Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Hải Dương

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Vietcombank Hải Dương (Trang 34)

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Vietcombank Hải Dương

PHềNG THANH TOÁN THẺ PHềNG GIAO DỊCH TỨ KỲ Phó giám đốc Giám đốc Phó giám đốc

Khối kinh doanh

Phòng giao dịch số 1 Phòng giao dịch số 2 Phòng giao dịch Lê Thanh Nghị Phòng giao dịch Thanh Bình Phòng giao dịch Sao Đỏ Phòng giao dịch Bình Giang Phòng giao dịch Kinh Môn Phòng giao dịch Gia Lộc Phòng Khách hàng Phòng Thanh toán quốc tế Khối tổng hợp Phòng kinh doanh dịch vụ Phòng giao dịch Phúc Điền Phòng kiểm tra GSTT Phòng tổng hợp Phòng quản lý nợ Phòng hành chính nhân sự Phòng kế toán Phòng ngân quỹ PHềNG GIAO DỊCH KIM THÀNH PHềNG GIAO DỊCH NINH GIANG PHềNG GIAO DỊCH THANH HÀ PHềNG GIAO DỊCH NAM SÁCH PHềNG GIAO DỊCH THANH MIỆN

27

Chi nhánh có 197 cán bộ ( tính đến 31/12/2013), Giám đốc Chi nhánh là người đứng đầu chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và Chủ tịch hội đồng quản trị NHNTVN, Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc theo sự phân công của Giám đốc chi nhánh.

- Phòng Quan hệ khách hàng: là đầu mối thiết lập mối quan hệ khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ với khách hàng trên tất cả mọi hoạt động, tất cả sản phẩm ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của NHNT

- Phòng Quản lý nợ: tác nghiệp, theo dõi, quản lý khách hàng vay tại chi nhánh.

- Phòng kế toán: tổ chức công tác hạch toán kế toán, các nghiệp vụ phát sinh tại chi nhánh theo đúng luật kế toán, các văn bản hướng dẫn của Bộ tài chính, NHNN, NHNTVN.

- Phòng Kinh doanh dịch vụ ngân hàng: cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng và huy động vốn dân cư

- Phòng Hành chính nhân sự: tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc bố trí, điều động cán bộ, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dướng cán bộ trong việc xây dựng quy hoạch cán bộ theo yêu cầu NHNTVN. Tham mưu cho ban lãnh đão về những vấn đề chung của công tác hành chính quản trị, thực hiện công tác hành chính, văn thư.

- Phòng Ngân quỹ: tổ chức thu chi tiền Việt, ngoại tệ và các giấy tờ có giá theo quy định. Quản lý xuất nhập kho tiền, quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp cầm cố và các chứng từ có giá an toàn, chấp hành đúng nội quy an toàn kho quỹ...

- Phòng Kiểm tra giám sát tuân thủ: tiến hành việc kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy trình thực hiện nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh và

28

quy chế an toàn trong kinh doanh theo đúng quy định pháp luật về Ngân hàng và NHNTVN.

- Phòng Tổng hợp: lập kế hoạch kinh doanh giúp Ban giám đốc xây dựng chương trình công tác quý, tháng và cả năm của chi nhánh. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết kinh doanh của chi nhánh. Quản lý vốn và thực hiện các chức năng khác do Ban giám đốc giao.

- Phòng Giao dịch: cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho các đối tượng khách hàng.

2.1.3. Một số chỉ tiêu hoạt động chính của VCB HD

Trong những năm gần đây, cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế địa phương, Vietcombank HD đã thu được những thành quả đáng khích lệ trong hoạt động kinh doanh, tạo dựng được một vị trí quan trọng trong hệ thống, khẳng định được thương hiệu Vietcombank trên địa bàn. Từ năm 2005-2009, Vietcombank HD đều được UBND tỉnh Hải Dương và Thống đốc NHNN tặng Bằng khen. Hai năm liên tiếp ( 2005-2006) Chi nhánh được suy tôn là Lá cờ đầu của ngành ngân hàng trên địa bàn, được UBND tỉnh HD tặng cờ thi đua xuất sắc. Hai năm liên tiếp ( 2006-2007) được Thống đốc NHNN tặng Cờ đơn vị thi đua ngành Ngân hàng. Năm 2006 được Thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen. Năm 2008, Chi nhánh được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng Ba, năm 2009 là chi nhánh ngân hàng duy nhất trong hệ thống ngành ngân hàng Việt Nam nhận giải Sao vàng Đất Việt, được bình chọn là Top 5 thương hiệu mạnh tỉnh Hải Dương, được trao tặng doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh, vinh dự được tỉnh uỷ tặng Doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh, vinh dự được Tỉnh uỷ tặng Cờ thi đua. Năm 2010, được UBND tỉnh tặng cờ thi đua. Năm 2011, chi nhánh nhận cờ thi đua UBND tỉnh, cờ thi đua ngành ngân hàng, cờ thi đua của Chính phủ, là doanh nghiệp tiêu biểu tỉnh Hải Dương. Năm 2012, nhận cờ

