Các giải pháp làm giảm chi phí vay nợ

Một phần của tài liệu Tiểu luận Tài chính quốc tế: Nợ nước ngoài của Việt Nam, thực trạng và giải pháp (Trang 32)

III. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VAY NỢ TẠI VIỆT NAM

3.2. Các giải pháp làm giảm chi phí vay nợ

3.2.1. Chính sách tỷ giá hối đoái

Theo đánh giá c ủa nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, VND hiện định giá quá cao so với sức mua thực tế của nó. Theo quy luật cung cầu, đến một lúc nào đó VND sẽ trở về giá trị thực của nó, tỷ giá sẽ tăng lên rất nhanh, dễ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán nợ. Như vậy, việc đưa VND về giá trị thực của nó như một bước chuẩn bị, tránh tình trạng mất khả năng thanh toán nợ nước ngoài của Việt Nam.

Thúc đẩy phát triển thị trường mở và mở rộng hoạt động của các nghiệp vụ thị trường tiền tệ như hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward), quyền chọn (Option)… để điều tiết cung cầu ngoại tệ hợp lý hơn và hạn chế rủi ro hối đoái giúp cho ngân hàng tự bảo vệ mình.

3.2.2. Ổn định lạm phát

Ổn định lạm phát là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong tình hình kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam có nhiều biến động như hiện nay, bởi lẽ nó không chỉ làm gia tăng nợ nước ngoài mà nó còn là một chỉ tiêu vĩ mô đánh giá sức khỏe của nền kinh tế quốc gia. Lạm phát ở Việt Nam trong mấy năm gần đây là lạm phát do chi phí đẩy, do đó cần giảm

32

bớt việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nước ngoài vào như việc nhập khẩu xăng dầu.

Bên cạnh đó, một nền kinh tế bị đôla hoá cao thì việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô (trong đó có chính sách tiền tệ) bị giảm hiệu quả do tình trạng đôla hoá gây khó khăn trong việc dự đoán diễn biến tổng phương tiện thanh toán, việc hoạch định và thực thi chính sách mất hiệu quả. Vì vậy, Việt Nam cũng c ần phải có giải pháp ổn định giá cả sinh ho ạt, tăng giá đồng tiền nội địa bằng việc kiểm soát ngăn chặn tình trạng đôla hoá ở mức cao độ.

3.2.3. Gia tăng hệ số tín nhiệm quốc gia

Khi quyết định đầu tư hay cho vay, các nhà đầu thường đánh giá tương quan giữa rủi ro và thu nhập. Thông tin đáng tin cậy mà các nhà đ ầu tư thường tham khảo là hệ số tín nhiệm do các công ty quốc tế hàng đầu đánh giá. Nếu hệ số tín nhiệm của một quốc gia được đánh giá cao, quốc gia đó dễ dàng tiếp cận các nguồn tài chính trên thị trường quốc tế, giảm được chi phí huy động vốn, đ ặc biệt cho những đợt phát hành mới. Một quốc gia có tăng trưởng cao và uy tín khi đi vay sẽ được vay với chi phí thấp.

3.3. Các biện pháp sử dụng vốn vay hiệu quả

Nợ nước ngoài có hai mặt đối lập, một mặt nó là nguồn lực cho phát triển kinh tế -xã hội, mặt khác nếu quản lý không tốt, hiệu quả sử dụng vốn thấp, không hợp lý, nó sẽ dẫn tới khủng ho ảng nợ và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho đ ất nước. Do đó, việc hoàn thiện quản lý nợ vay và sử dụng nợ đúng mục đích, có phương án rõ ràng và hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích cho phát triển kinh tế - xã hội và tránh được khủng hoảng nợ.

3.3.1. Kiểm soát nợ nước ngoài

Trong thực tế đã có nhiều quốc gia phải trả giá cho vấn đề vay nợ nước ngoài nhưng đã đánh mất khả năng kiểm soát như Hy Lạp, Ai Cập,…. Thông thường khi đã không kiểm soát được nợ sẽ kéo theo khủng hoảng nợ, vỡ nợ dẫn đến khủng hoảng của nền kinh tế và có khi nghiêm trọng hơn là khủng ho ảng về chính trị. Để tránh tình trạng trên cần phải:

33

 Có thời gian kiểm soát, rút kinh nghiệm trong vấn đ ề vay nợ, chuyển khoản tiền vay nợ này cho các doanh nghiệp vay lại, từ đó có thể điều chính các cách kiểm soát cũng như việc cấp vốn cho phù hợp và mang lại lợi ích cao nhất cho quốc gia.

