NGÔN NGỮ THÂN THỂ

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP KHOA HỌC GIAO TIẾP (Trang 85)

Có 6 loại diễn tả của thân thể:

- Theo biểu tượng nhằm để thay thế lời nói như vẫy tay tạm biệt, gãi đầu, để ngón trỏ lên môi…

- Để minh họa, kèm theo lời nói và có tác dụng nhấn mạnh như nói "vâng" kèm theo gật đầu…

- Để khuyến khích như gật đầu khi nghe người khác nói. - Để thích nghi như lúc kềm chế cảm xúc, thường hay di chuyển đồ vật loanh quanh, vuốt cằm, che mắt…

- Để biểu lộ tâm trạng xúc động như nói ngập ngừng, hơi thở nhanh, tay run, trán đổ mồ hôi…

- Theo dáng điệu và cử chỉ: cách đi đứng, ngồi, nét mặt ...

• Gương mặt là nơi diễn tả cảm xúc: giận, vui, buồn, kinh ngạc, sợ, ngại... và cũng là nơi để có thể đánh giá con người. Các cụ ngày xưa có nói” trông mặt mà bắt hình dong” hay “người khôn dồn ra mặt, què quặt hiện ra chân tay”. Da mặt cũng nói lên sức khỏe của con người ra sao.

• Môi và miệng: bĩu môi, cười chế nhạo, cắn môi dưới, tay che miệng. Ngoài ra, người xưa xem tướng mạo có nhận xét: "Đàn ông rộng miệng thì sang, đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà”.

• Lông mày: nhướng mày biểu lộ không hiểu, không tin, chào bạn bè, chấp nhận.

• Trán: nhăn trán cau mày thể hiện sự lúng túng, lo lắng, giận dữ.

• Lưỡi: le lưỡi thể hiện sự thiếu tôn kính, liếm môi khi bị

căng thẳng, lúng túng.

• Đầu: gật và lắc đầu, đầu thẳng là có thái độ trung lập,

đầu nghiêng một bên thể hiện sự quan tâm, cuối đầu là quy phục, phủ định, vỗ đầu chứng tỏ mình tự phạt, có lỗi.

• Bàn tay: lòng bàn tay để mở chứng tỏ sự lương thiện, lòng trung thực, lòng bàn tay hướng xuống khi ra lệnh, cách bắt tay, ngón cái thể hiện quả quyết, khẳng định.

- Hai bàn tay xoắn vào nhau chứng tỏ đối tượng rơi vào trạng thái tình cảm lẫn lộn khó xác định.

- Hai bàn tay nắm vào nhau tức là đối tượng sẵn sàng chiến

đấu. hai tay mà đút vào túi quần tạo nên một chướng ngại với người nói chuyện vì họ không cảm nhận được ý của anh ta ra sao.

- Khi trò chuyện, nếu người kia đặt bàn tay vào má tức là những điều bạn nói được họ rất quan tâm.

- Hai tay chống nạnh biểu hiện thái độ sẵn sàng đối phó. - Khi một người xoa nhanh hai tay vào nhau chứng tỏ họ

thỏa mãn, khi hai tay đặt thành hình mái nhà, ngón tay chạm vào nhau là họ đã hoàn toàn tự tin vào bản thân có thể giải quyết

được vấn đềđặt ra.

- Động tác của ngón tay trỏ mang tính ép buộc người khác phải nghe theo, đồng thời chứng tỏ sự khinh rẻđối tượng.

chúng ta. Người nào ngồi mớm mép ghế là người không muốn ngồi lâu, ngồi tựa lưng vào thành ghế là người muốn kết thúc sớm buổi họp, người ngồi nghiêng về phía trước là đang chú ý lắng nghe và đang muốn phát biểu.

- Cử chỉ thay đổi ý nghĩa trong những nền văn hóa khác nhau: ở Đức, nói chuyện với ai mà thọc hai tay vào túi là dấu hiệu bất kính; ở Hi Lạp, gật đầu có nghĩa là “không”; ở Ấn Độ, bàn tay trái bị coi là bẩn; ở Úc, dấu hiệu xin đi nhờ xe của người Mỹ là thô tục; ở Anh vỗ lưng là không đúng phép lịch sự, cũng như bắt tay rối rít ở Pháp vậy.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP KHOA HỌC GIAO TIẾP (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)