29

thi đua của ngành Ngân hàng. Năm 2013, VCB HD là một trong 15 chi nhánh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Năm 2013, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói chung và VCB HD nói riêng, chịu ảnh hưởng mạnh của nền kinh tế trong và ngoài nước, chỉ số lạm phát ở mức cao làm cho huy động vốn khó khăn tạo sức ép lãi suát cho các ngân hàng trong nước. Tuy nhiên bằng sự đồng lòng, đồng sức của tập thể ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên và với phương châm lấy công nghệ làm nền tảng, phát triển nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu, tiết kiệm chi phí, nâng cao trình độ quản lý, chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Dương, đã đạt được tăng trưởng dáng kể về doanh số và quy mô hoạt động.

Bảng 2.1: Số liệu hoạt động VCB HD ( 2009-2013)

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Thực hiện So với năm trước Thực hiện So với năm trước Thực hiện So với năm trước Thực hiện So với năm trước Thực hiện So với năm trước 1.Tổng nguồn vốn huy động 3178 52% 4086 29% 4636 13% 5923 28% 5639 Trong đó: huy động tại chỗ 1896 60% 2526 33% 3316 31% 4310 30% 5112 19% 2. Tổng dư nợ cho vay 2640 45% 3097 17% 3581 16% 3768 5% 3937 4% 3.Tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ 1.95% 0.55% 0% 0% 0.18% 4.Kết quả kinh doanh 143 125 143 140 Lợi nhuận trước thuế 43.8 67% 5.Tỷ lệ từ dịch vụ/ thu nhập 6.5% 78% (Nguồn: Phòng tổng hợp Vietcombank HD)

30

a. Về huy động vốn;

Để đạt được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn trên, cùng với chính sách lãi suất chủ động, linh hoạt, VCB HD luôn phối hợp hài hòa với nhiều yếu tố tích cực như: hình thức huy động linh hoạt, hấp dẫn, lãi suất tiền gửi hợp lý cho từng đối tượng khách hàng, đẩy mạnh việc cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích song song việc đổi mới phong cách giao tiếp văn minh, tận tình, chu đáo. Nguồn vốn huy động tại chi nhánh đã đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vay vốn và thanh toán của mọi đối tượng khách hàng mà còn điều chuyển về Vietcombank TW một lượng vốn lớn, góp phần cho vay phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

a. Về hoạt động cho vay:

Cho vay nền kinh tế là hoạt động cơ bản, quan trọng, tạo ra lợi nhuận của ngân hàng. Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng, đảm bảo yêu cầu về chất lượng tín dụng, lấy chất lượng tín dụng làm trọng và phù hợp cơ chế quản lý, giám sát của ngân hàng, Vietcombank HD đã chủ động cho vay với mọi đối tuợng khách hàng thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Tỷ lệ cho vay trong những năm gần đây đã tăng dần.

c. Về hoạt động kinh doanh đối ngoại

* Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ :

Trong vài năm gần đây, thị truờng ngoại tệ có nhiều biến động, tỷ giá ngoại tệ liên tục tăng. Tuy vậy, Vietcombank HD đã chủ động khai thác ngoại tệ trên cơ sở tăng cường các biện pháp nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, đặc biệt là mua bán ngoại tệ có kỳ hạn.

Doanh số mua bỏn ngoại tệ trong năm 2012-2013 đạt 1399 triệu USD, chiếm 30% doanh số mua bỏn ngoại tệ qua hệ thống NHTM trờn địa bàn. Năm 2012,2013 nguồn ngoại tệ gặp khú khăn nhưng tốc độ tăng trưởng đạt và vượt so với kế hoạch .

