3.3.1. Cơ sở pháp lý liên quan đến định hướng xử lý, cải tạo và phục hồi BCL
Hiện nay, vấn đề quản lý BCL đã đƣợc chính phủ và chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ các cơ quan chức năng quan tâm nhiều hơn trƣớc. Hàng loạt các văn bản pháp quy ra đời (luật, nghị định, thông tƣ, chỉ thị, tiêu chuẩn) liên quan đến quản lý, xử lý BCL CTR nhƣ:
- Hiến pháp năm 1992 nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Luật BVMT, 2005 ban hành ngày 29/11/2005 có hiệu lực ngày 01/07/2006.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều luật BVMT, 2005.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều NĐ 80/2006.
- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.
- Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 9/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về thu gom và quản lý chất thải rắn đã ghi: “Khuyến khích 100% đô thị thực
Vũ Thị Phương Thảo 41 K36B – Hóa học
hiện công tác xã hội hóa công tác quản lý, xử lý chất thải rắn thông qua cơ chế đặt hàng hay đấu thầu dịch vụ trên cơ sở đảm bảo an ninh môi trƣờng”.
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 25/12/2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi trƣờng về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại.
- Thông tƣ số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ xây dựng về hƣớng dẫn một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về việc quản lý chất thải rắn.
- Thông tƣ liên tịch số 01/2001/TTLT - BKHCNMT - BXD ra ngày 18/1/2001.
Công tác chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ, xây dựng BCL phải tuân theo: - Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng (gọi tắt là Nghị định 52/CP).
- Nghị định 12/CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Nghị định số 52/CP (gọi tắt là Nghị định 12/CP), theo các quy định tại Thông tƣ này và các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tƣ và xây dựng.
- TCXDVN 320: 2004 "Bãi chôn lấp chất thải nguy hại - Tiêu chuẩn thiết kế ".
- TCVN 6696:2000: Chất thải rắn - Bãi chôn lấp hợp vệ sinh - Yêu cầu chung về bảo vệ môi trƣờng.
- TCXD 51:1984: Thoát nƣớc - Mạng lƣới bên ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế.
3.3.2. Đề xuất phương án xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường BCL
Sau khi nghiên cứu các cơ sở pháp lý, tìm hiểu về điều kiện tự nhiên khu vực bãi chôn lấp, tác giả đề xuất các biện pháp xử lý, cải tạo và phục hồi môi trƣờng bãi chôn lấp nhƣ sau:
3.3.2.1. Hệ thống thu nước rác
Thành phần hệ thống thu gom nƣớc rác gồm: tầng thu nƣớc rác, hệ thống thu gom nƣớc rác và hố thu nƣớc rác.
Vũ Thị Phương Thảo 42 K36B – Hóa học
• Tầng thu nƣớc rác
Tầng thu nƣớc rác nằm trên lớp màng chống thấm HDPE, bao gồm 2 vật liệu trải đều trên toàn bộ bề mặt đáy ô chôn lấp:
- Lớp dƣới: đá dăm với độ dày 20cm, ống thu nƣớc rác đặt trong lớp này. - Lớp trên: cát thô với độ dày 10cm.
• Hệ thống ống thu gom nƣớc rác
Bố trí hệ thống tuyến ống nhánh kiểu xƣơng cá loại HDPE D160 đục lỗ khe thu nƣớc B=15mm, độ dốc 1,5%. Hệ thống này thu về tuyến ống chính HDPE D200, có độ dốc 1,5% về phía hố thu nƣớc rác.
• Hố thu nƣớc rác
Hố thu nƣớc rác với kích thƣớc 3x3m, với kết cấu: - Bê tông lót móng mác 100 đá 2x4, chiều dày 150mm. - Bê tông thành và đáy mác 250 đá 1x2, chiều dày 200mm. - Bê tông nắp ga mác 200 đá 1x2, chiều dày 100mm.
- Cốt thép thành và đáy ga loại 02 lớp D12 a200. - Bố trí thang thép D25 a300.
Trên tuyến ống chính có hố ga G6, kích thƣớc 800x800 mm có kết cấu: - Bê tông lót móng mác 100 đá 2x4, chiều dày 150mm.
- Bê tông thành và đáy mác 200 đá 1x2, chiều dày 200mm. - Bê tông nắp ga mác 200 đá 1x2, chiều dày 100mm.
