Thiền” và thi ca Thiền trong quan niệm của người Nhật

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ haiku của m basho (Trang 43)

Chƣơng 2: Đặc sắc thơ haiku của Matsuo Basho

2.2.1. Thiền” và thi ca Thiền trong quan niệm của người Nhật

Nếu chúng ta đi tìm câu trả lời “Thiền là gì?” một cách đầy đủ và trọn vẹn là chúng ta đã vi phạm tinh thần của Thiền. Hay nói cách khác đó là “phi Thiền”.

Đối với người Nhật Thiền sẽ giúp họ thấu đạt được ý nghĩa của hiện hữu họ đang sống. Bản chất của Thiền là nằm ngoài các định nghĩa, các khái niệm và cả giải thích. Thiền có khái niệm nhưng không mô tả hoàn chỉnh bằng lời. Ta chỉ biết đó là một trạng thái tĩnh tâm, một cách tu để thấu đạt giáo lí Phật giáo.

Người Nhật quan niệm về thiền đó là cái “hư không” tức không có gì mà có tất cả, có tất cả cũng có nghĩa là không có gì, tức “phi hữu diệc phi không” (chẳng phải có cũng chẳng phải là không).

Cốt lõi của thiền là cái ta chỉ có thể cảm nhận bằng tâm thức, tức bằng cảm giác yên tĩnh tinh thần, thanh thản trong tâm hồn. Nó là sự “giác ngộ”. Để diễn đạt thiền người họa sĩ dùng nét vẽ như vòng tròn Enso thường thấy trong các bức thư họa Nhật Bản chẳng hạn. Chỉ một vòng tròn thôi nhưng bằng cảm nhận của tâm Thiền người ta có thể hiểu được ý nghĩa sâu xa của nó. Hay một võ sĩ có thể biểu diễn Thiền bằng một đường kiếm hoặc nhà thơ biểu hiện tinh thần Thiền bằng một bài thơ .

Thơ haiku Basho thấm đẫm chất Thiền. Khi đọc tác phẩm ta nên dùng thế giới tâm linh để cảm nhận chứ đừng cố tìm lời phân tích lí giải bằng lí trí sẽ sai nguyên tắc và lạc hướng của thiền.

38

Vậy Thiền là một cảm nhận bằng tâm linh và truyền đạt nó bằng tâm linh không lí giải. Đó là sự im lặng, tĩnh tâm.

Thi ca Thiền là thơ xuất phát từ những tu sĩ thiền. Hoặc có thể thành thơ Thiền của những người chịu ảnh hưởng Thiền hoặc có thể do từ ái mộ những nhà thơ có những rung động về Thiền để rồi từ đó gọi là Thiền thơ hay thơ Thiền. Thơ Thiền còn được gọi là Kệ. Có nghĩa là tụng, ngợi ca, tán dùng để khẳng định giáo lý, kinh nghiệm, truyền tâm pháp cho đệ tử. Thơ Thiền có đặc điểm là: Lời thơ mộc mạc hòa vào thiên nhiên; Tỉnh thức trước luật vô thường; Thiết tha với sự cô liêu trật tự và màu nhiệm của thế giới (giác ngộ và trở về với thế tục); Cấp độ khác thơ thiền có thể miêu tả các biến cố trực tiếp chỉ thẳng vào chân lí thâm sâu; Bừng mở tâm ra khỏi thói quen cảm thụ sự vật theo cách thông thường. Thơ Thiền Trung Hoa đã phát triển mạnh từ thời nhà Đường, nó đã tác động đến những thi sĩ Thiền và Thiền sư Nhật Bản. Cho nên trong Thiền thơ của Nhật có ít nhiều âm hưởng Thiền Thơ Trung Hoa. Nhưng chủ yếu thơ Thiền Nhật Bản như biểu lộ bất ngờ của công án Thiền, hầu hết những nhà thơ thiền Nhật lấy cảnh thiên nhiên để dung hòa Đốn và Tiệm khởi từ một tâm linh hiện thực, theo Tào Đông Nhật thì lấy cái vắng lặng để thức tỉnh mà đem tâm vào cái sự “ưng vô sở trụ” để xa lìa chấp trước, động vọng. Các học giả phương Tây cho rằng thơ Thiền là kiểu thơ haiku của Nhật Bản. Tiêu biểu là nhà thơ Basho nổi tiếng qua những bài thơ thiền; nhưng rõ ràng những bài thơ Basho làm ra không những chỉ từ nguồn cảm tác của Thiền mà vốn đã có hồn Thiền. Basho là nhà thơ độc lập dù có ảnh hưởng đôi phần về Thiền. Thể thơ haiku – một thể thơ ngắn mang tính chất ngụ ý, ám chỉ cho nên mỗi khi nói đến thể loại này người ta thường nhắc đến tôn sư Basho như thể Thiền thơ.

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ haiku của m basho (Trang 43)