5. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại và tiêu chí xác định trang trại:
5.1. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại:
Việc nghiên cứu những đặc trưng của kinh tế trang trại có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu cũng như trong thực tiễn quản lý. Để xác định những đặc trưng của kinh tế trang trại, cần xuất phát từ những điểm khác biệt mang tính bản chất của kinh tế trang trại so với các hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung khác và so với kinh tế nông hộ. Điều này đòi hỏi phải xuất phát từ khái niệm về kinh tế trang trại đã được trình bày ở trên. Với quan điểm như vậy, kinh tế trang trại mang những đặc trưng cơ bản sau đây:
5.1.1.Phát triển kinh tế trang trại gắn với sản xuất nông, lâm, thuỷ sản theo hướng hàng hoá và theo nhu cầu thị trường.
Kinh tế trang trại là hình thức kinh tế từng bước đưa nông dân từ hộ nông nghiệp tự cấp tự túc lên các hộ nông nghiệp hàng hoá. Vai trò khách quan mang tính lịch sử này của kinh tế trang trại gắn liền với tính hai mặt của hộ nông dân, với trình độ phát triển của sản xuất nông nghiệp và sự giao lưu hàng hoá giữa thành thị và nông thôn.
Nông hộ vừa là gia đình- đơn vị trực tiếp tiêu dùng của xã hội, vừa là cơ sở sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp sản xuất ra những sản phẩm tối cần thiết cho cuộc sống có thể tiêu dùng trực tiếp. Do vậy sản xuất trực tiếp tự túc là cái vốn có của kinh tế hộ nông dân. Các hộ nông dân muốn làm giầu phải thoát khỏi tình trạng sản xuất tự túc và từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá theo phương thức trang trại.
Như vậy các hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung trong nền kinh tế thị trường mặc dù sản xuất ra khối lượng nông sản phẩm lớn hơn so với hình thức sản xuất phân tán, song mục đích chủ yếu vẫn là nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của những chủ nhân của chúng, còn kinh tế trang trại thì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ngay từ khi ra đời đã mang tính hàng hoá và càng ngày tính chất và trình độ sản xuất hàng hoá của nó càng được nâng lên.
Các trang trại đều đi lên từ kinh tế hộ nông dân khi kinh tế hộ phá vỡ vỏ bọc tự cấp, tự cung vốn có. Như quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại gia đình là quá trình nâng cao hay mở rộng tính chất và trình độ sản xuất hàng hoá của trang trại đồng thời cũng là quá trình thu hẹp tính chất sản xuất trực tiếp tự cấp, tự túc vốn có của kinh tế hộ nông dân.
Đặc trưng về mục đích sản xuất hàng hoá là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế trang trại, bởi vì mục đích sản xuất hàng hoá chi phối và ảnh hưởng lớn, thậm chí quyết định tới các đặc trưng khác cuả kinh tế trang trại.
Quy mô của trang trại lớn gấp nhiều lần quy mô của hộ gia đình hay kiểu tiểu nông. Nó được đánh giá bằng diện tích đất đai sử dụng, hay bằng giá trị sản lượng làm ra trong một năm hoặc đo bằng tỷ suất hàng hoá của trang trại.
5.1.2. Tư liệu sản xuất trong trang trại thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập.
Trong các trang trại mà tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu của chủ trang trại trong trường hợp đi thuê hoặc được giao quyền sử dụng thì tư liệu sản xuất đều thuộc quyền sử dụng của một người chủ độc lập.
Người chủ độc lập ở đây không phải là người chủ biệt lập, tách rời khỏi các quan hệ liên kết và hợp tác với các chủ thể kinh tế khác. Người chủ độc lập ở đây là người hoàn toàn có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên như đã trình bày ở trên, tư liệu sản xuất trong trang trại thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập cũng có nghĩa là những hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm nghiệp dựa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trên sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể (nông, lâm trường quốc doanh, hợp tác xã nông nghiệp...) thì không thuộc khái niệm trang trại.
5.1.3. Quá trình tích tụ ruộng đất và vốn đầu tư được tập trung tới quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá.