 Cần so sánh mức tăng trưởng của GDP với mức tăng trưởng của nợ nước

ngoài. Không nên để các nguồn thu ngoại tệ vượt quá, tránh tình trạng vay mượn tràn lan vì nếu xảy ra sự chênh lệch quá lớn ho ặc có sự cắt giảm nguồn ngoại tệ này đột ngột, nó sẽ làm thay đổi tỷ giá hối đoái.

 Cần quan tâm đến khả năng chịu đ ựng nợ nước ngoài c ủa Việt Nam, không nên chủ quan khi dựa vào ngưỡng an toàn cho nợ nước ngoài theo thông lệ quốc tế là 40% GDP.

Các cơ quan chức năng có liên quan c ần phải phát triển nhân viên có năng lực nhằm gia tăng quản lý nợ và cả rủi ro quốc gia. Có sự phân công rõ ràng về trách nhiệm quản lý và theo dõi các nguồn thu từ vay nợ, phân bổ nguồn vốn vay, kế hoạch và thực trả các khoản nợ, tránh tình trạng chồng chéo hoặc không rõ ràng.

Thành lập hội đồng tư vấn nợ. Tổ chức này có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ về chính sách vay, trả nợ nước ngoài, về kế hoạch vay và trả nợ hàng năm.

Thiết lập cơ quan chuyên trách trực thuộc Chính phủ về quản lý nợ nước ngoài. Hiện nay các cơ quan quản lý nợ nước ngoài như: Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đang từng bước hoàn chỉnh chương trình quản lý nợ nước ngoài hiện đại, tuân thủ pháp luật của Nhà nước. Nhiệm vụ của tổ chức này là theo dõi, tổng hợp báo cáo tình hình huy động và sử dụng vốn vay nước ngoài, tình hình nợ quốc gia tồn đọng để báo cáo với Thủ tướng Chính phủ.

Đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý nợ nước ngoài, gạt bỏ sự chồng chéo ho ặc mâu thuẫn trong phân công, phân nhiệm. Việc gắn trách nhiệm sử dụng vốn vay với việc trả nợ là hết sức cần thiết, tạo cho doanh nghiệp ý thức sử dụng nguốn vốn vay có hiệu quả.

34

Cần tổ chức lại hệ thống thông tin về nợ nước ngoài. Hệ thống thông tin về nợ nước ngoài ở Việt Nam cho đến nay vẫn còn nghèo nàn, chưa đầy đủ và liên tục, chất lượng thông tin về nợ thiếu tin cậy. Bên cạnh đó, sự không công khai thông tin giữa các bộ, ngành dẫn đến hiện tượng bưng bít thông tin gây hậu quả xấu đối với công tác quản lý nợ. Tìm kiếm khả năng giảm được nợ hơn nữa thông qua việc chủ động cơ cấu lại nợ, chuyển đổi nợ. Thu hút các luồng tài chính không mang tính chất nợ như đầu tư trực tiếp nước ngoài…

Cần có cơ chế giám sát mang tính thị trường đối với DNNN vay vốn từ nguồn vốn phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ để đảm bảo khả năng trả nợ.

Chính phủ cần xây dựng kế hoạch chiến lược về vay nợ công trên cơ sở và phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch thu, chi ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn, thời kỳ. Kế hoạch chiến lược về vay nợ xác định rõ mục đích vay (vay nợ để tài trợ thâm hụt ngân sách, tái cơ cấu nợ và cho vay lại hoặc vay để tài trợ cho các chương trình, dự án đầu tư quan trọng, hiệu quả, vay nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia), mức huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo từng đối tượng vay trong nước và ngoài nước, với hình thức huy động vốn và lãi suất thích hợp. Kế hoạch chiến lược về vay nợ công cũng c ần chỉ rõ đối tượng sử dụng các khoản vay, hiệu quả dự kiến; xác định chính xác thời điểm vay, số vốn vay từng giai đoạn, tránh tình trạng tiền vay không được sử dụng trong thời gian dài hoặc chưa thực sự có nhu cầu sử dụng.

