V Tài sản dài hạn khác 3.411 351 (3.060) (10,29)
2.5.3. Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty
Để đánh giá năng lực phát triển của một doanh nghiệp ta có thể dựa vào chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn. Qua đó biết được khả năng tài chính của doanh nghiệp, hiệu quả của việc sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh. Nguồn hình thành vốn của Công ty Cổ phần Tập Đoàn Tiến Bộ chủ yếu là do sư đóng góp của các cổ đông và vốn vay. Những năm gần đây tổng tài sản của Công ty tăng lên rõ rệt, chứng tỏ Công ty đã ngày càng mở rộng phạm vi, lĩnh vực kinh doanh của mình.
Cơ cấu tài sản
Căn cứ vào số liệu trong bảng cân đối kế toán năm 2008 và năm 2009 của Công ty cổ phần Tập Đoàn Tiến Bộ, ta có bảng so sánh về cơ cấu tài sản như sau:
Bảng 2.15: Bảng cơ cấu tài sản
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn số liệu: Phòng Tài chính – Kế toán)
- Năm 2009 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 73,06% so với năm 2008
- Tỷ trọng TSLĐ và đầu tư tài chính ngắn hạn trong tổng tài sản của Công ty tương đối cao, chiếm khoảng 67,84% trong tổng tài sản (năm 2009) của Công ty. Điều đó tạo cho Công ty khả năng thanh toán ngắn hạn lớn.
- Tỷ trọng tiền trong tổng TSLĐ và ĐTNH là 10,40%. Tỷ trọng tiền nói lên lượng tiền trong năm của Công ty thấp. Vì vậy, nó biểu hiện tiền trong Công ty được huy động tối đa vào quá trình sử dụng vốn. Do đó, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cao.
- Tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng TSLĐ và ĐTNH năm 2009 là 7,08% giảm đi so với năm 2008(9,16%). Công ty cần có biện pháp để thúc đẩy quá trình thu hồi nợ, trong các khoản phải thu của Công ty thì chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng. Do đó, Công ty cần có chính sách bán hàng hợp lý để thúc đẩy khả năng thanh toán của khách hàng như quy định rõ trong hợp đồng về thời hạn thanh toán các khoản nợ và các biện pháp khi khách hàng vi phạm thời hạn thanh toán,..
- Tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng TSLĐ và ĐTNH năm 2009 là 47,97% phản ánh số sản phẩm tồn kho, nguyên phụ liệu tồn kho, … chiếm tỷ trọng
Chỉ tiêu
31/12/2008 31/12/2009 So sánh
%Số Số
lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu
TÀI SẢN 357.904 100,00% 619.374 100,00% 173,06%
TSNH 213.035 59,52% 420.153 67,84% 197,22%
Tiền & tương đương tiền 15.514 4,33% 64.407 10,40% 415,15%
Khoản phải thu ngắn hạn 32.783 9,16% 43.877 7,08% 133,84%
Hàng tồn kho 155.051 43,32% 297.124 47,97% 191,63% TSNH khác 9.688 2,71% 14.745 2,38% 152,20% TSDH 144.869 40,48% 199.221 32,16% 137,52% Tài sản cố định 139.447 38,96% 185.834 30,00% 133,26% BĐS đầu tư 2.010 0,56% 13.036 2,10% 648,56% TSDH khác 3.411 0,95% 351 0,06% 10,29%
lớn. Chỉ tiêu phản ánh lượng vốn ứ đọng của Công ty trong hàng tồn kho là khá lớn. Vì vậy, Công ty cần phải giảm tỷ lệ này
- Tỷ trọng TSCĐ và ĐTDH trong tổng tài sản của Công ty trong năm 2009chiếm tỷ lệ 32,16% tăng 37,52% so với năm 2008. Chỉ tiêu này cho thấy quy mô TSCĐ của công ty tăng. Điều này chứng tỏ Công ty đã chú trọng đầu tư máy móc trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật,… để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Cơ cấu nguồn vốn:
Các yếu tố đầu vào của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: nguồn vốn (nợ phải trả, vốn chủ sở hữu), máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu,… trong đó nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng. Để hiểu rõ vấn đề này hơn ta xem xét bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty qua 2 năm:
Bảng 2.16: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty
(31/12/2008)
Nguồn vốn Năm 2008 Năm 2009 So sánh