Ảnh hưởng của ENSO đến vị trí hình thành các XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của enso đến bão hoạt động trên khu vực việt nam (Trang 56)

Việt Nam

Từ việc xác định các năm ENSO ở chƣơng 2, kết hợp với số liệu về quỹ đạo bão thời kỳ 1950 - 2013, ta tiến hành thống kê về vị trí phát sinh các XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam.

Từ kết quả thống kê cho thấy, tính chung cho các năm ENSO, trọng điểm phát sinh các XTNĐ đổ bộ vào nƣớc ta tập trung ở vĩ tuyến 11 đến 19 độ và kinh tuyến 111 đến 119 độ trên khu vực Biển Đông và từ vĩ tuyến 8 đến 14 độ và kinh tuyến 129 đến 140 độ trên khu vực tây bắc TBD. Nếu xét riêng từng pha ENSO, kết quả thống kê vị trí hình thành đƣợc thể hiện trên các hình 3.25, 3.26 và 3.27. Hình 3.25 cho thấy, trong các năm El Nino hoạt động, trọng điểm phát sinh các XTNĐ đổ bộ vào nƣớc ta tập trung ở vĩ tuyến 11,5 đến 18 độ và kinh tuyến 112 đến 118,5 độ. Trong các năm La Nina hoạt động, trọng điểm phát sinh XTNĐ ở khu vực Biển Đông tập trung ở vĩ tuyến 9 đến 17 độ và kinh tuyến 112 đến 119 độ.

Hình 3.26: Tọa độ phát sinh XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam trong năm La Nina

KẾT LUẬN

XTNĐ hoạt động trên Biển Đông tập trung chủ yếu vào những tháng mùa bão, từ tháng VI đến tháng XI hàng năm. Trong tổng số XTNĐ hoạt động trên Biển Đông, bão mạnh chiếm 47,7%; bão nhiệt đới chiếm 38,2% và ATNĐ là 14,1% . Về thời gian XTNĐ hoạt động trên khu vực Biển Đông, trung bình cả năm khoảng 41.7 ngày, trong đó tập trung chủ yếu vào các tháng mùa bão, chiếm 84,7% số ngày XTNĐ hoạt động trong năm. Từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm, trung bình XTNĐ hoạt động không quá 1 ngày.

Đối với XTNĐ đổ bộ vào nƣớc ta hàng năm chiếm 41,5% số lƣợng XTNĐ hoạt động trên Biển Đông, trong đó, tháng 9 và tháng 10 là tháng có XTNĐ đổ bộ vào nƣớc ta nhiều nhất. Trong tổng số XTNĐ đổ bộ vào nƣớc ta có 54,0% là bão mạnh; 35,6% là bão nhiệt đới và ATNĐ là 10,3%. Vùng ven biển Bắc Bộ là vùng hứng chịu số lƣợng XTNĐ đổ bộ nhiều nhất, tuy nhiên nếu tính mật độ trung bình 1km bờ biển thì Trung Trung Bộ (đoạn từ Quảng Nam - Bình Định) lại là khu vực có trị số XTNĐ đổ bộ cao nhất, tiếp theo mới đến Bắc Bộ. Nam Bộ là khu vực có mật độ ảnh hƣởng của XTNĐ thấp nhất.

Số ngày hoạt động của XTNĐ đổ bộ vào nƣớc ta trung bình hàng năm vào khoảng 18.8 ngày, trong đó tập trung chủ yếu vào các tháng mùa bão, chiếm 94,6% số ngày XTNĐ hoạt động trong năm. Tháng 9 và tháng 10 có số ngày XTNĐ hoạt động và ảnh hƣởng đến nƣớc ta nhiều nhất. Đây cũng chính là hai tháng có số lƣợng XTNĐ đổ bộ vào nƣớc ta nhiều nhất hàng năm.

