Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải Chi nhánh Giải Phóng (Trang 32)

2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CP Ô TÔ TRƯỜNG HẢI – CN GIẢI PHÓNG

2.2Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty

2.2.1 Kết cấu VLĐ tại Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải- CN Giải Phóng

Bảng 2.4: Kết cấu VLĐ tại Công ty CP ô tô Trường Hải- CN Giải Phóng

(ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2009 Tỷ trọng (%) Năm 2010 Tỷ trọng (%) Năm 2011 Tỷ trọng (%) So sánh 2010 – 2009 So sánh 2011 – 2010 Thay đổi % Thay đổi %

1. Tiền và tương đương tiền

9.397,33 61,5 1.239,80 4,3 2 43,35 1,9 (8.157 ,53) (86,8) (99 6,45) (80,4) 3. Các khoản phải thu

5.870,80 38,5 1.906,41 6,7 9. 294,94 72,8 (3.964 ,39) (6,8) 7.3 88,53 79,5 4. Hàng tồn kho - - 23.302,87 81,3 2. 421,97 19,0 23.302 ,87 100,0 (20.88 0,90) (89,6) 5. TS ngắn hạn khác 2,13 - 2.208,43 7,7 8 04,80 6,3 2.20 6,30 100,0 (1.4 03,63) (63,6) Tổng cộng VLĐ 15. 270,26 100 28.657,51 100 12.76 5,06 100 26.398,0 100,0 65.660,00 (154,1)

(Nguồn: Báo cáo Tài chính Công ty CP Ô tô Trường Hải- CN Giải Phóng năm 2009, 2010, 2011)

Tổng VLĐ qua các năm tăng giảm không ổn định.Năm 2010 tăng 100% so với năm 2009, đặc biệt cho tới năm 2011 tỷ lệ này thay đổi hoàn toàn, giảm 100% so với năm 2010.

Trong cơ cấu VLĐ, chiếm tỷ trọng chủ yếu là các khoản phải thu rồi đến hàng tồn kho, tiền và tương đương tiền, cuối cùng là TS ngắn hạn khác.

Tỷ trọng các khoản phải thu năm 2009 khoảng 39% thì đến năm 2010 tỷ lệ này tụt xuống rất thấp, chỉ chiếm 6,7%. Đến năm 2011 tỷ lên này lại chiếm 72,8% tương đương với 9.294.940.000VNĐ. Tỷ lệ thay đổi lớn như vậy là do

năm 2009 tỷ lệ hàng tồn kho không có. Tới năm 2010, tỷ lệ tồn kho chiểm 81,3% trong tổng nguồn vốn. với 23.302.870.000VNĐ. Đầu năm 2011 việc kinh doanh thuận lợi nên lượng hàng tồn kho của năm 2010 được giải quyết. Tỷ lệ hàng tồn kho vào năm 2011 này chiếm 19% trên tổng nguồn vốn, giảm rất nhiều so với năm 2010.

Bên cạnh đó, tỷ lệ tiền và tương đương tiền giảm mạnh qua các năm. Năm 2009 tỷ lệ này chiếm 61% trên tổng nguồn vốn, năm 2010 chiếm 4,3% và đến năm 2011 tỷ lệ này chỉ là 1,9% trên tổng vốn lao động.

Tỷ lệ tài sản ngắn hạn khác chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn, năm 2010 chiếm tỷ lệ 7,7% tương đương với 2.208.430.000VNĐ, năm 2011 có chút giảm nhẹ so với 2010, chiếm 6,3% trên tổng nguồn vốn.

2.2.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động

Vốn lưu động bằng tiền là loại vốn linh hoạt và có khả năng thanh khoản cao nhất trong VLĐ của doanh nghiệp . Do vậy nhu cầu dự trữ vốn bằng tiền trong các doanh nghiệp là để đáp ứng những nhu cầu giao dịch hàng ngày và nhiều mục đích khác.

Trong mục này, ta sẽ xét đến hai tiêu chí lớn để đánh giá việc sử dụng nguồn vốn tại công ty : Số vòng quay vốn lưu động và Tỷ suất lợi nhuận nguồn vốn.

