Ảnh hưởng của ENSO đến cường độ XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của enso đến bão hoạt động trên khu vực việt nam (Trang 50)

Để đánh giá cƣờng độ của XTNĐ, cơ quan quản lý đại dƣơng và khí quyển (NOAA) quốc gia Hoa Kỳ thƣờng sử dụng đại lƣợng ACE (Accumulated cyclone energy) để biểu thị sự hoạt động của các XTNĐ ở khu vực Đại Tây Dƣơng theo mùa hoặc các XTNĐ hoạt động đơn lẻ. Hiện có rất nhiều nghiên cứu sử dụng đại lƣợng này để đánh giá cƣờng độ bão cho vùng biển tây bắc TBD, trong đó, phải kể đến công trình nghiên cứu của tác giả Camargo và Sobel (2004) [20] “Cường độ xoáy thuận nhiệt đới ở Tây Bắc TBD và ENSO”. Vì vậy, trong luận văn này, học viên cũng sử dụng đại lƣợng này để đánh giá cƣờng độ XTNĐ hoạt động trên Biển Đông và cƣờng độ XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam giai đoạn 1950 - 2013 trong các pha

ENSO. Theo đó, ACE đƣợc xác định bằng tổng cộng năng lƣợng tích lũy của các XTNĐ đơn lẻ:

ACE ,

trong đó V(t) là tốc độ gió lớn nhất của XTNĐ tại thời điểm t đƣợc đo bằng knots, i là chỉ số của mỗi XTNĐ riêng lẻ; t0i và tfi là thời gian bắt đầu và kết thúc thời kỳ hoạt động của XTNĐ i và N là tổng số các XTNĐ trong thời kỳ đƣợc lựa chọn để đánh giá.

Để thấy đƣợc ACE phụ thuộc vào các pha ENSO, học viên tiến hành đánh giá mối tƣơng quan giữa ACE và SSTA-Nino3.4. Kết quả đƣợc thể hiện trong bảng 3.13.

Bảng 3.13: Hệ số tương quan giữa ACE với SSTA-Nino34 ứng với các thời kỳ ENSO

STT ACE SSTA-Nino3.4

1 Thời kỳ El Nino 0,71

2 Thời kỳ La Nina 0,60

3 Thời kỳ trung gian 0,57

Nhƣ vậy, có thể thấy hệ số tƣơng quan giữa ACE với SSTA-Nino3.4 thời kỳ El Nino cao hơn so với các thời kỳ La Nina và thời kỳ trung gian. Hình 3.17, hình 3.18 và hình 3.19 thể hiện rõ mối tƣơng quan giữa ACE với từng pha ENSO.

Hình 3.17: Tương quan giữa ACE với SSTA thời kỳ El Nino

Hình 3.18: Tương quan giữa ACE với SSTA thời kỳ La Nina

Hình 3.19: Tương quan giữa ACE với SSTA thời kỳ trung gian

Căn cứ vào cách xác định nêu trên, kết quả thu đƣợc cho thấy, năm có trị số ACE cao nhất rơi vào năm El Nino (năm 2006) với trị số tƣơng ứng là 9.44.104 knots2. Trong 21 năm El Nino có XTNĐ đổ bộ (năm 1958 và năm 2002 không có XTNĐ đổ bộ vào nƣớc ta), chỉ có 3 năm ACE đạt dƣới mức phân vị 25% và có 6 năm đạt trên mức phân vị 75%. Ngƣợc lại, trong 21 năm La Nina có XTNĐ đổ bộ (riêng năm 1950 không có XTNĐ đổ bộ) chỉ có 4 năm ACE đạt trên mức phân vị 75% và có tới 9 năm ACE đạt dƣới mức phân vị 25% (hình 3.20).

Nếu xét theo bách phân vị, có tới 4 năm La Nina có ACE đạt dƣới mức bách phân vị thứ 10 và chỉ có 1 năm duy nhất (năm 1956) có ACE đạt trên mức bách

phân vị thứ 90; trong khi đó, trong các năm El Nino, chỉ có 1 năm duy nhất (năm 1966) có ACE đạt dƣới mức bách phân vị thứ 10 và có 4 năm đạt trên mức bách phân vị thứ 90 (hình 3.21).

Nhƣ vậy, trong những năm El Nino, ACE năm có xu hƣớng lớn hơn, còn trong những năm La Nina, ACE năm có xu hƣớng nhỏ hơn.

Hình 3.20: Diễn biến ACE của XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam qua các năm (Màu đỏ: năm El Nino, màu xanh dương: năm La Nina và màu xanh lục: năm trung gian

Đường nét liền: phân vị 75%; đường nét đứt: phân vị 25%)

Hình 3.21: Diễn biến ACE của XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam qua các năm (Màu đỏ: năm El Nino, màu xanh dương: năm La Nina và màu xanh lục: năm trung gian

Từ hình 3.22, 3.23 và 3.24 cho thấy, nếu xét theo phƣơng Bắc - Nam thì trong những năm El Nino, năng lƣợng tích lũy của XTNĐ đạt lớn nhất ở khoảng 15 - 16 và 18 - 20 độ vĩ Bắc; còn trong năm La Nina, ACE tập trung nhiều ở vĩ tuyến 16 - 19 độ vĩ bắc. Nếu xét theo phƣơng Đông - Tây, trong năm El Nino, AEC đạt lớn nhất ở khoảng 107 - 110 độ kinh đông và trong năm La Nina từ 109 - 112 độ kinh đông. Nhƣ vậy có thể thấy, năng lƣợng tích lũy của các XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam có sự dịch chuyển dần lên phía bắc và về phía đông trong những năm La Nina so với năm El Nino.

Hình 3.23: Phân bố ACE trung bình trong năm La Nina của XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của enso đến bão hoạt động trên khu vực việt nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)