- Cốt thép thành và đáy ga loại 01 lớp D10 a200. • Hệ thống thoát và ngăn nƣớc mặt
Để hạn chế nƣớc bị nhiễm bẩn, nƣớc mƣa chảy tràn cần phải đƣợc tách tiêu thoát riêng. Hạn chế nƣớc mƣa chảy qua khu vực chôn rác, quanh bãi chôn rác đƣợc xây đê cao khoảng 2,5m, cấu tạo bằng lớp đất tự nhiên đào từ các hố, đầm chặt K=0,95. Nƣớc mƣa đƣợc chảy tự nhiên theo địa hình thoát xuống phía Tây Nam khu đất, qua hồ điều hòa rồi chảy theo tuyến thoát nƣớc trên đƣờng gom KCN tiếp tục chảy về phía hồ Quất Lƣu và chảy ra sông Cà Lồ.
Vũ Thị Phương Thảo 43 K36B – Hóa học
Tại các ô chôn lấp đã vận hành xong, xây dựng mƣơng thoát nƣớc duy trì độ dốc 3-6% đối với lớp che phủ cuối cùng của bãi để tiêu thoát nƣớc mƣa chảy qua bề mặt hố chôn khi đã vận hành xong, tránh sự hình thành ao hồ trên khu vực BCL. Mƣơng đƣợc đắp bằng đất đào từ các hố. Xây dựng phƣơng án thoát nƣớc mƣa ở những khu vực chƣa đƣợc sử dụng của BCL.
3.3.2.2. Xử lý ô nhiễm đất
Để ngăn chặn và cô lập sự phát tán của các chất ô nhiễm ra môi rƣờng đất xung quanh cần tiến hành xây củng cố và xây dựng tƣờng bao xung quanh với độ cao là 4,5m tính từ đáy của bãi chôn lấp.
3.3.2.3. Xử lý khí thải và mùi hôi
Việc phun chế phẩm LTH100, bột hấp thụ LTH68, chế phẩm diệt ruồi, muỗi loại amino axit với hóa chất Santusa 12,5EC, giúp tăng khả năng phân hủy của các chất hữu cơ, giảm thiểu mùi hôi và ruồi muỗi phát sinh.
3.3.2.4. Xử lý chất thải rắn
Với mỗi lớp rác cao 2m, rác đƣợc đầm nén, phun các chế phẩm và đƣợc phủ lớp đất dày 0,2m, cứ nhƣ vậy cho đến khi đổ đầy rác. Trên bề mặt đƣợc phủ bằng một lớp đất sét và đất màu dày 0,5m. Quy trình chôn lấp rác cuốn chiếu giúp giảm thiểu sự phát tán của rác ra môi trƣờng xung quanh.
3.3.2.5. Thu gom và thoát khí
Do quá trình phân hủy rác phát sinh ra các khí. Các khí này cần đƣợc thu gom và thoát ra môi trƣờng bên ngoài. Giải pháp đƣợc tiến hành nhƣ sau:
- Khoan các lỗ thu gom khí đƣợc bố trí theo hình tam giác đều, khoảng cách giữa các lỗ khoan khoảng 50-70m.
- Các lỗ khoan có chiều sâu thiết kế sâu 12m, nhô cao 2m, phần thu khí đặt từ độ sâu -1m đến hết chiều dài lỗ khoan. Phần nhô lên mặt bãi đƣợc bảo vệ bằng ống thép đƣờng kính 219mm.
Vũ Thị Phương Thảo 44 K36B – Hóa học
3.3.2.6. Biện pháp trồng cây hoàn thổ cải tạo phục hồi môi trường bãi rác sau khi đóng cửa
Loại cây thích hợp để cải tạo phục hồi môi trƣờng khu vực bãi chôn lấp là cây keo. Loại cây này phù hợp với điều kiện khí hậu và điều kiện thổ nhƣỡng khu vực với những đặc tính ƣu việt nhƣ:
+ Dễ sống, không đòi hỏi yêu cầu chăm bón quá cao và thích nghi tốt với các vùng đất đồi, núi.
+ Thích nghi với các môi trƣờng khắc nghiệt: Có khả năng phục hồi rất nhanh sau khi bị tác hại bởi khô hạn, sƣơng giá, ngập mặn và những điều kiện bất thuận khác, khi thời tiết tốt trở lại và đất đƣợc cải tạo.
+ Có khả năng chống xói mòn, sạt lở tốt.
+ Cây phát triển nhanh vì vậy sẽ nhanh chóng phủ xanh cải tạo môi trƣờng khu vực khai thác và có giá trị kinh tế cao, có thể thu hoạch sau từ 5- 7 năm.
Giải pháp đƣợc tiến hành nhƣ sau:
- Lớp cuối cùng của bãi rác đƣợc thực hiện bằng lớp đất đào từ hố chôn, đƣợc đầm chặt với chiều dày 0,5m.