Đối với chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động = DTT/VLĐbq

Như bảng số liệu các năm về doanh thu thuần (bảng 2.1) và vốn lưu động (bảng 2.4), ta có như sau :

Năm 2009 : Vòng quay VLĐ = 125.235,08/15.270,26 =8.201,24 (vòng) Năm 2010 : Vòng quay VLĐ = 278.753,64/28.657,51 = 9.727,07 (vòng) Năm 2011 : Vòng quay VLĐ = 524.546,60/12.765,06 = 41.121,36(vòng)

Như vậy, theo chỉ tiêu đánh gia vòng quay vốn lưu động tăng liên tục theo các năm từ 2009 đến 2011. Trong giai đoạn năm 2009-2010 thì chỉ tiêu này tăng nhẹ tương đối khoảng 18 % do thời kỳ này mới xây dựng nhà xưởng, phòng trưng bày bán sản phẩm cho nên số lượng sản phẩm cung cấp ra thị trường chưa lớn, vòng quay vốn thấp và số lượng hàng tồn trong kho chờ tiêu thụ cũng tương đối nhiều. Đến giai đoạn 2010-2011 chỉ tiêu này tăng đột biến tương đối lên con số 323% nguyên nhân chính là do thị trường thuận lợi, sức mua tăng cao, số lượng hàng hóa tồn kho được giải quyết hết và không có công nợ quá hạn, như vậy có thể thấy vòng quay vốn qua các thời kỳ tăng liên tục, cho thấy hàng hóa tiêu thụ nhiều ra thị trường và lợi nhuận sinh ra lớn dần qua các năm.

Đối với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nguồn vốn = LNST/VLĐbq

Theo bảng số liệu 2.1 về lợi nhuận sau thuế và 2.4 về vốn lưu động, ta có tỷ suất lợi nhuận nguồn vốn qua các năm như sau :

Tỷ suất lợi nhuận = LNST/VLĐbq

Năm 2009 : Tỷ suất lợi nhuận = 3.274,48/15.270,26 = 0.214,43 Năm 2010 : Tỷ suất lợi nhuận = 6.790,24/28.657,51 = 0.236,94 Năm 2011 : Tỷ suất lợi nhuận = 14.375,34/12.765,06 = 1.126.14

Tỷ suất sinh lợi nhuận nguồn vốn phản ánh một đồng vốn sử dụng trong kỳ ( ở đây là 1 năm ) đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. So sánh giữa các năm 2009, 2010 và 2011 thấy rằng chỉ tiêu này tăng theo 2 giai đoạn : Giai đoạn 2009-2010 giá trị tăng tương đối là 10,5% và trong giai đoạn 2010-2011 giá trị tăng tương đối là : 375,3% chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn trong hai gian đoạn tăng khác nhau, thể hiện trên nhiều khía cạnh của cung cầu thị trường, sản phẩm được nhiều khách hàng quan tâm sử dụng, sức

mua thị trường tốt, hàng tồn kho ít và khả năng quản lý, điều hành doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý tốt.

Trong tổng VLĐ của Công ty cổ phần ô tô Trường Hải- CN Giải Phóng, vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng lớn và giảm dần qua các năm. Năm 2009 vốn bằng tiền của Công ty chiếm 61,5% tương ứng với số tiền là 9.397.330.000VNĐ. Đến năm 2010 tỷ lệ này chỉ là 4,3% tương ứng với số tiền 1.230.800.000VNĐ, tới năm 2011 tỷ lệ này giảm xuống còn 1,9% tương ứng là 243.350.000VNĐ.

Qua số liệu trên bảng ta thấy vốn bằng tiền của công ty giảm chủ yếu là do sự gia tăng của lượng hàng hóa tồn kho. Mua sắm, trang bị vật thư thiết bị ban đầu với quy mô lớn đã đẩy lượng hàng tồn kho lên cao, chiếm 81,3% vào năm 2010 và giảm xuống còn 19% vào năm 2011.

