số liệu bảng 2.2 và 2.3 phí quản lý doanh nghiệp và chi phí nội bộ tăng liên tục, mặc dù số lượng cán bộ công nhân viên tăng thêm không đáng kể, chi phí hành chính cho các hoạt động kinh doanh cũng không thể tăng đột biến như vậy, điều này thể hiện sự thiếu quan tâm chặt chẽ trong việc quản trị các chi phí hành chính liên quan đến nội bộ doanh nghiệp, nhiều nguyên nhân cũng xuất phát từ yếu tố con người, thiếu tinh thần trách nhiệm và thiếu kinh nghiệm trong việc quản trị các loại chi phí này.

Hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế nhưng vẫn đạt được những chỉ tiêu khả quan. Trong điều kiện hiện nay, Công ty cổ phần ô tô Trường Hải- CN Giải Phóng cũng như nhiều doanh nghiệp khác

không thể tránh khỏi tình trạng các chỉ tiêu sử dụng vốn có dấu hiệu không tốt. Tuy vậy, đơn vị vẫn kiểm soát được sự suy giảm các chỉ tiêu đảm bảo được tỷ suất lợi nhuận ổn định từ năm 2009 tới năm 2011 trong tình trạng nền kinh tế ngày càng nhiều biến động và khó khăn. Đây là dấu hiệu đáng mừng trong thời điểm hiện tại. Doanh nghiệp cần cố gắng duy trì và phát huy nhiều hơn hiệu quả sử dụng vốn.

3.3 Biện pháp khắc phục:

Tình hình kinh tế hiện nay ngày càng khó khăn hơn. Nhiều doanh nghiệp đã bị thu hẹp quy mô kinh doanh hoặc buộc phải ngừng hoạt động. Nguyên nhân chính là môi trường kinh tế vĩ mô có nhiều biến động, thiếu ổn định. Bên cạnh đó, một vài chính sách nhằm cải thiện tình hình giao thông gây ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ô tô. Tâm lý người tiêu dùng khi mua xe bị ảnh hưởng tác động tới lượng tiêu thụ hàng hóa của nhiều doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn như tốc độ luân chuyển của VLĐ đang bị chậm dần đồng thời với hiệu suất sử dụng VLĐ tăng và hàm lượng VLĐ giảm. Doanh nghiệp cần nhanh chóng đưa ra các biện pháp khắc phục đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của đơn vị.

Trong điều kiện lạm phát cao khiến chi phí tăng nhanh, doanh nghiệp cần đưa ra các biện pháp đảm bảo hạn chế sự gia tăng không cần thiết của chi phí. Thực hiện và nâng cao ý thức lao động trong việc tiết kiệm các yếu tố sử dụng hàng ngày như điện, nước, văn phòng phẩm. Những chi phí này hiện nay đang chiếm tỷ lệ rất lớn, có xu hướng tăng dần khi quy mô hoạt động của chi nhánh ngày càng lớn. Vì vậy, song song với việc tuyên truyền tới cán bộ công nhân viên thì Ban lãnh đạo cũng cần đề ra các quy định, chế tài cụ thể để thực hiện chặt chẽ việc này, đảm bảo hạn chế tối đa các chi phí, nâng cao doanh thu.

Cần giảm thiểu lượng hàng tồn kho của các linh kiện, phụ kiện, phụ tùng mà có xu hướng luân chuyển chậm hoặc khó bán. Bên cạnh đó phải đảm bảo lượng tồn kho cúa các nguyên vật liêu, công cụ, dụng cụ dùng cho quá trình sửa chữa và dịch vụ.

Chương 3

CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ TRƯỜNG HẢI- CHI NHÁNH

GIẢI PHÓNG

1. Bối cảnh chung của nền kinh tế trong thời điểm hiện nay

Từ thời điểm cuối năm 2007 đầu năm 2008 tới nay, nền kinh tế chung của thế giới đã trải qua những biến động lớn làm xáo trộn đến hầu hết đời sống của mọi tầng lớp trong xã hội, ảnh hưởng đến văn hóa tiêu dùng và cách thức đối phó đối với tình hình kinh tế ảm đạm như vậy. Khởi nguồn từ việc hai quỹ tín dụng lớn của Mỹ Fannie Mea và Freddie mac cho vay tín dụng mua nhà, cổ phiếu, chứng khoán quá ồ ạt và dễ dãi dẫn đến tình trạng bong bong bất động sản, sự sụp đổ của bong bong bất động sản khiến cho 2 quỹ tín dụng này sụp đổ kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng lớn trên thế giới như Lehman Brother, khiến cho thị trường tài chính thế giới đầu những năm 2008 trở nên bết bát, thảm hại và gần như tê liệt nếu như không có chính sách cứu trợ của các chính phủ, đặc biệt là cục dự trữ liên bang Mỹ : FED.

Do vỡ bong bóng bất động sản, dẫn đến hiệu ứng Domino, kéo theo hàng loạt các các ngành nghề khác rơi vào tình trạng tê liệt, cung cầu thị trường bị thay đổi hoàn toàn, tình trạng vỡ nợ thật giả diễn ra liên tục, khiến cho nhiều doanh nghiệp làm ăn thật thà rơi vào khốn đốn, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế có nguy cơ ảnh hưởng tới đổ vỡ chính trị trong một số nước.

Thời gian gần đây nhất, nợ công châu Âu của Hy Lạp một suýt chút nữa đã kéo theo sự sụp đổ của khối EURO, khiến cho thị trường này sa sút, một lần nữa ảnh hưởng rất lớn đến việc xuất nhập khẩu, giao thương thương mại giữa các nước trên thế giới với khối EURO ZONE và Việt Nam cũng ảnh hưởng

không nhỏ trong vấn đề xuất nhập khẩu hàng hóa, lao động, liên quan đến vấn đề nợ công này.

Tại Việt Nam, chỉ số VN INDEX năm 2007 đã vượt lên con số 1126 điểm, các nhà đầu tư lao vào ồ ạt, tín dụng ngân hàng cho vay ra ồ ạt để đầu tư vào chứng khoán và bất động sản, tạo ra bong bóng chứng khoán, bất động sản, đến quý II/2008, ảnh hưởng bởi tình trạng khủng hoảng tài chính trên thế giới chỉ số VN INDEX trở về ngưỡng điểm 241 khiến bong bóng chứng khoán vỡ tung, tình trạng mất tiền, thất nghiệp gia tăng tại Việt Nam.

Bắt đầu từ nửa đầu năm 2011, ngân hàng nhà nước bắt đầu áp dụng các chính sách siết chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát và thanh lọc nền kinh tế, một loạt tình trạng tiềm ẩn của nền kinh tế bắt đầu lộ ra, bong bóng bất động sản vỡ, tình trạng vỡ nợ gia tăng, nợ xấu ngân hàng trong lĩnh vực bất động sản là con số đáng nói và so sánh so với GDP trong nước, hiện nay, thị trường bất động sản rơi vào ảm đạm, khi không có giao dịch, giá bất động sản và chung cư cao

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải Chi nhánh Giải Phóng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w