31

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát triển đã tạo điều kiện mở rộng các nghiệp vụ thanh toán quốc tế như: L/C nhập khẩu, thanh toán nhờ thu, thanh toán T/T, thanh toán Séc du lịch, thẻ Visa, Mastercard : Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tăng cao qua các năm, hàng năm đều chiếm thị phần lớn nhất trong các ngân hàng trên địa bàn. Doanh số thanh toán quốc tế năm 2009 đạt 238 triệu USD, năm 2010 đạt 237 triệu USD, năm 2012 đạt 365 triệu USD, năm 2013 đạt 577 triệu USD ( tăng trưởng so với cuối năm 2012 là 58%) .

Hiện nay, Vietcombank HD đang nghiên cứu xây dựng kế hoạch tiếp cận, giới thiệu rộng rãi các sản phẩm dịch vụ ngân hàng quốc tế và các sản phẩm dịch vụ khác của Vietcombank với mọi đối tượng khách hàng, phát triển các dịch vụ ngân hàng quốc tế mới như chuyển tiền nhanh, thực hiện chiết khấu chứng từ hàng xuất, thẻ ATM…

d. Công tác kế toán-thông tin điện toán:

Công tác kế toán đã chấp hành tốt pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước, đảm bảo hạch toán chính xác, kịp thời, không để xảy ra sai sót. Hiện nay, Vietcombank đã triển khai các phần mềm quản lý, cập nhật chương trình kịp thời, xử lý số liệu chính xác, cung cấp thông tin đầy đủ, phản ánh số liệu trung thực, giúp lãnh đạo nắm bắt kịp thời tình hình kinh doanh để chỉ đạo quản lý vốn,điều hành vốn có hiệu quả. Vietcombank đã nghiên cứu các đề tài ứng dụng: áp dụng Marketing trong hoạt động kinh doanh, hiện đại hóa công nghệ truyền số liệu giữa ngân hàng và khách hàng,cập nhật thông tin ứng dụng.

b. Kết quả kinh doanh :

32 0 20 40 60 80 100 120 140 160 2009 2010 2011 2012 2013 Lợi nhuận Lợi nhuận

Hình 2.2: Kết quả kinh doanh

Như vậy, tất cả các chỉ tiêu kinh doanh đều tăng do Vietcombank HD đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong việc phát triển và mở rộng các mặt nghiệp vụ kinh doanh bằng nhiều hình thức và biện pháp, trong đó điểm mấu chốt là đã kết hợp hài hòa, linh hoạt giữa tín dụng nội ngoại tệ với kinh doanh đối ngoại, thanh toán quốc tế, trên cơ sở phát huy những thế mạnh của mình.

2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Vietcombank HD.

Có thể nói ở Việt Nam hơn 80% lượng vốn trong nền kinh tế là do hệ thống ngân hàng cung cấp. Do đó, vai trò huy động vốn của ngân hàng trong nền kinh tế là cực kỳ quan trọng.Việc thu hút nguồn vốn chi phí cao, sự ổn định thấp, và không phù hợp với sử dụng vốn về quy mô, kết cấu làm hạn chế khả năng sinh lời, đồng thời đặt ngân hàng trước rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản. Do vậy, yêu cầu tăng cường huy động vốn có mức chi phí hợp lý và ổn định cao được đặt ra hết sức cấp thiết đối với NHTM nói chung và VCB nới riêng. Huy động vốn là một nghiệp vụ chủ chốt, không thể thiếu được của các ngân hàng nói chung và của Vietcombank HD nói riêng, bởi nguồn vốn chính của một ngân hàng là nguồn vốn huy động. Hơn nữa, huy động vốn không

33

phải là một nghiệp vụ độc lập mà nó gắn liền với các nghiệp vụ sử dụng vốn và các nghiệp vụ trung gian khác như thanh toán, chuyển tiền của NHTM.

Nắm bắt được tình hình nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển của nền kinh tế, VCB nói chung và VCB HD nói riêng luôn tìm cho mình hướng đi, những giải pháp phù hợp với sự phát triển kinh tế đất nước, đẩy mạnh công tác huy động vốn, và từng bước đã đạt được kết quả nhất định.

Công tác huy động vốn luôn là tiền đề để thực hiện các nhiệm vụ của ngân hàng, là bước cơ bản đầu tiên trong suôt quá trình kinh doanh của ngân hàng. Chính vì vậy việc cạnh tranh thu hút khách hàng gửi tiền là vấn đề sống còn mỗi ngân hàng. Hiểu rõ như vậy nên VCB HD luôn cải tiến mở rộng các hình thức huy động một cách linh hoạt theo xu hướng chung của thị trường, tích cực đổi mới phong cách phục vụ để khai thác có hiệu quả mọi nguồn vốn trên địa bàn cho các nhu cầu kinh tế.