2.2.3. Tình hình quản lý các khoản phải thu

Các khoản phải thu chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng số VLĐ của công ty. Năm 2009, khoản phải thu là 5.870.800.000VNĐ chiếm 38,5%. Năm 2010, khoản phải thu giảm đáng kể, chỉ chiếm 6,7% trên tổng nguồn vốn, tương ứng với số tiền là 1.906.410.000 VNĐ. Và đến năm 2011, tỷ trọng này đã vượt lên tới 72,8% trên tổng VLĐ tương ứng là 9.294.940.000VNĐ. Trong đó, khoản phải thu khách hàng là lớn nhất. Dù vậy đây cũng là điều tất yếu , bởi công ty đang ngày càng được mở rộng vì thế nên công ty có nhiều bạn hàng, theo đó lượng tiền mà khách nợ công ty tăng lên. Bên cạnh đó cũng có sự gia tăng của các khoản phải thu khác nhưng mà sự gia tăng này không đáng kể.

Như vậy ,hầu hết các khoản phải thu của Công ty đã có xu hướng tăng lên. Công ty cần chú trọng hơn nữa việc đốc thúc khách hàng trả nợ, kiên quyết không cung cấp hàng cho những khách hàng đang còn nợ lớn, thu hẹp được vốn ở khâu này sẽ hạn chế VLĐ bị chiếm dụng, giúp công ty rút ngắn thời gian luân chuyển của đồng vốn .

Như vậy, công ty đã gặp nhiều khó khăn trong công tác quản trị các khoản phải thu, phải trả . Thời gian tới công ty cần chú trọng việc đốc thúc khách hàng trả nợ, đồng thời công ty cũng cần giảm lượng phải trả người bán nhằm đảm bảo sự an toàn cho công ty. Làm được như vậy sẽ giúp công ty rút ngắn thời gian luân chuyển của vốn.

2.2.4. Tình hình quản lý hàng tồn kho

Chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho :

Số vòng quay HTK=GVHB/HTKbq; Chỉ tiêu này cho biết hàng tồn kho luân chuyển được mấy vòng trong kỳ thường là một quý hoặc một năm, số vòng quay HTK càng lớn thì hiệu quả sử dụng nguồn vốn càng tăng và ngược lại

Từ bảng số liệu 2.1 và 2.4 Ta có

Năm 2009 : Do không có hàng tồn kho nên không tính được

Năm 2010 : Số vòng quay HTK = 267.299,74/23.302,87 = 11.470,67 (vòng) Năm 2011 : Số vòng quay HTK = 502.672,42/2.421,97 = 207.546,92 (vòng)

Hàng tồn kho là khoản mục có giá trị lớn thứ hai trong tổng số VLĐ của công ty. Năm 2009 hàng tồn kho là không có, đến năm 2010 việc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh với quy mô lớn nên lượng hàng tồn kho chiếm tỷ lệ rất cao, đến 81,3% trên tổng nguồn vốn của công ty, tương ứng là 23.302.870.000VNĐ. Vào thời điểm năm 2011 thì lượng hàng tồn kho được giải quyết triệt để, tỷ lệ chỉ còn chiếm 19% tương ứng là 2.421.970.000VNĐ, giảm gần 90% so với năm 2010.

Tỷ lệ hàng tồn kho vào năm 2010 rất cao, nguyên nhân là do công ty đã mở rộng quy mô kinh doanh, nhập thêm nhiều vật tư để cung cấp cho khách hàng. Tuy nhiên khoản mục hàng tồn kho lớn cũng gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại cho công ty nhất là sự tồn đọng vốn. Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp là luôn tìm mọi cách để tối ưu hóa các chi phí. Đồng thời, cũng phải đẩy

mạnh công tác nghiên cứu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới và tăng cường các biện pháp bán hàng cần thiết.

