Thiền tính trong thơ haiku của Basho.

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ haiku của m basho (Trang 44)

Chƣơng 2: Đặc sắc thơ haiku của Matsuo Basho

2.2.2 Thiền tính trong thơ haiku của Basho.

39

Cảm thức Sabi (Tịch) là cảm thức nổi trội của thơ haiku và thể hiện tập trung nhất tư tưởng của Thiền Tông. Sabi là linh hồn của tịch liêu là cảm thức về sự tĩnh mịch sâu xa của sự vật. Sabi là ý thức mĩ học đầu tiên được phổ biến qua thơ waka, ý thức này được các nhà thơ sau đó, đặc biệt là Basho, tiếp tục phát triển và định hình. Trên thực tế, Sabi đã trở thành khái niệm căn bản trong thơ Basho. Cái cô tịch của Sabi không phải là sự cô tịch của việc chia rẽ, tách biệt, phân li. Sabi là cô đơn nhưng là “niềm cô đơn huy hoàng”, là cảm thức hùng tráng chứ không phải cô đơn cá nhân, không mang tính bi lụy.

Sabi là vẻ cô tịch, trong sự soi chiếu giữa cá thể và toàn thể, giữa một và tất cả. Đó là sự vắng bóng của bản ngã. Nội dung của sabi không chỉ giới hạn trong sự cô tịch. Đó không phải là niềm bi thương câm lặng mà là cảm thức của sự tĩnh mịch tuyệt đối khi trôi về một miền vô định. Basho chọn cho mình cuộc đời của một lữ khách phiêu bạt khắp nơi trên đất nước Nhật Bản. Trong những năm tháng độc hành ngao du sơn thủy, với một người có lòng hoài cổ đã có nhiều lần ông nhìn thấy những hình ảnh thiên nhiên bình dị trong chiều hôm hay nghe một tiếng quốc, một tiếng dế, tiếng đỗ quyên mà nhớ quê da diết :

“Nghe tiếng chim đỗ vũ ở kinh đô

mà nhớ kinh đô”

(Basho)

Basho đang ở kinh đô nghe tiếng chim đỗ vũ (chim quyên) hót, lòng bâng khuâng nhớ về quê cũ vì thời gian trôi nhanh quá. Ở kinh đô này lại nhớ kinh đô xưa – kinh đô của một thời kí ức đã xa đã vĩnh viễn mất đi chỉ còn đọng lại trong trí nhớ khi nghe tiếng chim kêu báo hiệu mùa hè. Bởi kinh đô bây giờ là Edo thành phố thị dân đang say sưa với nhịp sống phồn hoa đô hội. Nhiều thứ văn hóa cổ xưa dần bị mất đi thay vào đó là văn hóa thị dân. Cuộc sống phù thế làm con người chỉ biết hiện tại, quay lưng lại với thần linh xưa cũ.

40

“Theo gương những thiền sư ngày xưa đã đi hàng ngàn dặm không mang gì theo chỉ cố gắng đạt được trạng thái hạnh phúc dưới ánh trăng trong sáng”. Có lẽ vì thế trăng là một người bạn đường quen thuộc của ông:

“Trăng một nhà sư

mang trăng đi qua bãi cát” (Basho)

Bài thơ gợi lên một hình ảnh vô cùng tao nhã của một nhà sư bước đi trên bãi cát vắng lặng dưới ánh sáng của trăng. Tuy nhiên trăng không phải đang tỏa sáng soi đường cho người lữ hành mà chính người ấy đang ung dung mang trăng theo trên bước đường phiêu du của mình. Nhà sư không chỉ có trăng làm bạn mà trăng dường như cũng khao khát trở thành người đồng hành của nhà sư. Người lữ hành cô độc và ánh trăng lẻ loi trên bãi cát đêm hoang vắng gợi nên một niềm cô liêu, tịch mịch tận nơi sâu thẳm tâm hồn nhưng đó không phải là một nỗi cô đơn u uẩn xót xa mà là cảm xúc rợn ngợp trước vẻ đẹp dung dị mà thanh cao về sự hợp nhất của con người và thiên nhiên.