- Để có thể trồng cây trên bề mặt bãi, tiến hành đổ thêm lớp đất với chiều dày 0,2m và trên cùng là lớp đất mùn 0,3m.
- Lớp phủ đƣợc thực hiện có độ dốc khoảng 300 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thoát nƣớc mƣa.
- Sau khi tạo lớp phủ, tiến hành trồng cây trên bề mặt bãi. Trồng cây keo lá tràm (keo tai tƣợng). Đào hố trồng cây với kích thƣớc 40x40x30cm, mật độ trồng cây 1.660 cây/ha.
3.3.3. Đề xuất quy trình kỹ thuật xử lý rác
Hàng ngày, chất thải rắn sinh hoạt trong thành phố đƣợc công ty công trình đô thị thu gom vận chuyển đến bãi rác bằng xe chuyên dụng.
Vũ Thị Phương Thảo 45 K36B – Hóa học
- Công nhân kỹ thuật sẽ điều tiết, hƣớng dẫn vận chuyện đến đổ vào ô chôn rác đã đƣợc lót đáy bằng tấm nhựa HDPE và lắp đặt tầng thu nƣớc rác (lớp đá dăm và lớp cát dày 30cm, ống thu nƣớc rác đƣợc đặt trong lớp đá dăm).
- Tại các ô chôn lấp, rác đƣợc san gạt, dồn từ các nơi theo độ dốc tự nhiên từ trên cao xuống với độ cao 2m/lớp, đầm nén chặt rung trọng 750kg/m3 bằng xe xích.
- Sử dụng dung dịch LTH100, bột hấp thụ LTH68 tăng khả năng phân hủy các chất hữu cơ, phun đều lên toàn bộ bề mặt đống rác, phun chế phẩm diệt ruồi muỗi loại amino axit với hóa chất santusa 12,5EC.
- Sau mỗi ngày hoạt động tiếp nhận rác, chiều dày rác sau đầm nén đạt 2m sẽ đƣợc phủ một lớp đất trung gian dày 0,2m, san gạt đầm nén chặt bằng xe xích, tạo độ dốc 2%. Lớp phủ trung gian sử dụng đất đào tại bãi.
- Tiếp tục lặp lại các bƣớc trên đến khi đầy ô, cuối cùng phủ lớp đất bề mặt dày 0,5m, đầm nén chặt tạo độ dốc 2%. Lớp phủ cuối cùng sử dụng đất đào tại bãi.
- Đối với khu vực mới đổ rác chờ phủ lớp đất trung gian hoặc do điều kiện thời tiết quá xấu không cho phép tiến hành phủ ngay lớp đất trung gian trong ngày, sử dụng tấm bạt nhữa có láng dầu che phủ tạm thời nhằm chống phát tán mùi hôi, hạn chế nƣớc mƣa thấm vào, che rác lộ thiên tạo cảnh quan sạch đẹp.
- Nƣớc rỉ rác từ các ô chôn lấp đƣợc hệ thống thu gom dẫn về hố thu nƣớc rỉ, định kì đƣợc bơm hút bằng xe bồn và đƣa sang thuê xử lý tại Nhà máy xử lý nƣớc thải công nghiệp KCN Khai Quang.
Vũ Thị Phương Thảo 46 K36B – Hóa học
3.4. Kết quả và đánh giá thực hiện phƣơng án xử lý, phục hồi môi trƣờng tại bãi chôn lấp CTRSH tại Khu công nghiệp Khai Quang tại bãi chôn lấp CTRSH tại Khu công nghiệp Khai Quang
3.4.1. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước
Sau 4 tháng thi công, công trình đã hoàn thành (từ tháng 11/2013 đến hết tháng 3/2014). Tại hiện trƣờng thi công công trình không còn hiện tƣợng nƣớc rỉ rác chảy tràn bề mặt và hiện tƣợng mùi đã giảm đáng kể. Bên cạnh đó, nƣớc rỉ rác đƣợc thu gom vào hố thu nƣớc rác.
• Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc rỉ rác
- Vị trí lấy mẫu: Nƣớc rỉ rác chảy ra tại bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt KCN Khai Quang.