Tuy nhiên đến giai đoạn năm 2010-2011 do sự thuận lợi của thị trường, sự hỗ trợ của các chính sách vĩ mô nên lượng hàng hóa tiêu thụ được nhiều, lượng tồn kho được giải quyết triệt để và số vòng quay hàng tồn kho tăng đột biến khiến cho mọi chỉ số khác đều tăng theo, lợi nhuận thu về lớn và hiệu quả sử dụng nguồn vốn tăng một cách rõ rệt, thể hiện qua chỉ số tăng trưởng tương đối vòng quay hàng tồn kho giai đoạn 2010-2011 : 1709,3%.

2.2.5. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn tổng hợp

Bảng 2.5: Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ

TT Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 So sánh 2010- 2009 So sánh 2011-2010

1 Doanh thu ( Doanh thu

thuần) Tr.đồng 125.2 35,08 278.00 0,35 524.54 6,60 152. 765,27 246.546,25 2 VLĐ Tr.đồng 15.2 70,26 28.65 7,51 12.76 5,06 13. 387,25 (15.892,45) 3 VLĐ bình quân Tr.đồng 15.2 70,27 28.65 7,52 12.76 5,07 13.387,25 (15.892,45)

4 Tổng lợi nhuận trước thuế Tr.đồng 3.

274,48 6.7 90,24 14.37 5,34 3. 515,76 7.585,10

5 Tốc độ luân chuyển VLĐ

(= 1/2) Vòng 8,20 9,70 4 1,09 1,50 31,39 6 H/iệu suất sử dụng VLĐ (= 1/3) Đồng 8,20 9,70 4 1,09 1,50 31,39 7 Hàm lượng VLĐ (= 3/1) Đồng 0,12 0,10 0,02 (0,02) (0,08)

8 Tỷ suất lợi nhuận (= 4/3) Đồng

0,21

0,24

1,13 0,02 0,89

Tốc độ luân chuyển của nguồn vốn tăng dần qua các năm. Mặc dù VLĐ bình quân có giảm nhưng doanh thu thuần tăng cao nên tốc độ luân chuyển này tăng cao. Đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2009 đến 2011.

Hiệu suất sử dụng VLĐ của Công ty tăng liên tục, năm 2010 tăng 1,50 đồng so với năm 2009, năm 2011 tăng 31,39 đồng so với năm 2010. Tỷ lệ này phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty ngày càng tăng cao.

Hàm lượng VLĐ giảm dần qua các năm, từ 0,12 đồng năm 2009 xuống còn 0,10 đồng năm 2010 và năm 2011 xuống còn 0,02 đồng. Số liêu này cho ta thấy Doanh nghiệp đang đã và đang sử dụng vốn kinh doanh một cách hiệu quả, tăng đều doanh thu qua các năm.

Tỷ suất lợi nhuận tăng dần qua các năm cho thấy kết quả kinh doanh của công ty rất tốt. Việc sử dụng nguồn vốn tại công ty đúng mục đích và đang rất hiệu quả.

Nhìn chung, năm 2011 là một năm đầy biến động và khó khăn với nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. Với tỷ lệ lạm phát cao, trên 18% và khoảng 50.000 doanh nghiệp đã phá sản.Tuy nhiên CN Giải Phóng- Công ty CP ô tô Trường Hải vẫn đang hoạt động hiệu quả, nhất là khi tỷ suất lợi nhuận vẫn đảm bảo tăng đều qua các năm.

Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, năm 2012 sẽ tiếp tục là năm khó khăn của nền kinh tế, hoặc sẽ có nhiều hơn doanh nghiệp phá sản, hoặc nền kinh tế sẽ có bước đột phá để phục hồi. Do đó, doanh nghiệp cần tìm nhiều giải pháp để tiếp tục duy trì hoạt động bình thường và tìm kiếm phương án phát triển trong tình trạng khó khăn này.