Đảm bảo tính bền vững về quy mô và tốc độ tăng trưởng của nợ công, có khả năng thanh toán trong nhiều tình huống khác nhau và hạn chế rủi ro, chi phí. Muốn vậy, cần thiết lập ngưỡng an toàn nợ công; đồng thời thường xuyên đánh giá các r ủi ro phát sinh từ các kho ản vay nợ Chính phủ trong mối liên hệ với GDP, thu ngân sách nhà nước, tổng kim ngạch xuất khẩu, cán cân thương mại, dự trữ ngoại hối, dự trữ tài chính, quỹ tích lũy để trả nợ…

35

phủ bảo lãnh. Chính phủ vay về cho vay lại và bảo lãnh vay là các hoạt động thường phát sinh khi doanh nghiệp cần huy động một lượng vốn lớn trên thị trường vốn quốc tế, nhưng không đủ uy tín để tự mình đứng ra vay nợ. Khi đó, Chính phủ có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận được với các nguồn vốn quốc tế với quy mô lớn, lãi suất thấp. Các khoản vay và bảo lãnh này thực chất là nghĩa vụ ngân sách dự phòng, làm nảy sinh nguy cơ ngân sách nhà nước phải trang trải các khoản nợ của khu vực doanh nghiệp trong tương lai, khi doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc mất khả năng thanh toán. Nguy cơ này sẽ càng cao hơn nữa khi Chính phủ vay và phát hành bảo lãnh không dựa trên những phân tích thận trọng về mức độ rủi ro cũng như năng lực trả nợ của doanh nghiệp. Do đó, việc vay về cho vay lại và bảo lãnh vay c ần hết sức thận trọng, chỉ nên ưu tiên cho các chương trình, dự án trọng điểm của Nhà nước hoặc thuộc các lĩnh vực ưu tiên cao c ủa quốc gia. Kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh và việc cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay nợ trong nước; khuyến khích phát triển mô hình hợp tác công – tư.

3.3.2. Các biện pháp nhằm sử dụng nợ nước ngoài có hiệu quả

Xem xét một cách độc lập, khách quan và đánh giá cẩn trọng các phương án kinh

doanh, năng lực và tiềm năng của các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, cần định giá được lợi nhuận ròng trong phương án này phải cao hơn lãi suất đi vay.

Công bố công khai định kỳ (ngắn hạn) và thường xuyên các số liệu về tình hình

sản xuất kinh doanh, tiến độ của các dự án tại các đơn vị được vay lại nguồn tiền phát hành này.

Nhằm phân chia r ủi ro cho việc phân bổ các kho ản vay vào các dự án đầu tư nên phần vốn vay này vào các dự án đầu tư trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau nhưng chủ yếu tập trung vào các ngành kinh tế đang là mũi nhọn.

Có các biện pháp chế tài mạnh không chỉ dành riêng cho doanh nghiệp được vay lại nguồn vốn từ trái phiếu mà cả với các vị trí lãnh đạo liên quan từ khâu đề nghị, xét

36

duyệt dự án, điều hành và thực hiện dự án, có như vậy mới ràng buộc được tránh nhiệm tài chính.

Đa dạng hoá và khai thác triệt để các nguồn vốn vay nước ngoài, coi trọng vốn vay dài hạn dưới hình thức ưu đãi của các tổ chức tài chính - tiền tệ, đặc biệt là nguồn vốn ODA. Hạn chế vay thương mại với lãi suất cao, thời gian ngắn, cần cân nhắc vay nợ như thế nào cho lợi.

Nâng cao hiệu quả và tăng cường kiểm soát vào việc sử dụng vốn vay, vốn được Chính phủ bảo lãnh, c ần nhìn nhận và đánh giá lại hiệu quả đầu tư các dự án để tăng cường hiệu quả sử dụng đồng vốn, tăng cường hiệu quả đầu tư. Phải theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với kiểm soát tiền vay và vạch ra kế hoạch trả nợ. Đây là vấn đề cốt yếu đảm bảo cho khả năng trả nợ và tính bền vững của nợ. Chính phủ là người đứng ra vay nợ, nhưng không phải là người sử dụng cuối cùng các kho ản vốn vay, mà là các chủ dự án, các đơn vị thụ hưởng ngân sách, các doanh nghiệp; trong mọi trường hợp, ngân sách nhà nước phải gánh chịu hậu quả, rủi ro trong toàn bộ quá trình vay nợ. Để bảo đ ảm hiệu quả trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay c ần phải tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản là: không vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn, vay thương mại nước ngoài chỉ sử dụng cho các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và bảo đảm khả năng trả nợ; đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên quá trình sử dụng các khoản vay nợ, các kho ản vay được Chính phủ bảo lãnh, nhất là tại các đơn vị sử dụng trực tiếp vốn vay như: tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng

Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý nợ công. (Nghị định 79 về quản lý nợ công đã có tiến bộ khi đề cập tới yêu cầu công khai minh bạch nợ công và dự trù ngân sách nhà nước để trả nợ dần. Những nhà kinh tế học đang trông chờ Nghị định 79 được triển khai sẽ công bố rõ hơn những số liệu kinh tế hiện nay). Việc công khai, minh bạch nhằm tăng cường trách nhiệm trong quản lý, sử dụng các khoản nợ công và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nợ công. Để thực hiện tốt nguyên tắc

37

quan trọng đó, nợ công c ần phải được tính toán, xác định đầy đủ trong quyết toán ngân sách nhà nước và phải được cơ quan chuyên môn độc lập kiểm tra, xác nhận.

3.4. Các biện pháp hỗ trợ

3.4.1. Ổn định môi trường thể chế

Ổn định môi trường thể chế là điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng kinh tế. Theo hướng này trong những năm qua Việt Nam đã tiến bộ rất nhiều, một loạt các luật và văn bản pháp quy đã ban hành hoặc sửa đổi nhằm cải thiện môi trường kinh tế và tạo những điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, việc thay đổi liên tục luật lệ và chính sách kinh tế đã gây trở ngại cho đầu tư dài hạn. Những việc cấp thiết nhất phải làm ngay hiện thời là cải cách kinh tế một cách sâu rộng, bao gồm đổi mới và phát triển các thể chế. Chỉ khi xu hướng cải cách dài hạn được thực thi thì những đổi mới và việc phát triển các thể chế mới có tác dụng. Ổn định và tăng trưởng là hai mặt của tiến trình phát triển. Ổn định là cần thiết để tăng trưởng nhưng ổn định chỉ có ý nghĩa khi nó đảm bảo cho tăng trưởng nhanh và bền vững. Ngược lại, tăng trưởng cao được duy trì trong thời gian dài sẽ đảm bảo ổn định.

Điều cần thiết hiện nay là Nhà nước ta phải thay đổi mô hình tăng trưởng dựa vào vốn, cải thiện lại năng suất và tăng mức độ hiệu quả doanh nghiệp nhà nước thì mới có thể tăng cường chi tiêu đầu tư, sử dụng chính sách tài khóa một cách hiệu quả. Do đó, việc nên làm là phải ổn định lại các yếu tố vĩ mô khác để đảm bảo tăng trưởng bền vững trong dài hạn, tuyệt đối không chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng cao.

Phát hành trái phiếu và in tiền là hai phương pháp gi ải quyết bài toán thâm hụt ngân sách và tăng vốn đầu tư, nhưng lại gây ra lạm phát. Hơn nữa mức độ hiệu quả sử dụng vốn từ Chính phủ còn quá kém nên khối nợ công ngày một lớn hơn mà lại có tác động thấp tới kích thích tăng trưởng kinh tế. Sử dụng hai kênh này phải đúng thời điểm và có đánh giá đúng tác động đánh đổi qua lại giữa các chỉ tiêu vĩ mô có thể có, một cách hợp lý.

38

Cần giảm thiểu thâm hụt ngân sách quốc gia. Do thâm hụt ngân sách c ần khoản bù đắp, hệ quả là khả năng trả nợ lại càng kém đi.

Không nên đầu tư vào các siêu dự án chỉ vì vay vốn quá dễ dàng mà không tính tới hiệu quả đầu tư và khả năng trả nợ.

Nợ quốc gia có thể cao nhưng với cơ c ấu trả nợ và vay nợ hợp lý thì mới tăng khả năng kích thích tăng trưởng kinh tế. Việt Nam cần công khai và tính toán đ ầy đủ các khoản vay, thu chi ngân sách, các khoản bảo lãnh c ủa Chính phủ với các tổ chức, các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước. Từ đó mới có thể đưa ra kế hoạch vay mượn, trả

Một phần của tài liệu Tiểu luận Tài chính quốc tế: Nợ nước ngoài của Việt Nam, thực trạng và giải pháp (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)