- Ngày lấy mẫu: 07/04/2014
- Thời gian phân tích mẫu: 07/04-14/04/2014
Bảng 3.9. Kết quả phân tích chất lượng nước rỉ rác
TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả
QCVN 25:2009/BTNMT Cột B2 1 pH - 5,12 5,5-9 2 TSS mg/l 2168 100 3 DO mg/l 0,27 - 4 BOD5 mg/l 3726 50* 5 COD mg/l 5937 300* 6 CN- mg/l 0,0155 0,1 7 NH4+(N) mg/l 83,630 25* 8 NO3- mg/l 2,716 - 9 Cr(VI) mg/l 0,194 0,1 10 Cu mg/l 0,054 2 11 Pb mg/l 0,002 0,5 12 Cd mg/l 0,0003 0,01 13 Ni mg/l 0,106 0,5 14 As mg/l 0,008 0,1 15 Hg mg/l 0,0001 0,01 16 Fe mg/l 0,581 5 17 E.Coli mg/l 18480 - 18 Coliform MNP/100ml 121470 5000
Vũ Thị Phương Thảo 47 K36B – Hóa học
Ghi chú:
- “*”: QCVN 25:2009/BTNMT (B2) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải của bãi chôn lấp chất thải rắn, trong đó, cột B2 quy định nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nƣớc thải của bãi chôn lấp chất thải rắn xây dựng mới kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 khi xả vào các nguồn nƣớc không dùng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt.
- “**”: Không theo ISO IEC 17025:2005. - “- ”: không quy định
Trong các chỉ tiêu phân tích chất lƣợng nƣớc rỉ của bãi chôn lấp có rất nhiều chỉ tiêu vƣợt tiêu chuẩn cho phép nhƣ: TSS vƣợt tiêu chuẩn 21,68 lần; BOD5 vƣợt 74,52 lần; COD vƣợt 19,79 lần; NH4
+
vƣợt 3345,2 lần; chỉ tiêu Fe, Cr(VI) vƣợt hơn tiêu chuẩn cho phép, Coliform vƣợt 24,29 lần, còn lại các chỉ tiêu khác đảm bảo QCVN.
Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc rỉ rác cho thấy nồng độ của một số chỉ tiêu cao hơn so với kết quả phân tích nƣớc rỉ rác trƣớc khi thực hiện thu gom, xử lý theo đúng quy chuẩn.
• Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc mặt
- Ngày lấy mẫu: 07/04/2014
- Thời gian phân tích mẫu: 07/04-14/04/2014 - Tình trạng hoạt động: Hoạt động bình thƣờng - Vị trí lấy mẫu và kí hiệu mẫu:
NM1: Nƣớc mặt tại hồ tƣới tiêu đồng ruộng (chân bãi rác) NM2: Nƣớc ao nhà ông Hƣơng trong khu vực bãi rác - Phƣơng pháp lấy mẫu: Lấy theo TCVN 5994:1995 (ao hồ).
Vũ Thị Phương Thảo 48 K36B – Hóa học
Bảng 3.10. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt
TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1) NM1 NM2 1 pH* - 6,48 5,92 5,5-9 2 TSS* mg/l 81 64 50 3 DO mg/l 4,94 4,04 ≥4 4 BOD5* mg/l 26,48 27,96 15 5 COD* mg/l 47,44 43,75 30 6 NH4+ * mg/l 0,461 0,568 0,5 7 NO2- * mg/l <10-3 <10-3 0,04 8 NO3- * mg/l 1,068 1,005 10 9 Cd * mg/l <10-3 <10-3 0,01 10 Pb * mg/l <10-3 <10-3 0,05 11 Cu * mg/l 0,001 0,001 0,5 12 Zn * mg/l 0,1 0,63 1,5 13 Hg * mg/l <10-4 <10-4 0,001 14 Crom tổng mg/l <10 -3 <10-3 - Ghi chú:
- QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt, trong đó, cột B1: Nƣớc mặt dùng cho tƣới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lƣợng nƣớc tƣơng tự hoặc các mục đích sử dụng nhƣ loại B2.
- “-“: Quy chuẩn không quy định cụ thể.
- Các chỉ tiêu có đánh dấu (*) đã đƣợc cấp chứng chỉ ISO/IEC 17025:2005 mã Vilas 329.
Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc mặt cho thấy một số chỉ tiêu nhƣ TSS, BOD5, COD đã giảm đáng kể so với kết quả phân tích trƣớc khi thực hiện thu gom, xử lý theo đúng quy chuẩn.
Vũ Thị Phương Thảo 49 K36B – Hóa học
• Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc ngầm - Ngày lấy mẫu: 07/04/2014
- Thời gian phân tích mẫu: 07/04-14/04/2014 - Vị trí lấy mẫu và kí hiệu mẫu:
NN1: Nƣớc giếng nhà ông Hƣơng trong khu vực bãi rác