Trong nông nghiệp cũng như trong ngành sản xuất vật chất khác, sản xuất hàng hoá chỉ có thể được tiến hành khi các yếu tố sản xuất được tập trung tới quy mô nào đó. Do đó ở các trang trại, sản xuất hàng hoá chỉ có thể được thực hiện khi ruộng đất, tiền vốn, tư liệu sản xuất... được tập trung tới quy mô cần thiết (đủ lớn). Đặc trưng này được quy định bởi chính đặc trưng về mục đích sản xuất của trang trại. ở các trang trại tư nhân, quy mô tập trung các yếu tố sản xuất lớn hơn hẳn so với các trang trại gia đình, còn các trang trại gia đình mặc dù có quy mô lớn hơn nhiều so với kinh tế họ tự cấp, tự túc, song nói chung vẫn nằm trong khuôn khổ gia đình, chịu sự giới hạn nhất định của các yếu tố sản xuất nội lực. Do vậy, sự tập trung các yếu tố sản xuất (ruộng đất, tiền vốn, tư liệu sản xuất, lao động...) ở đây dù theo yêu cầu sản xuất hàng hoá song cũng có những giới hạn nhất định.
Đặc trưng về sự tập trung các yếu tố sản xuất của kinh tế trang trại có thể biểu thị về mặt lượng bằng những chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Quy mô diện tích ruộng đất của trang trại (nếu là trang trại chăn nuôi thì là số lượng gia súc, gia cầm...)
- Quy mô vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của trang trại.
5.1.4. Tổ chức và quản lý sản xuất theo phương thức tiến bộ dựa trên sự chuyên môn hoá sản xuất, thâm canh, ứng dụng TBKHKT, thực hiện hoạch toán, điều hành sản xuất hợp lý và thường xuyên tiếp cận thị trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Về trình độ chuyên môn hoá sản xuất trong các trang trại: Chuyên môn hoá sản xuất của trang trại là quá trình gắn liền với việc chuyển phương hướng sản xuất của trang trại từ sản xuất đa dạng, đa canh kết hợp trồng trọt với chăn nuôi sang sản xuất chuyên canh, tập trung vào một vài nông sản hàng hoá có lợi thế so sánh và khả năng sinh lời cao.
Để phản ánh trình độ chuyên môn hoá, có thể sử dụng chỉ tiêu: Cơ cấu giá trị sản lượng của trang trại; Cơ cấu giá trị sản lượng hàng hoá của trang trại.
- Trình độ thâm canh trong các trang trại cũng được nâng dần từ thâm canh truyền thống sang thâm canh kết hợp truyền thống với hiện đại rồi thâm canh hiện đại. Những chỉ tiêu chủ yếu có thể sử dụng để biểu hiện trình độ thâm canh là: Vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích; Vốn đầu tư cho những công nghệ sản xuất tiến bộ trên một đơn vị diện tích; Năng suất cây trồng vật nuôi.
- Về cách thức điều hành sản xuất: Lúc đầu sản xuất hàng hoá còn ít và giản đơn với mục đích là tối đa hoá lợi ích và tăng thêm thu nhập cho gia đình thì chủ trang trại vẫn điều hành sản xuất theo kiểu gia trưởng, song đã bắt đầu đi vào bố trí, tổ chức sản xuất, ghi chép thu chi và hoạch toán đơn giản. Khi sản xuất hàng hoá là hướng chính, các phạm trù lợi nhuận, giá cả và cạnh tranh ngày càng lôi cuốn trang trại đi vào kinh doanh nhằm đạt lợi nhuận nhiều hơn thì cách quản lý theo kiểu gia trưởng không còn thích hợp nữa. Sản xuất đòi hỏi phải có phương án hợp lý lựa chọn cây trồng, vật nuôi, quy hoạch ruộng đất, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng công nghệ và quy trình thâm canh... Do vậy quản lý và điều hành sản xuất ở đây được tiến hành trên cơ sở những kiến thức cần thiết về nông học, sinh học và phương pháp điều hành sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Về hoạt động tài chính và hoạch toán của trang trại: Hoạt động tài chính và hoạch toán của trang trại dần dần thay đổi. Lúc đầu khi mới đi vào sản xuất hàng hoá, chủ trang trại thường ghi nhớ trong đầu hoặc có ghi chép, hoạch toán đơn giản lượng thu, lượng chi và phần thu nhập dôi ra đối với vài cây trồng, vật nuôi chủ yếu. Khi sản xuất hàng hoá đã trở thành hướng chính, các trang trại thường thực hiện hoạch toán giá thành và lợi nhuận đối với từng cây, con hàng hoá. Đến khi trang trại kinh doanh gần như một doanh nghiệp thì hoạt động tài chính đi vào chiều sâu, bao gồm các nội dung: Kế hoạch tài chính, hoạch toán giá thành, lợi nhuận, phân tích kinh doanh...Hoạt động tài chính và hoạch toán của trang trại ngày càng có vai trò quan trọng, đồng thời cũng ngày càng phức tạp đòi hỏi phải có kiến thức và nghiệp vụ kế toán, hoạch toán nhất định.
