NHAØ NƯỚC
1. Khái niệm về văn bản quản lý hành chính nhà nước
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ được thực hiện qua quá trình phát và nhận các ngôn bản ở dạng âm thanh (là các lời nói) hoặc được ghi lại dưới dạng chữ viết. Ngôn bản được ghi lại dưới dạng chữ viết chính là văn bản.
- Văn bản nói chung là phương tiện ghi lại và truyền đạt thông tin bằng một loại ngôn ngữ (hay ký hiệu) nhất định.
Trong hoạt động giao tiếp văn bản được sản sinh dưới sự chi phối của các nhân tố giao tiếp: chủ thể và đối tượng giao tiếp (ai viết văn bản, ai là đối tượng lĩnh hội văn bản ?); nội dung giao tiếp (giao tiếp về vấn đề gì, sự vật, hiện tượng nào ?); hoàn cảnh giao tiếp (giao tiếp diễn ra trong bối cảnh lịch sử, môi trường văn hóa - xã hội, truyền thống nào ?); mục đích giao tiếp (giao tiếp nhằm thu lại kết quả gì ?); cách thức giao tiếp (nhờ phương tiện nào; trực tiếp hay gián tiếp, qua kênh thông tin nào, dùng loại văn bản nào, ngôn ngữ diễn đạt có thích hợp hay không ?).
Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, văn bản là phương tiện thông tin cơ bản, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thể chế của nền hành chính nhà nước, là một phương tiện quan trọng để ghi lại và chuyển đạt các quyết định quản lý, là hình thức để cụ thể hóa pháp luật, là phương tiện để điều chỉnh những quan hệ xã hội thuộc phạm vi quản lý hành chính nhà nước, là sự thể hiện ý chí, mệnh lệnh của các cơ quan nhà nước. Công tác ban hành văn bản quản lý hành chính nhà nước là một bộ phận hữu cơ của hoạt động quản lý hành chính nhà nước, đồng thời là sản phẩm quan trọng của hoạt động đó.
Tóm lại, văn bản quản lý hành chính nhà nước có thể được hiểu là những quyết định và thông tin quản lý thành văn (được văn bản hóa) do các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục và hình thức nhất định nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý hành chính nhà nước giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân. Đây là một công cụ điều hành không thể thiếu của các cơ quan nhà nước.
- Văn bản quản lý hành chính nhà nước được cấu thành bởi các yếu tố sau: + Chủ thể ban hành: cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền. + Nội dung truyền đạt: các quyết định quản lý và thông tin quản lý phục vụ cho công tác quản lý hành chính nhà nước. Các quyết định quản lý mang tính chất quyền lực đơn phương và làm phát sinh hệ quả pháp lý cụ thể. Còn thông tin quản lý có tính hai chiều; theo chiều dọc từ trên xuống (các văn bản cấp trên chuyển xuống cấp dưới) và từ dưới lên (các văn bản dưới chuyển lên cấp trên); theo chiều ngang gồm các văn bản trao đổi giữa các cơ quan ngang cấp, ngang quyền. Người ta gọi đó là tính phản hồi của thông tin quản lý.
+ Đối tượng áp dụng: cơ quan nhà nước, tổ chức, công dân có quyền được nhận các quyết định và thông tin quản lý và có bổn phận thực hiện các quyết định do các văn bản đưa ra. Văn bản mang tính công quyền, được ban hành theo các quy định của Nhà nước, luôn tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội và là cơ sở pháp lý quan trọng cho các hoạt động cụ thể của các cơ quan, tổ chức và công dân.
Các thành tố của khái niệm văn bản quản lý hành chính nhà nước được cố kết bởi đặc trưng là: luôn được ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục và hình thức nhất định, và được Nhà nước đảm bảo thi hành bằng các biện pháp thuyết phục, tổ chức, hành chính, kinh tế, cưỡng chế.
2. Phân loại văn bản quản lý hành chính nhà nước
2.1. Các tiêu chí phân loại văn bản
Văn bản có thể được phân loại theo các tiêu chí khác nhau tùy theo mục đích và nội dung để phân loại. Các tiêu chí đó có thể là:
- Phân lọai theo tác giả, theo từng loại cơ quan đã xây dựng và ban hành. Theo tiêu chí này văn bản có thể là văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân, v.v...
- Phân loại theo tên loại, có thể bao gồm: Nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư, thông báo, báo cáo v.v...
- Phân loại theo nội dung, được sắp xếp theo từng vấn đề được đưa ra trong trích yếu của văn bản: văn bản về xuất nhập khẩu, văn bản về hộ tịch, văn bản về công chứng, v.v...