Khi con người để lòng mình lắng sâu đến mức nhìn thấy cái vô thường trong hữu hạn cuộc đời, có thể cảm nhận bằng giác quan cụ thể những thứ không tạo hình, không thanh sắc, lúc ấy cả tâm hồn và thể xác như chìm đắm vào sự tĩnh lặng và giao hòa tuyệt đối với đất trời. Đó là cốt lõi của Thiền. Theo Thiền Tông khi lắng vào niềm tĩnh tịch thì người ta sẽ lắng nghe được tất cả sự chuyển động của vạn vật:

“Vắng lặng u trầm thấm sâu vào đá tiếng ve ngân”

41

Những hình ảnh trên của bài thơ vẽ nên một khung cảnh heo hút, đìu hiu bởi tiếng ve kêu khắc khoải. Sâu thẳm trong rừng vắng vọng ra một tiếng ve không gian yên tĩnh đến mức thi sĩ có thể nghe thấy tiếng ve thấm sâu vào từng lớp đá, làm run rẩy linh hồn đá cứng. Tiếng ve mùa hạ vốn dĩ ồn ã nhưng với Basho tiếng ve mùa hạ kia dường như rơi vào hư vô. Vượt lên trên những âm thanh ồn ào hỗn độn, tâm hồn thi sĩ đã đạt đến mức tĩnh lặng hoàn mỹ và sự yên tĩnh trong tâm hồn đã bao trùm, lan tỏa lên cảnh vật xung quanh. Vẫn là tiếng ve ngày nào, vẫn là đá núi hôm qua và trái tim con người vẫn rộn ràng với nhịp đập ngày thường của nó nhưng không phải ở chốn ồn ào sôi động mà chính là trong tâm thức, trong cõi tịch liêu. Âm thanh sắc mạnh của tiếng ve như xuyên thủng mọi lớp thời gian đi thẳng vào cõi quạnh hiu, tịch liêu nào đó trong chân không, cõi quạnh hiu đó là cõi “hư không”, “hư ảo” nhưng tâm thiền của ta cảm nhận được.

Tâm hồn ta đang u tối bỗng một chốc lóe sáng, bừng tỉnh cả con người. Bài thơ Con ếch là một minh chứng:

“Ao cũ

con ếch nhảy vào vang tiếng nước xao” (Basho)

Basho lấy cái động để tả cái tĩnh, cảm nhận cái tức thời trong cái vĩnh hằng. “Ao cũ” là ao tù chết, sáo mòn, cũ kĩ, phẳng lặng như vừa trải qua một mùa đông băng giá. Cái “ao cũ” ấy không đâu xa, nó hiện diện trong mỗi chúng ta. “Con ếch nhảy vào”, lao vào vang tiếng động nó đánh thức cái ao tù im lặng nghìn thu. Con ếch là biểu tượng của mùa xuân, mùa của tuổi trẻ, niềm vui, hạnh phúc. Nếu ta cứ phẳng lặng ngủ yên trong cái ao cũ sẽ không thoát khỏi buồn chán mà ta hãy bắt tay vào hành động, hãy “nhảy” vào cuộc sống, cuộc đời mình. Ta thổi cho nó nguồn sinh khí và sự sống nó sẽ tưng bừng, sôi

42

động vang xa, tức ta làm cho cuộc đời đầy ý nghĩa. Cuộc sống của ta mới có ý nghĩa như mùa xuân, làm cho nó hồi sinh, xao động cả vũ trụ đang im lìm ngủ sau một mùa đông dài. Trong cuộc sống ta nhỏ nhoi như con ếch đồng thời ta cũng là chiếc ao tù ứ đọng vậy tại sao ta không nhảy vọt như chú ếch kia để thức tỉnh không gian dày đặc này và tạo tiếng vang làm chủ cuộc sống của mình? Ta phải chủ động với cuộc sống của mình. Bài thơ thật nhỏ nhoi, gọn gàng trong ba câu nhưng hàm chứa ý nghĩa của cả một vũ trụ “tiếng nổi lên trong chốc lát mà vang để mãi đến nghìn sau”.