- Về tiếp cận thị trường: Thái độ và hành động đối với thị trường của trang trại cũng từng bước được thay đổi theo hướng ngày càng tiếp cận và gắn kết với thị trường.
Lúc đầu trang trại chưa quan tâm nhiều đến thị trường mặc dù đã sản xuất theo hướng hàng hoá song tỷ trọng sản phẩm tự cung, tự cấp còn khá cao. Nhưng khi trình độ sản xuất hàng hoá đã nâng lên thì các trang trại thường xuyên quan tâm đến thị trường và tìm kiếm thị trường. Đến khi giai đoạn coi kinh doanh là lẽ sống của mình thì thị trường là khâu kết thúc, quyết định chu kỳ kinh doanh thì trang trại thường xây dựng và thực hiện linh hoạt chiến lược kinh doanh nhằm đứng vững và phát triển trong cạnh tranh.
Mức độ liên hệ và gắn kết với thị trường có thể xem xét thông qua chỉ tiêu tỷ trọng chi phí trung gian trong tổng chi phí sản xuất của trang trại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5.1.5. Chủ trang trại là người có ý chí, có năng lực tổ chức quản lý, có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất, đồng thời có hiểu biết nhất định về kinh doanh.
Người chủ trang trại là người có những tố chất cần thiết để tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Những tố chất cần thiết và chủ yếu của chủ trang trại là: Có ý chí và quyết tâm làm giàu từ nghề nông; Có năng lực tổ chức quản lý; Có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, đồng thời có hiểu biết nhất định về hoạch toán, phân tích kinh doanh, tiếp cận thị trường...
Những tố chất của người chủ trang trại nêu trên, về cơ bản không có ở người chủ nông hộ sản xuất tự cấp, tự túc. Tuy nhiên, những tố chất ngày nói chung không phải hoàn toàn được hội đủ ngay khi trang trại mới hình thành mà phần lớn các chủ trang trại, sự hội tụ các tố chất cần thiết cũng trải qua một quá trình nhất định. Mức độ hoàn thiện của các tố chất cũng gắn liền với các giai đoạn phát triển của trang trại.
5.1.6. Phát triển kinh tế trang trại giải quyết việc làm cho người lao động:
Thông thường các trang trại trong nông, lâm, ngư nghiệp đều có quy mô sản xuất lớn hơn hẳn so với quy mô sản xuất của hộ nông dân. Ngay trong các trang trại gia đình quy mô sản xuất cũng thường lớn hơn khoảng 3 lần so với quy mô sản xuất bình quân của một hộ nông dân trong vùng. Điều này dẫn đến nhu cầu về lao động trong các trang trại đều vượt quá khả năng nguồn lao động gia đình và do đó các trang trại đều có thuê mướn lao động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Quy mô thuê mướn lao động của trang trại trong các loại hình khác nhau và phụ thuộc chủ yếu vào các loại hình trang trại và quy mô sản xuất của các trang trại.
Có hai hình thức thuê mướn lao động trong các trang trại đó là: Thuê lao động thường xuyên và thuê lao động theo thời vụ. Trong hình thức thuê lao động thường xuyên, trang trại thuê người lao động làm việc ổn định quanh năm, còn trong hình thức thuê lao động theo thời vụ, trang trại chỉ thuê người lao động làm việc theo thời vụ sản xuất.
Thông thường các trang trại tư nhân có quy mô sản xuất lớn thì thuê cả lao động thường xuyên và lao động thời vụ, trong đó lao động thường xuyên là chủ yếu. Các trang trại tiểu nông thuê cả hai loại lao động, nhưng lao động thời vụ là chủ yếu, còn trang trại gia đình do quy mô sản xuất nhỏ hơn các loại hình trang trại trên nên thường là lao động thời vụ.