dụng đất.
Với bản chất việc “chụp” ảnh là đo giá trị phần trăm phản xạ của năng lƣợng sóng điện từ từ các đối tƣợng trên mặt đất, viễn thám có ƣu thế cơ bản trong theo dõi biến động lớp phủ. Bề mặt lớp phủ lại phản ánh tác động của con ngƣời thông qua loại hình sử dụng đất. Với ƣu thế đặc biệt của viễn thám là không gian đối tƣợng nghiên cứu, tƣ liệu viễn thám đa thời gian đáp ứng đƣợc yêu cầu về khả năng cập nhật và tính chu kì trong theo dõi biến động.
Kết quả khảo sát khả năng sử dụng một số loại ảnh vệ tinh trong công tác quản lý đất đai cho thấy rằng:
- Ảnh LansatTM và ETM+ có độ phân giải không gian là 30m đối với kênh đa phổ (Multispetral), kênh toàn sắc (panchromatic) là 15m. Loại này sử dụng để theo dõi và
chỉnh lý những biến động lớn trong quá trình sử dụng đất ở quy mô cấp tỉnh. Ảnh toàn sắc có thể sử dụng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở tỷ lệ 1:50 000 hoặc nhỏ hơn.
- Ảnh SPOT, độ phân giải không gian là 20m đối với các kênh ảnh đa phổ và 10m đối với các kênh toàn sắc. Ảnh này có thể dùng nghiên cứu biến động sử dụng đất ở tỷ lệ 1:50 000 và nhỏ hơn. Có thể theo dõi biến động sử dụng đất ở cấp huyện và cấp tỉnh.
- Ảnh ASTER có độ phân giải không gian là 15m, 15 kênh phổ. Dùng để theo dõi biến động sử dụng đất, hoặc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh, huyện với tỷ lệ 1:25 000.
Nhƣ vậy với các loại ảnh vệ tinh đa phổ có độ phân giải từ 15m đến 30 m thì có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu thông tin trong việc nghiên cứu tài nguyên đất. Tuy nhiên, việc chiết tách thông tin chỉ cho ta thông tin về hiện trạng lớp phủ bề mặt, vì vậy, phải sử dụng các tài liệu khác mới có đƣợc thông tin về sử dụng đất.