Thơ haiku được xem là thơ thiền chứa “quý ngữ” (từ ngữ báo hiệu mùa). Basho luôn thể hiện một tinh thần Zen kết hợp thâm sâu với mỹ cảm Nhật Bản trong từng bài thơ haiku. Trên bước đường lữ khách, hành trang mang theo của thiền sư Basho là chiếc nón lá, cây trượng và một cái đẫy. Basho du hành trên khắp đất nước Mặt trời mọc. Vào một buổi chiều kia khi hoàng hôn đang dần buông mình về với màn đêm xa xăm, Basho gặp một hình ảnh của vũ trụ:

“Trên cành khô cánh quạ đậu chiều thu”

(Basho)

Chỉ vài nét phác thảo đơn sơ, mộc mạc cũng làm nổi bật một chiều thu cô tịch và hoang liêu. Trên cành cây trụi lá hiu hắt có một cánh quạ cô đơn đậu yên bất động trong bóng chiều tàn dần đi về phía thâm u. Bài thơ gợi cho ta một khung cảnh tịch liêu, một cảm thức wabi của bức họa đơn sắc, nghèo nàn màu sắc. Tất cả chỉ là một màu đen xám, ứ đọng tại không gian bất biến vô biên nhưng nó lại cuốn ta vào thế giới sabi của u huyền và cô tịch của “vô thường” . Con quạ, cành cây, tiết trời chiều thu và cả vũ trụ yên lặng như trạng thái của Thiền. Nhưng thật ra tất cả đang vận động, cùng thời gian, cùng tiết trời chìm vào hoàng hôn, và vận động bao la cùng thế giới này. Chỉ một nét

43

màu đơn sắc thôi, cánh quạ là thời gian và là cả vũ trụ, đất trời. Basho vẽ nên bức tranh bằng trạng thái của Thiền và cảm nhận cảnh vật tự nhiên bằng tâm của Thiền. Thiền sư thấy được sự cô tịch và lắng nghe âm thanh của bước đi thời gian qua trên cánh quạ trong vũ trụ vô thường.

Vào những buổi chiều tàn, nhìn những đàn chim từ phương xa vội vàng bay về tổ, người lữ khách không sao tránh khỏi phút giây chạnh lòng bâng khuâng nhớ mơ hồ và nhìn lại mình. Nỗi u uẩn hiện về, chợt lữ khách nghe tiếng chuông chùa xa xa vang vọng lại như phảng phất đâu đây một mùi hương của Thiền làm cõi lòng nhẹ nhàng hơn.

“Tiếng chuông chùa tan hương hoa đào buổi tối như còn ngân vang” (Basho)

Hoàng hôn là lúc gợi niềm cô đơn, sâu thẳm nơi tâm hồn. Là nỗi nhớ quê vời vợi trong lòng người xa xứ của ca dao Việt Nam:

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.” (Ca dao)

Cả tiếng chuông và hương hoa đều gợi lên cảm thức về Thiền. Nó vừa có lại vừa không “như còn ngân vang”. Chỉ là tiếng vang vọng cảm nhận được trong lòng nhà thơ về âm thanh của dư ba. Hay những sáng tinh sương thấy sương mù và nghe đâu đó tiếng chuông đang trôi trong sương:

“ Rạng sáng trôi trong sương tiếng chuông” (Basho)

44

Tiếng chuông trở thành âm thanh của chút mùi Thiền vị. Còn hương hoa cũng vậy. Hoa đào báo hiệu mùa xuân về nhưng cũng tiễn mùa xuân qua. Thời gian là “hư không”. Hương hoa hay hoa cũng là hiện thân của Thiền ý:

“Đêm xuân phai nhòa và rạng đông đến trên cành hoa đào” (Basho)

Thơ Basho mỗi hình ảnh đều có ý nghĩa khác nhau nhưng có điểm chung là hiện thân của “vô thường”.

“Nhiều chuyện làm nhớ lại

những cánh hoa đào” (Basho)

Hoa đào làm cho người Nhật nhớ lại bao mùa hoa anh đào đã trôi qua trong quá khứ. Hoa anh đào đẹp với bao ý nghĩa nhưng rồi cũng hư vô. Nó là hiện thân của sự “vô thường” trong cuộc sống. Ta nhận ra điều này từ lòng ta là do Thiền ý.

Ngay trong những cuộc tiễn đưa Thiền không làm cho người ta để lộ cảm xúc bên ngoài. Tâm hồn trở về với với “vô ngã”.

“Mùa thu ở Kiso người đưa tiễn ta ta đưa tiễn người” (Basho)

Chỉ khi thấm nhuần ý niệm về Thiền thì từng bài thơ một mới có hương Thiền. Basho người sống bằng Thiền nên thơ của ông tắm giữa biển Thiền. Ý nghĩa trong thơ cũng bao la vô tận, hữu vô, vô hữu tùy thuộc nơi người đọc

45

cảm nhận. Chỉ biết có một điều là hương Thiền luôn phảng phất đâu đó trong từng bài thơ. Hương vị Thiền trong thơ Basho là thế đó. Nó nằm sát bên cạnh từng câu chữ, từng hình ảnh, từng âm thanh…ta chỉ có thể cảm nhận trầm tư bằng tâm sự phảng phất của hương Thiền làm lòng ta thanh thản, rộng mở như tác giả “Basho là một người thanh thản tắm trong biển thiền, mỗi vần thơ ông viết đều ngát hương thiền vị”.

2.2.2.2 Cảm thức Wabi (Đà)

Cảm thức Wabi (Đà) là một khái niệm của Phật giáo Thiền Tông, đó là sự thanh bần an lạc, sự dung dị nhưng thanh cao của cuộc sống con người và sự vật. Cơ sở của wabi chính là bắt nguồn từ quan niệm “vạn vật hữu linh”. Theo quan niệm đó, sự sống tồn tại trong mọi thứ bao quanh con người, dù bé nhỏ hay to lớn, vô tri vô giác hay có ý thức cảm giác đều là biểu hiện của sự sống. Nói cách khác tư tưởng “vạn vật hữu linh” chính là thái độ trân trọng cuộc sống thực tại. Điều này dẫn đến quan niệm chuộng sự cân bằng hài hòa giữa con người và thiên nhiên, chuộng sự thanh khiết, mộc mạc, giản dị, gần gũi – đó chính là tinh thần Thiền Tông, đưa con người về với thiên nhiên bình dị, trữ tình, nghệ thuật về với đời thường. Nếu sabi là niềm cô tịch soi chiếu tâm hồn với vạn vật thì wabi là sự hiện hữu của cái đẹp dưới bất kì khoảnh khắc nào, trong bất cứ sự vật mộc mạc nào của cuộc sống đời thường.

“Con bạch tuộc lười mơ màng trong lưới trăng mùa hè” (Basho)

Thay vì lo lắng cho cuộc sống sắp kết thúc của mình thì chú bạch tuộc cứ vô tư mà hưởng nguyệt. Chắc hẳn chỉ có Basho mới đủ tinh tế để nhìn ra điều

46

này, một cảnh vật gần gũi đời thường tuân theo lẽ tự nhiên nhưng lại được hiểu một cách hóm hỉnh, ở đây cái bi thương nhường chỗ cho sự thăng hoa, cái đẹp. Thơ Basho hồn hậu, thuần khiết, trong sáng, được tạo thành từ những

điều bình dị nhất của đời sống nhưng mang vẻ đẹp tâm linh sâu thẳm, dịu vợi. Basho tìm thấy vẻ đẹp trong cát bụi chứ không dùng cát bụi xây nên lâu đài thơ ca đẹp.