Ngân hàng phải luôn đảm bảo cho mình một nguồn vốn dồi dào đáp ứng nhu cầu của khách hàng đến vay vốn và đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, huy động vốn phải dựa trên cơ sở xác định thị trường đầu ra, lĩnh vực đầu tư có hiệu quả hay không, lãi suất ra sao.

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp số liệu báo cáo tình hình hoạt động

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiờu 2009 2010 2011 2012 2013

I. Tổng nguồn hoạt động

1. Nguồn huy động tại chỗ

1,896 2,526 3,316 4,310 5,112

- Tiền gửi KB, TCKT 827 1,137 1,558 2,084 2,560 - Tiền gửi dõn cư 1,069 1,389 1,758 2,226 2,552

+ Tiền gửi + Phỏt hành giấy tờ cú giỏ

34 * Huy động bằng ngoại tệ (quy đổi VNĐ) 881 404 564 653 919 Trong đú: Ngắn hạn 2. Nguồn khỏc 1,613 527 Trong đú: - Nhận từ NHTM TW 1,231 - Vay TCTD khỏc 0 (Nguồn: Phòng tổng hợp Vietcombank HD)

Bảng 2.3: Biến động của nguồn vốn huy động

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Thời điểm

2009 2010 2011 2012 2013 1. Tổng nguồn vốn 1896 2526 3316 4310 5112 2.Tăng(giảm) số tuyệt đối +630 +790 +994 +802 3.Tỷ lệ so với năm trước 60% 33% 31% 30% 19% (Nguồn: Phòng tổng hợp Vietcombank HD)

Với phương châm tăng cường nguồn vốn, Vietcombank HD đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức, biện pháp, kênh huy động vốn khác nhau. Do vậy, nguồn vốn tăng với tốc độ khá lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinhtế.

Với phương châm tăng cường nguồn vốn, Vietcombank HD đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức, biện pháp, kênh huy động vốn khác nhau. Do vậy, nguồn vốn tăng với tốc độ khá lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

35

Qua bảng số liệu trên cho thấy, nguồn vốn huy động của VCB HD tăng trưởng qua các năm. Tính đến 31/12/2009, tổng nguồn vốn huy động là 1.896 tỷ, nhưng đến 31/12/2010, con số này lên 2.526 tỷ, tăng 33% so với cùng kỳ 2009. Đến 31/12/2011, tổng huy động vốn tăng 31% so cùng kỳ 2010. Tính đến 31/12/2013, tổng nguồn vốn huy động là 5.112 tỷ đồng tăng 19% so cùng kỳ 2012. Huy động tại chỗ 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2009 2010 2011 2012 2013 Huy động tại chỗ

Hình 2.3: Tình hình tăng trưởng vốn huy động

Hoạt động huy động vốn của VCB Hải Dương nói riêng và VCB nói chung gặp nhiều thuận lợi do ngân hàng uy tín lâu năm, luôn đi đầu trong việc ững dụng công nghệ mới. Từ năm 2002, ngân hàng Ngoại thương bắt đầu triển khai thành công chương trình Silverlake, phần mềm về ngân hàng tiên tiến nhất Việt Nam đến thời điểm hiện nay. Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã tiến hành phương thức đỏi mới giao dịch với khách hàng bằng việc áp dụng quy chế giao dịch "một cửa" và công nghệ "online" trên toàn hệ thống. Nhờ đó có thể rút ngắn thời gian giao dịch với khách hàng, cấc giao dịch diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Chính thuận lợi này, làm cho khách hàng giao dịch VCB ngày càng đông.

36

Hiện nay, VCB HD đang huy động vốn chủ yếu từ các nguồn sau: Tiền gửi doanh nghiệp, tiền gửi dân cư, huy động vốn từ việc phát hành giấy tờ có giá. Dưới đây, phân tích cụ thể từng nguồn vốn trong tổng nguồn vốn huy động:

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2009 2010 2011 2012 2013 Huy động tại chỗ TGKB, TCKT TG Dân cư

Hình 2.4: Nguồn vốn huy động từ tổ chức và dân cư

2.2.1. Tiền gửi doanh nghiệp:

Đây thực sự là nguồn vốn quan trọng của ngân hàng, là một bộ phận tiền tệ tạm thời chưa sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tình hình tiền gửi của doanh nghiệp được biểu hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4: Biến động của tiền gửi doanh nghiệp

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Thời điểm

2009 2010 2011 2012 2013

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Vietcombank Hải Dương (Trang 34)