Về kết quả đánh giá ảnh hƣởng của ENSO đến hoạt động của XTNĐ hoạt động trên Biển Đông và đổ bộ vào Việt Nam cho thấy:

Trong năm El Nino, XTNĐ hoạt động trên Biển Đông thấp hơn so với năm La Nina, năm trung gian và trung bình chung tính cho cả năm cũng nhƣ riêng trong mùa bão. Tháng có XTNĐ hoạt động nhiều nhất trong năm El Nino là tháng 9, còn các năm La Nina và năm trung gian, cực đại rơi vào tháng 10. Xét trong cả năm và

mùa bão, nhìn chung mức độ biến động ở năm La Nina cao hơn so với năm El Nino và năm trung gian, trong đó, năm trung gian là năm có mức độ biến động nhỏ nhất.

Bão mạnh hoạt động trên Biển Đông trong các năm El Nino và La Nina thƣờng kéo dài khoảng 8 tháng, nhƣng năm El Nino bắt đầu và kết thúc muộn hơn so với năm La Nina khoảng 1 tháng, bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 12. Tháng có bão mạnh hoạt động nhiều nhất trên Biển Đông là tháng 9 trong năm El Nino và tháng 10 trong năm La Nina.

Số ngày XTNĐ hoạt động trên khu vực Biển Đông trong năm El Nino ít hơn so với năm La Nina trong cả năm nói chung và mùa bão nói riêng. Số ngày bão mạnh hoạt động trên Biển Đông trong năm El Nino và năm trung gian ít hơn so với năm La Nina và trung bình chung. Độ biến động về trung bình số ngày bão mạnh trong năm El Nino, La Nina tƣơng tự nhau cho cả năm nói chung và mùa bão nói riêng.

Số lƣợng XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam trong những năm El Nino cũng thấp hơn so các năm La Nina và năm trung gian. Tháng cực đại có XTNĐ đổ bộ vào nƣớc ta, trong năm El Nino là tháng 9, còn năm La Nina và năm trung gian tháng cực đại là tháng 10. Trong năm El Nino, Bắc Bộ là khu vực có số lƣợng XTNĐ đổ bộ nhiều nhất, còn trong năm La Nina và năm trung gian, Bắc Trung Bộ lại là khu vực có XTNĐ đổ bộ nhiều nhất. Khu vực Nam Bộ vẫn là nơi có ít XTNĐ đổ bộ nhất trong cả 3 pha ENSO.

Tƣơng tự, số lƣợng bão mạnh đổ bộ vào nƣớc ta trong năm El Nino cũng ít hơn so với các năm La Nina và năm trung gian. Tháng có bão mạnh đổ bộ cực đại là tháng 9 trong năm El Nino và tháng 10 trong năm La Nina. Bão mạnh đổ bộ vào Việt Nam thƣờng bắt vào khoảng tháng 6 trong năm El Nino và trong năm La Nina vào khoảng tháng 5.

Số ngày hoạt động của các XTNĐ đổ bộ vào nƣớc ta trong năm El Nino thấp hơn hẳn so với năm La Nina và năm trung gian trong toàn năm nói chung và mùa bão nói riêng. Tuy nhiên, số ngày hoạt động của từng XTNĐ đổ bộ vào nƣớc ta trong năm El Nino lại nhiều hơn trong năm La Nina và năm trung gian. Tháng có số

ngày hoạt động của XTNĐ đổ bộ vào nƣớc ta nhiều nhất trong năm El Nino và La Nina trùng với tháng có số XTNĐ hoạt động nhiều nhất trong năm, tƣơng ứng là tháng 9 và tháng 10.

Trong những năm El Nino, cƣờng độ XTNĐ có xu hƣớng lớn hơn, còn trong những năm La Nina có xu hƣớng nhỏ hơn.

Về vị trí hình thành XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam trong năm El Nino có xu hƣớng dịch chuyển về phía bắc so với năm La Nina.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Vũ Thanh Hằng*, Ngô Thị Thanh Hƣơng, Phan Văn Tân (2010), “Đặc điểm hoạt động của bão ở vùng biển gần bờ Việt Nam giai đoạn 1945-2007”, tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010), tr. 344-353.