“Vườn cỏ chọn hoa nào làm gối”

(Basho)

Sau chuyến đi dài mỏi mệt để tâm hồn được thảnh thơi thi sĩ lạc vào vườn hoa và trong cảnh “màn trời chiếu đất” ấy ông không biết nên lựa hoa nào làm gối để ngả lưng. Cuộc đời bần hàn với cỏ là đệm, bầu trời là màn, hoa là gối sao mà đẹp một cách thanh cao, thoát tục đến vậy. Một cánh bướm sặc sỡ sắc màu cũng làm cho cả cánh đồng bừng tỉnh được Basho tinh tế đưa vào thơ:

“Con bướm bay

làm cánh đồng thức dậy trời đầy nắng”

(Basho)

Hồn thơ đa sầu đa cảm của ông nhìn thấy những điều quá đỗi nhỏ bé, đơn sơ trong cuộc đời vô thường và ông đồng cảm sâu sắc với vạn vật:

“Mùa xuân ra đi tiếng chim thổn thức mắt cá lệ đầy” (Basho)

47

Nỗi buồn của chim muông hay đôi mắt đẫm lệ của loài cá khi mùa xuân đang dần qua đi hay cũng chính là nỗi buồn của lòng người trong thời điểm giao mùa đã được lưu giữ trong những vần thơ súc tích, đầy nhân bản của thi sĩ Basho. Cái đẹp hiện hữu trong sự tình cờ, bất chợt, trong vạn vật hữu linh, vừa xa xôi vừa thân thuộc, vừa vĩ đại vừa bình thường. Sabi và wabi không phải là hai yếu tố tách biệt mà luôn song hành cùng nhau trong các sáng tác của Basho nói riêng và nghệ thuật Nhật Bản nói chung. Basho đa đưa những quan niệm thẩm mĩ này trở nên gần gũi với bạn đọc hơn bao giờ hết.

Nhìn chung thơ thiền trong thơ haiku Basho và thơ thiền Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của thơ thiền Trung Hoa và đều thể hiện được bản chất của Thiền. Thơ thiền theo chân đạo Phật chủ yếu là Thiền Tông. Đó là một thế giới vô biên, vô hạn định. Trong thơ thiền không gian và thời gian không giới hạn, chỉ làm điều giản dị nhất là kéo ta về với ta trong tâm thanh tịnh và giác ngộ. Tịch liêu là hình ảnh của đặc điểm thơ thiền, thể hiện bản chất thiền. Một

cánh quạ im lìm trôi vào vũ trụ hoàng hôn theo luật “vô thường”. Nếu ta đặt mình vào trạng thái tâm thanh tịnh sẽ cảm nhận được ý thiền trong thơ cũng như cảm nhận được chính mình và cánh quạ cùng sống trong vũ trụ. Tất cả không giới hạn. Đôi lúc thiền cũng là thế giới của lạc quan trước “vô thường”:

“Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một nhành mai” (Mãn Giác Thiền Sư)

Hoa tàn hoa nở là luật “vô thường”, cuộc sống là vô thường nên ta bình tâm đón nhận rộng mở, thức tỉnh trước vô thường. Sự sống sẽ hồi sinh. Niềm lạc quan này cũng làm cho Basho reo mừng trước một bông hoa mới nở bên hàng giậu.

Lời thơ cũng như các hình ảnh trong thơ thiền đều mộc mạc, đơn sơ, giản dị hòa vào cùng thiên nhiên của đất trời từ núi, dòng thác…đến hạt cát,

48

bụi đến trăng, hoa, sương, gió đến những con vật nhỏ bé chấy, giận, ếch, chim, bướm…..được đưa vào thơ thiền một cách hồn nhiên dung dị:

“Dậy đi thôi cùng ta kết bạn

cánh bướm ngủ say ơi!” (Basho)

Hay :

“Bướm chim nào biết đâu một bông hoa nào mới nở bên trời mùa thu”

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ haiku của m basho (Trang 44)