MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Biện pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ Phần Phước Kỳ Ngân (Trang 53)

2 .Thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Chiến Thắng.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM

PHẨM

I. Phương hướng của Công ty may Chiến Thắng trong thời gian tới về mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

1. Mục tiêu phát triển đến năm 2010.

Để họi nhập vào thị trường thế giới trong xu hướng thương mại hoá toàn cầu, Công ty may Chiến Thắng dưới sự chỉ đạo của sở công nghiệp Hà Nội đã đặt ra cho mình định hướng phát triển phù hợp với chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010. Mục tiêu phát triển của ngành dệt may đến năm 2010 là:

Hướng ra xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, đảm bảo cân đối trả nợ và tái sản xuất mở rộng các cơ sở sản xuất của ngành, thoả nãm nhu cầu tiêu dùng trong nước về số lượng, chất lượng chủng loại và giá cả; từng bước đưa ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.

Quan điểm chung về phát triển ngành dệt may là:

Đa dạng hoá các thành phần kinh tế để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài, kể cả nguồn lực quốc tế cho từng bước phát triển đột biến trong thời gian ngắn đối với ngành dệt may Việt Nam. Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam kể cả đầu tư vào trồng bông và trồng dâu nuôi tằm.

Coi trọng phát triển chiều rộng đi đôi củng cố chiều sâu.

Công nghiệp dêt đang theo hướng phát triển thành từng cụm, nằm trong khu vực công nghiệp nhằm tiết kiệm vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, giải quyết vấn đề

nước thải và ô nhiễm môi trường sinh thái. Đây là điều kiện tiền đề để hình thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời tạo cơ hội đua công nghệ mới vào sản xuất và áp dụng mô hình quản lý tiên tiến. Công nghiệp may cần phát triển rộng khắp nhằm huy động mọi nguồn vốn và thu hút các nguồn lực từ mọi miền đất nước và của mọi thành phần kinh tế. Thực hiện được điều này cũng là góp phần thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hóa vùng sâu vùng xa của đảng và nhà nước.

Tập trung phát triển các vùng nguyên liệu như bông, tơ, sợi tổng hợp cùng phát triển công nghiệp hoá dần để giải quyết vấn đề nguyên liệu đầu vào cho ngành dệt may, nâng cao tỷ lệ giá trị xuất khẩu nội địa trên sản phẩm dệt may, từ đó nâng cao phần lợi nhuận cho ngành và cho đất nước.

Đầu tư công nghệ mới nhất với thiết bị hiện đại nhằm tạo bước nhảy vọt về chất lượng và sản lượng. Mặt khác, coi trọng tận dụng các thiết bị đã qua sử dụng, công nghệ tiên tiến từ các nước công nghiệp hoá, thế hệ từ những năm 90 trở lại đây. Đầu tư phát triển theo hướng chuyên môn hoá cao theo loại công nghệ cao. Mỗi doanh nghiệp nên để chuyên sâu và làm chủ một vài công nghệ để tạo ra những mặt hàng mới chất lượng cao.

Đầu tư phát triển ngành dệt gán với giải quyết môi trường trong đó bao gồm cả môi trương sinh thái, môi trường dao động và môi trường xã hội. Với quan điểm phát triển của ngành dệt may, Công ty may Chiến thắng cũng xây dựng mục tiêu phát triển đến năm 2010 cụ thể như sau:

Đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu hàng xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu trong từng giai đoạn cụ thể, củng cố và phát triển thị trường trong nước.

Toàn Công ty có mức tăng trưởng bình quân 13% năm 2005 và 14% tới năm 2010, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động và vào năm 2010 với mức thu nhập binh quân 100$/tháng/người.

Bảng 1: Mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.

Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2010

1. Giá trị sản xuất Tr. Đ 64585 123800

2. sản phẩm xuất khẩu 1000c 9500 16370

3. Doanh thu Tr.Đ 77621 173400

2. Phương hướng hoạt động nhằm thúc đẩy mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Chiến Thắng.

Từ thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty các xu hướng phát triển của thị trường ngành may mặc nói chung, của Công ty may Chiến Thắng nói riêng, Công ty đã đề ra hướng đi đúng đắn. Nhằm đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu. Đồng thời mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên đáp ứng được nhu cầu sản phẩm tương lai.

Các định hướng chung:

Công ty sẽ tăng vốn kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất đề phủ hợp với tiềm năng cũng như yếu cầu của Công ty.

Mở rộng xuất khẩu đối với thị trường truyền thống như Nhật Bản, Đức…, thăm nhập thị trường đối với Công ty đó là Mỹ, singapoxe, EV…

Dần chuyển sang dùng nguyên vật liệu trong nước hoàn toàn thay ch một số nguyên phụ kiện nhập khẩu hiện nay.

Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật để tiếp thu nhanh chóng sự chuyển dịch sản xuất, sự chuyển giao kỹ thuật công nghệ phục vụ cho sản xuất.

Tiếp tục nâng cao chất lượng để có thể đẩy mạnh tiêu thụ trên thị trường EU. Xúc tiến quảng cáo, bán hàng rộng rãi, thâm hập hội chợ triển lãm để có thể giới thiệu sản phẩm, tìm các bạn hàng, khách hàng.

Xây dựng được hệ thống kênh phân phối hoàn chỉnh bao gồm các cửa hàng, các đại lý trong và ngoài nước.

2.1. Coi trọng thị trường truyền thống kết hợp với các thị trường trọng điểm và mở rộng thị trường tiềm năng.

Trong những năm tới, bên cạnh việc củng cố vị trí của Công ty tại các thị trường Nhật Bản, châu âu thì việc thị trường Mỹ, Đông Âu… và thị trường nội địa như thị trường thành phố Hồ Chí Minh, Vinh, Đà Nẵng cũng được xem là việc làm rất quan trọng.

Hiện nay Mỹ là thị trường mục tiêu mà Công ty may Chiến Thắng cố gắng tìm mọi cách để chiếm được sự ưa chuộng sản phẩm bởi vì Mỹ là thị trường có hy vọng có thể tăng nhanh tốc độ xuất khẩu vào Mỹ.

2.2. Đẩy mạnh đầu tư chiều sâu, cải tiến kỹ thuật.

Hiện nay mặc dù đã đổi mới máy móc thiết bị công nghệ nhưng nhìn chung các sản phẩm của Công ty chỉ dừng lại ở những chủng loại đơn giản, dễ làm, kiểu cách mẫu mà đơn điệu, giá trị không cao. Vì vậy để tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao doanh thu và có nhiều đơn đặt hàng buộc Công ty phải đầu tư trang thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại hơn nữa.

Bên cạnh đó cần phải đầu tư cải tiến kỹ thuật đồng thời với cải tiến cách thức tổ chức quản lý, bố trí tuyển dụng nhân sự phù hợp và cách thức tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp .

II.THÀNH LẬP BỘ PHẬN MARKETING NHẰM HỖ TRỢ CHO VIỆC TIÊU THỤ SẢN PHẨM.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Biện pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ Phần Phước Kỳ Ngân (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w