4.2.1 Định vị công trình và chuẩn bị mặt bằng thi công
Trước khi chuẩn bị mặt bằng cần tiến hành định vị công trình trên mặt bằng đã định trước thông qua các tim mốc.
Do đặc thù của xây dựng cụm bể LPG là khu vực đã xác định trước trong tổng mặt bằng quy hoạch kho nên công tác giải phóng mặt bằng được tiến hành rất dễ dàng không có gì cản trở. Các công việc chính của giai đoạn này bao gồm:
— San lấp mặt bằng, quá trình gồm: + Bóc lớp đẩt hữu cơ
+ Đóng bấc thấm (nếu cần) + Trải vải địa kỹ thuật
+ San lấp loại vật liệu san lấp, các hệ thống thoát nước ngang, dọc.. + Bù lún chờ cố kết
— Tạo hệ thống thoát nước trong quá trình thi công
Để đảm bảo khả năng san lấp mặt bằng thành công cũng như khai thác công trình một cách bình thường về sau đặc biệt là các hạng mục kỹ thuật dịch vụ, hệ thống
đường bãi nội bộ thì cần thiết phải đưa ra một giải pháp sử lý nền thích hợp. Trong
đó nền được xử lý bằng một lớp vải địa kỹ thuật trước khi san lấp chính thức với khu vực dự kiến xây dựng kho. Nơi kết thúc san lấp thì gia cố bằng cọc cừ tràm và xếp bao tải cát để bảo vệ.
Việc san lấp mặt bằng phải tuân theo đúng thiết kế về cao độ mặt bằng thi công và phải đảm bảo cho việc thi công được thuận tiện trong mọi điều kiện thời tiết. Khi trơi mưa thì nước mưa được thoát kịp thời và đúng hướng. Khi san lấp không được
đổđất xấu, nước và các phế thải xây dựng ra khu vực san lấp. Đất san lấp được đắp thành từng lớp mỏng sau đó tiến hành đầm nén chiều dầy lớp đất phụ thuộc vào tính năng của từng loại máy đầm.
Do đặc điểm địa chất của công trình là khá phức tạp nên khi san lấp cần tính toán bù lún cho lớp bùn bên dưới sao cho phải đủ cao trình thiết kế vì vậy chúng ta phải có chiều cao dự phòng. Chiều cao san lấp dự phòng kiến nghịởđây là 10 cm so với cốt chuẩn san lấp. Sở dĩ phải có chiều cao dự phòng là việc nền bùn ở lớp đất thứ 3 sau khi san lấp được coi nhưđã gia tải do nền đất ởđây bão hòa nước nên hiện tượng cố
kết đất diễn ra rất chậm có thể là nền sẽổn định về lún sau khi đầm nén một thời gian vì vậy chúng ta cần có một độ dầy dự phòng.
Sinh Viên Thực Hiện: NGUYỄN THẾ HÙNG 7502.46 – 46CB ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
4.2.2 Thi công đóng cọc
— Thi công đóng cọc cho mỗi đài móng được tiến hành thử tĩnh cọc trước khi
đóng cọc đại trà. Thử cọc là biện pháp thực hành cần thiết để tiến hành xác
định chính xác sức chịu tải của cọc. Với tổng số cọc là 6 cọc x 6 đài = 36 cọc, tiến hành thử tĩnh 3 cọc.
— Tiến hành lắp dựng cọc lên máy đóng cọc và tiến hành đóng cọc đến độ sâu thiết kế hoặc độ chối thiết kế. Đểđóng được đầu cọc xuống đất, cần lựa chọn máy đóng cọc có đầu âm.
4.2.3 Thi công đào đất hố móng
— Công tác đào đất bằng thủ công tiến hành sau công tác đóng cọc. Đất được đào
đến đâu thì đổ vào thùng đựng đất (thùng này phải đảm bảo 2 người có thể vận chuyển dễ dàng lên trên). Dùng xe tải để chởđất ra khỏi khu vực đào.
Sinh Viên Thực Hiện: NGUYỄN THẾ HÙNG 7502.46 – 46CB ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
— Khi đào đất phải chú ý tạo độ dốc và làm rãnh thoát nước ởđáy móng để đề
phòng khi trời mưa to.
4.2.4 Thi công lắp đặt cốt thép và ván khuôn cho đài móng, cổ móng
Lắp đặt cốt thép
— Cốt thép của đài móng và cổ móng được lắp đặt theo thứ tự các thanh ở đài móng trước, cổ móng sau.
— Các thanh thép dọc của cổ móng được kéo dài xuống đài móng và được lắp đặt
đồng thời với các thanh thép thẳng đứng của đài móng.
Lắp đặt ván khuôn
— Sau khi lắp đặt cốt thép thì tiến hành ghép ván khuôn theo đúng yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật. Ởđây kiến nghị sử dụng ván khuôn thép.
— Ván khuôn được tiến hành ghép cho đài móng trước, tiến hành đổ bể tông đài móng xong thì ghép tiếp cho cổ móng.
4.2.5 Thi công đổ bê tông cho đài móng, cổ móng
— Khi ván khuôn đã được lắp dựng và kiểm tra xong, tiến hành đổ bê tông. Đổ
bê tông cho 6 đài móng được tiến hành bằng xe đổ bê tông.
— Quá trình đổ bê tông được xen kẽ với quá trình đầm dùi để làm chặt bê tông.
Sinh Viên Thực Hiện: NGUYỄN THẾ HÙNG 7502.46 – 46CB ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
Cán Bộ Hướng Dẫn: KS. NGUYTS. BẠCH ANH TUỄN THÀNH NAM ẤN CÔNG TY CPETROLIMEX Ổ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG