SỰ KHÁC BIỆT NHAU VỀ NGÔN NGỮ VÀ NGHĨA CỦA

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP KHOA HỌC GIAO TIẾP (Trang 99)

CỦA TỪ:

Trong giao tiếp bằng lời, chúng ta dùng từđể truyền đạt ý nghĩa. Nhưng một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của sự hiểu lầm là do việc sử dụng từ.

Điều quan trọng là chúng ta nên luôn nhận thức rằng: "Chúng ta sống trong hai thế giới: một thế giới của kinh nghiệm và một thế giới của ngôn ngữ”.Vì thế, ý nghĩa của từ thay đổi ở từng người và từ có thể mang ý nghĩa bất cứ điều gì chúng ta muốn. Ví dụ: Hạnh phúc, niềm vui, đau khổ,….. Hơn nữa, hầu hết từ có tính tương đối và trừu tượng. Những từ như đẹp nhất, tốt nhất và cực kỳ xấu diễn tả được gì nếu chúng không có những thuật ngữ để minh họa chúng ? Hay là những từ tốt, xấu, to, nhỏ, giàu, nghèo, thành công, thất bại….

Trong giao tiếp, chúng ta thường có khuynh hướng chú ý

đến những biến cố “phù hợp” với điều mà chúng ta mong đợi. Những gì mà chúng ta thấy sẽ ảnh hưởng đến những gì chúng ta nói và những gì chúng ta nói ảnh hưởng đến những gì chúng ta thấy.

là “lười biếng” chắc chắn sẽ tìm thêm nhiều chứng cứ hơn nữa để

hỗ trợ cho đánh giá của mình.”. Như thế sẽ dẫn đến sự ngờ vực và không tin tưởng lẫn nhau.

Từ mang tính tình cảm

Nhiều thuật ngữ mang hàm ý tình cảm có thể kích động, chọc tức, gây khó chịu hoặc tạo ra sự liên kết thoải mái hay khó chịu giữa con người với nhau.

Ví dụ: ngụy, khỉ, ngôi sao, thâm, giỏi, ghét…

Từ có thể hàm ý những hình ảnh rất tích cực đối với người này, nhưng rất tiêu cực đối với người khác.

Ví dụ: Một người trẻ tuổi hỏi một người cao tuổi:”Sao bác gả con gái sớm vậy?”.

Từ đôi lúc có ý che giấu hơn là bộc lộ ra: Thường chúng ta không thực sự nói ra những gì mà chúng ta muốn nói. Tình huống có thể làm chúng ta cảm thấy lúng túng, hoặc chúng ta chỉ

có thể giữ được những suy nghĩ cho chính mình vì những lý do khác.

Từ thường mang những ẩn ý như:

“Thật sự không có vấn đề gì cả”: Có vấn đề, nhưng tôi không muốn nói.

“Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều đồng ý rằng ...: Kêu gọi ủng hộ"

Từ và nghĩa

- Cùng từ nhưng có ý nghĩa khác nhau theo địa phương:

ốm, đau, bệnh…

- Cùng từ nhưng có ý nghĩa ngược lại: Ghét là thương

Như những lời trong bài hát “Bài không tên 50” của Vũ

Thành An:

“Em bảo anh đi đi, sao anh không đứng lại”

“Em bảo anh đừng đợi, anh vội về ngay”

“Lời nói thoảng gió bay, đôi mắt huyền đẫm lệ”

“Mà sao anh dại thế, không nhìn vào mắt em”

“Không nhìn vào mắt sầu, không nhìn vào mắt sâu”

- Từ mang nhiều ý nghĩa: Phương tiện giao thông… - Từ mang nghĩa đen và nghĩa bóng: ghế, lửa….

- Tiếng lóng (ngôn ngữ tiểu văn hóa - ngôn ngữ riêng của nhóm có cùng hình thức hoạt động nghề nghiệp,…): Thí dụ: đốp = súng; hàng = dao, mã tấu; ăn hồ = móc túi; chèo, hò = công an; bẻ đê = giật đồng hồ.

Những từ trùng lặp: Cần loại bỏ những từ trùng lặp để nói gọn và đơn giản hơn.

Sự thật chân chính Linh tinh lặt vặt

Tập hợp chung lại Lịch sử quá khứ

Đính kèm theo đây Hạ xuống

Quy tắc cơ bản gốc rễ Đầy đủ hoàn toàn

Kế hoạch tương lai Duy nhất tuyệt đối.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP KHOA HỌC GIAO TIẾP (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)