2. Hoàng Minh Hiền và Nguyễn Hữu Ninh (1988), “El Nino và những dị thƣờng khí hậu ở Việt Nam”, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, tr 22-28.

3. Trần Việt Liễn (2000), ENSO với dự báo khí hậu, hội thảo khoa học lần II đề tài NCKH cấp nhà nƣớc: Tác động của ENSO đến thời tiết khí hậu, môi trường và kinh tế xã hội Việt Nam, Hà Nội, 29-VI-2000, tr 50-68.

4. Nguyễn Đức Ngữ và các CTV (2001), Tác động của ENSO đến thời tiết khí hậu, môi trường và kinh tế xã hội Việt Nam, đề tài cấp nhà nƣớc, Tổng cục Khí tƣợng Thủy văn.

5. Nguyễn Đức Ngữ (2007), Tác động của ENSO đến thời tiết, khí hậu, môi trường và kinh tế - xã hội ở Việt Nam, đề tài cấp nhà nƣớc, Tổng cục Khí tƣợng Thủy văn.

6. Nguyễn Văn Tuyên (2007) “Xu hƣớng hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới trên Tây Bắc Thái Bình Dƣơng và Biển Đông theo các cách phân loại khác nhau”, Tạp chí Khí tượng Thủy văn.

7. Đinh Văn Ƣu (2009), Đánh giá quy luật biến động dài hạn và xu thế biến đổi số lƣợng bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực Tây Thái Bình Dƣơng, Biển Đông và ven biển Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009), tr 542-550.

Tiếng Anh

8. Bin Wang, Johnny C.L. Chan (2001), “How Strong ENSO Events Affect Tropical Storm Activity over the Western North Pacific”, Jourrnal of Climate, 15, pp. 1643-1658.

9. Johnny C.L. Chan (1985), “Tropical cyclone activity in the northwest Pacific in relation to the El Nino/Southern Oscillation phenomenon”, Mon.Wea.Rev. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10. Johnny C.L. Chan (1999), “Tropical cyclone activity over the western north Pacific associated with El Nino and La Nina events”, Weather and Forecasting , Vol13 No16, pp. 2960-2972.

11. Jose AM, Cruz NA (1999), ”Climate change impacts and responses in the Philippines: water resources”. Clim Res 12, pp 77 - 84. doi:10.3354/cr012077.

12. Li Chongyin (1987), “A study on the influence of El Nino upon typhoon action over western Pacific”, Acta Meteorological Sinica, 45, No2, pp. 229 - 236.

13. Lyon, B., H. Cristi, E.R. Verceles, F.D. Hilario and R. Abastillas (2006), “Seasonal reversal of the ENSO rainfall signal in the Philippines”. Geophys. Res. Letters, 33, L24710, doi:10.1029/2006GL028182.

14. M.A. Saunders R.E. Chandler, C,J, Merchant and F.P Roberts (2000), “Atlantic Hurricanes and NW Pacific typhoons: ENSO and spatial impacts on occurence and landfall”, Geophysical Research Letters, Vol 27, No 8 pp. 1147- 1150.

15. N. Nicholls (1984), “The southern oscillation, seasurface temperature and interanual fluctuation in Australian tropical cyclone activity”, J. of Climatology

Vol4, pp. 661-670.

16. N. Nicholls (1999), “SOI - based forecast of Australian region tropical cyclone activity”, Forecast Bulletine No8.

17. Pao shin Chu, Jiangxin Wang (1997), “Tropical cyclone occurences in the Vicinity of Hawaii. Are the differences between El Nino and Non-El Nino years significant”, J. of Climate, Vol10 No10, pp. 2683-2689.

18. Phan Van Tan (2002), “On the tropical cyclone activity in the northwest pacific basin and Bien Dong sea in relationship with ENSO”, VNU. Journal of science. Nat.sci & Tech, t. XVIII, No1, pp. 51 - 58.