3. Kết luận3.1. Ưu điểm: 3.1. Ưu điểm: 3.1. Ưu điểm:

Với hình thức đăng ký kinh doanh là công ty chuyên về phân phối và cung cấp dịch vụ cho nên việc đầu tư nguồn vốn vào tài sản cố định ban đầu không nhiều như các công ty về sản xuất khác, nguồn vốn chủ yếu là vốn lưu động, tập trung chủ yếu vào mặt hàng công ty đang kinh doanh. Ngoài ra công ty là một Chi nhánh của Công ty CP Ô Tô Trường Hải cho nên việc thực hiện công nợ dễ dàng hơn so với hệ thống các đại lý độc lập khác, tận dụng được nguồn vốn này để luân chuyển nhanh vòng quay vốn trong các hoạt động khác, mặt khác với một hệ thống quản trị quy chuẩn, đạt tiêu chuẩn quốc tế và có tính đồng bộ cao cho nên việc quản trị công nợ với khách hàng diễn ra khá chặt chẽ, xuyên suốt, tình trạng công nợ quá hạn được theo dõi sát sao và đảm bảo thu nợ đúng hạn, không có hiện tượng nợ xấu, nợ không thanh toán được.

Những kết quả đã đạt được :

Doanh thu năm 2011 tăng gần 31% cho thấy nhu cầu tiêu thụ dòng xe nội địa tại các tỉnh thành vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ hiện nay đang phát triển. Đây là những dấu hiệu phục hồi của tình hình kinh doanh so với năm 2010. Nắm bắt nhu cầu của khách hành, doanh nghiệp cần phát triển mạnh hơn tại các vùng chưa có đại lý và tiếp tục đảm bảo sự ổn định của các đại lý lớn. Ngoài ra, thuận theo sự phát triển của thị trường, nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày càng lớn. Đơn vị cần tăng cường phát triển về dịch vụ tại các xưởng dịch vụ thông qua việc sửa chữa, bảo hành, cung cấp phụ tùng chính phẩm. Ngoài việc làm tăng uy tín thương hiệu, các dịch vụ cũng giúp mang lại nguồi thu lớn cho doanh nghiệp.

Một trong những yếu tố quan trọng giúp gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp là giảm chi phí. Từ năm 2009 đến năm 2011, tổng chi phí tăng phần là do ảnh hưởng của kinh tế chung. Lạm phát tăng cao nên việc giảm chi phí là vô cùng

khó khăn. Tuy vậy, doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu chi phí phát sinh, đảm bảo sự gia tăng tối thiểu của chi phí trong giai đoạn này. Bởi sự gia tăng chi phí đồng nghĩa với tăng giá, càng kìm hãm được sự tăng giá bao nhiêu doanh nghiệp sẽ càng có nhiều lợi thế bấy nhiều trong thời điểm cạnh tranh gay gắt giữa các công ty cùng ngành nghề.

Nhìn chung, lợi nhuận doanh nghiệp sau thuế tăng từ 3.274.480.000VNĐ lên 6.790.240.000VNĐ vào năm 2010 và đến năm 2011 lợi nhuận sau thuế của CN Giải Phóng- Công ty CP ô tô Trường Hải là 14.375.340.000VNĐ. Gia tăng lợi nhuận là mục đích phát triển của mỗi doanh nghiệp. Để đảm bảo lợi nhuận, doanh nghiệp đã và đang đưa ra rất nhiều phương án nhằm gia tăng doanh thu và giảm chi phí. Đồng thời tìm kiếm lợi nhuận từ các nguồn khác nhằm tích lũy vốn cho sự phát triển lâu dài và bên vững của đơn vị

3.2 Nhược điểm:

Chi phí quản trị doanh nghiệp, chi phí quản trị hành chính chưa được sử dụng đúng mức, đúng mục đích, nên thường gây ra tình trạng lãng phí, không có mục đích nên nguồn chi phí cho các hoạt động này cũng đáng để cần được quan tâm lại. Theo số liệu bảng 2.2 và 2.3 phí quản lý doanh nghiệp và chi phí nội bộ tăng liên tục, mặc dù số lượng cán bộ công nhân viên tăng thêm không đáng kể, chi phí hành chính cho các hoạt động kinh doanh cũng không thể tăng đột biến như vậy, điều này thể hiện sự thiếu quan tâm chặt chẽ trong việc quản

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải Chi nhánh Giải Phóng (Trang 32)