Ổn định môi trường thể chế

Một phần của tài liệu Tiểu luận Tài chính quốc tế: Nợ nước ngoài của Việt Nam, thực trạng và giải pháp (Trang 38)

III. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VAY NỢ TẠI VIỆT NAM

3.4.1. Ổn định môi trường thể chế

Ổn định môi trường thể chế là điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng kinh tế. Theo hướng này trong những năm qua Việt Nam đã tiến bộ rất nhiều, một loạt các luật và văn bản pháp quy đã ban hành hoặc sửa đổi nhằm cải thiện môi trường kinh tế và tạo những điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, việc thay đổi liên tục luật lệ và chính sách kinh tế đã gây trở ngại cho đầu tư dài hạn. Những việc cấp thiết nhất phải làm ngay hiện thời là cải cách kinh tế một cách sâu rộng, bao gồm đổi mới và phát triển các thể chế. Chỉ khi xu hướng cải cách dài hạn được thực thi thì những đổi mới và việc phát triển các thể chế mới có tác dụng. Ổn định và tăng trưởng là hai mặt của tiến trình phát triển. Ổn định là cần thiết để tăng trưởng nhưng ổn định chỉ có ý nghĩa khi nó đảm bảo cho tăng trưởng nhanh và bền vững. Ngược lại, tăng trưởng cao được duy trì trong thời gian dài sẽ đảm bảo ổn định.

Điều cần thiết hiện nay là Nhà nước ta phải thay đổi mô hình tăng trưởng dựa vào vốn, cải thiện lại năng suất và tăng mức độ hiệu quả doanh nghiệp nhà nước thì mới có thể tăng cường chi tiêu đầu tư, sử dụng chính sách tài khóa một cách hiệu quả. Do đó, việc nên làm là phải ổn định lại các yếu tố vĩ mô khác để đảm bảo tăng trưởng bền vững trong dài hạn, tuyệt đối không chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng cao.

Phát hành trái phiếu và in tiền là hai phương pháp gi ải quyết bài toán thâm hụt ngân sách và tăng vốn đầu tư, nhưng lại gây ra lạm phát. Hơn nữa mức độ hiệu quả sử dụng vốn từ Chính phủ còn quá kém nên khối nợ công ngày một lớn hơn mà lại có tác động thấp tới kích thích tăng trưởng kinh tế. Sử dụng hai kênh này phải đúng thời điểm và có đánh giá đúng tác động đánh đổi qua lại giữa các chỉ tiêu vĩ mô có thể có, một cách hợp lý.

38

Cần giảm thiểu thâm hụt ngân sách quốc gia. Do thâm hụt ngân sách c ần khoản bù đắp, hệ quả là khả năng trả nợ lại càng kém đi.

Không nên đầu tư vào các siêu dự án chỉ vì vay vốn quá dễ dàng mà không tính tới hiệu quả đầu tư và khả năng trả nợ.

Nợ quốc gia có thể cao nhưng với cơ c ấu trả nợ và vay nợ hợp lý thì mới tăng khả năng kích thích tăng trưởng kinh tế. Việt Nam cần công khai và tính toán đ ầy đủ các khoản vay, thu chi ngân sách, các khoản bảo lãnh c ủa Chính phủ với các tổ chức, các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước. Từ đó mới có thể đưa ra kế hoạch vay mượn, trả nợ và sử dụng vốn cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Tài chính quốc tế: Nợ nước ngoài của Việt Nam, thực trạng và giải pháp (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)