19. Smith, CA.and P. Sardeshmukh (2000), “The Effect of ENSO on the intraseasonal Variance of Surface Temperature in Winter”, International J.of Climatology, 20 pp. 1543-1557.

20. Suzana J. Camargo and Adam H. Sobel (2004), “Western north Pacific tropical cyclone intensity and ENSO”, Jourrnal of Climate, 18, pp. 2996-3006.

21. Tran Van Lien (2004), “An experiment on the Building of long-range forecasting of tropical cyclone activity in Northwest pacific an Bien Dong Sea. Proceedings Internatininal Syposium on GeoInformatics for spartial-Infrastructure Development in Eath and Allied Sciences”,Ha Noi, pp. 57-67.

22. Trenbreth, K. E. (1997), “The definition of El Nino”. Bullentin of the A.M.S, Vol 78 No12, pp. 2771 - 2777.

23. WMO (1999), The 1997-1998 El Nino Event. A scientific and technical retrospective, WMO-No95, WMO-UNEP-ICSU-UNESCO Geneve, p. 94.

24. Zhang Guangzhi, Zang Xiangong, Wei Fengying (1996), “Asuty on the variation of annual frequency for tropical cyclone in Northwest Pacific during the last hundred years”, J. of Tropical Meteorology, No1 Vol2. China Meteorologycal press.

25. Website: http://www.cpc.ncep.noaa.gov. 26. Website: http://weather.unisys.com/hurricane.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng thống kê số lƣợng XTNĐ hoạt động trên Biển Đông

STT Năm XTNĐ STT Năm XTNĐ 1 1950 4 33 1982 9 2 1951 7 34 1983 11 3 1952 13 35 1984 10 4 1953 6 36 1985 10 5 1954 6 37 1986 9 6 1955 3 36 1987 8 7 1956 7 39 1988 10 8 1957 6 40 1989 12 9 1958 2 41 1990 12 10 1959 5 42 1991 10 11 1960 9 43 1992 8 12 1961 11 44 1993 13 13 1962 12 45 1994 12 14 1963 6 46 1995 17 15 1964 19 47 1996 16 16 1965 13 48 1997 6 17 1966 12 49 1998 12 18 1967 11 50 1999 14 19 1968 10 51 2000 10 20 1969 4 52 2001 10 21 1970 12 53 2002 8 22 1971 14 54 2003 8 23 1972 10 55 2004 5 24 1973 16 56 2005 8 25 1974 16 57 2006 11 26 1975 8 58 2007 7 27 1976 4 59 2008 12 28 1977 8 60 2009 11 29 1978 9 61 2010 11 30 1979 8 62 2011 12 31 1980 9 63 2012 12 32 1981 9 64 2013 16

Phụ lục 2: Bảng thống kê số lƣợng XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam

STT Năm Số XTNĐ-Việt Nam STT Năm Số XTNĐ-Việt Nam

1 1950 0 33 1982 4 2 1951 2 34 1983 6 3 1952 8 35 1984 5 4 1953 1 36 1985 4 5 1954 3 37 1986 3 6 1955 2 36 1987 4 7 1956 3 39 1988 1 8 1957 1 40 1989 9 9 1958 0 41 1990 8 10 1959 1 42 1991 3 11 1960 3 43 1992 5 12 1961 4 44 1993 5 13 1962 6 45 1994 6 14 1963 2 46 1995 8 15 1964 11 47 1996 9 16 1965 3 48 1997 4 17 1966 3 49 1998 7 18 1967 2 50 1999 2 19 1968 5 51 2000 2 20 1969 2 52 2001 2 21 1970 3 53 2002 0 22 1971 6 54 2003 2 23 1972 6 55 2004 2 24 1973 10 56 2005 5 25 1974 7 57 2006 4 26 1975 2 58 2007 5 27 1976 2 59 2008 5 28 1977 3 60 2009 5 29 1978 6 61 2010 4 30 1979 3 62 2011 4 31 1980 4 63 2012 4 32 1981 3 64 2013 7

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của enso đến bão hoạt động trên khu vực việt nam (Trang 56)