- Phân loại theo mục đích biên soạn, dựa vào chức năng của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thể phân chia văn bản quản lý hành chính nhà nước thành các loại như : văn bản lãnh đạo chung, văn bản xây dựng và chỉ đạo kế hoạch trong quản lý, tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, kiểm tra và kiểm soát, thực hiện công tác thống kê, v.v...
- Phân loại theo thời gian ban hành, có thể là của các năm tháng khác nhau. - Phân loại theo kỹ thuật chế tác, ngôn ngữ thể hiện, v.v...
- Phân loại theo tính chất pháp lý, văn bản có thể là văn bản quy phạm pháp luật và văn bản cá biệt cụ thể (văn bản áp dụng pháp luật).
2.2. Phân loại văn bản quản lý hành chính nhà nước theo tính chất pháp lý và loại hình quản lý chuyên môn (cần đặc biệt chú ý nắm vững trong quá lý và loại hình quản lý chuyên môn (cần đặc biệt chú ý nắm vững trong quá trình soạn thảo và sử dụng văn bản để tạo ra một công cụ điều hành hữu hiệu).
Theo tính chất pháp lý và loại hình quản lý chuyên môn, văn bản quản lý hành chính nhà nước bao gồm các loại sau đây :
- Văn bản quy phạm dưới luật (do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành còn gọi là văn bản lập quy) bao gồm các văn bản được ban hành trên cơ sở luật và để thực hiện luật như : nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư của các cơ quan hành chính nhà nước.
- Văn bản áp dụng pháp luật (văn bản cá biệt), bao gồm các văn bản nhằm giải quyết quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền.
- Văn bản hành chính thông thường gồm các loại: Công văn, công điện; thông cáo; báo cáo; tờ trình; biên bản; đề án, phương án; kế hoạch, chương trình; diễn văn; các loại giấy (giấy mời, giấy đi đường, giấy ủy nhiệm, giấy nghỉ phép...); các loại phiếu (phiếu gửi, phiếu báo...).
- Văn bản chuyên môn - kỹ thuật:
+ Văn bản chuyên môn trong các lĩnh vực như : tài chính, tư pháp, ngoại giao... + Văn bản kỹ thuật trong các lĩnh vực như: xây dựng, kiến trúc, trắc địa, bản đồ, khí tượng, thủy văn...
3. Hiệu lực và nguyên tắc áp dụng văn bản quản lý hành chính nhà nước nước
3.1. Hiệu lực của văn bản quản lý hành chính nhà nước
Văn bản quản lý hành chính nhà nước tùy theo tính chất và nội dung được quy định trực tiếp hoặc gián tiếp về thời gian có hiệu lực, không gian áp dụng và đối tượng thi hành:
Thời điểm cĩ hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản nhưng khơng sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày cơng bố hoặc ký ban hành. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phịng, chống thiên tai, dịch bệnh thì cĩ thể cĩ hiệu lực kể từ ngày cơng bố hoặc ký ban hành nhưng phải được đăng ngay trên Trang thơng tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thơng tin đại chúng; đăng Cơng báo nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi chung là Cơng báo) chậm nhất sau hai ngày làm việc, kể từ ngày cơng bố hoặc ký ban hành).
Các văn bản áp dụng pháp luật có hiệu lực từ thời điểm ký ban hành, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác. Về không gian và đối tượng áp dụng văn bản quản lý hành chính nhà nước cũng tùy theo từng loại văn bản mà có phạm vi và mức độ khác nhau.
Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước và được áp dụng đối với đối tượng trong phạm vi điều chỉnh.
Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan chính quyền nhà nước ở địa phương có hiệu lực trong phạm vi địa phương của mình.
Văn bản quy phạm pháp luật cũng có hiệu lực đối với cơ quan, tổ chức, người nước ngoài ở Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật của Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Văn bản không chứa đựng quy phạm pháp luật có hiệu lực đối với phạm vi hẹp, cụ thể, đối tượng rõ ràng, được chỉ định đích danh hoặc tùy theo nội dung ban hành. Các loại văn bản này được ban hành trên cơ sở pháp lý của các loại văn bản quy phạm pháp luật nên có hiệu lực tùy thuộc văn bản quy phạm pháp luật; một quyết định, công văn yêu cầu căn cứ vào các văn bản pháp lý cao hơn đã hết hiệu lực thì sẽ không có hiệu lực.
3.2. Nguyên tắc áp dụng văn bản
Điều 83 của Luật BHVBQPPL - 2008 quy định các nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật. Các nguyên tắc này cũng được áp dụng đối với các loại văn bản quản lý hành chính nhà nước nói chung. Các nguyên tắc đó là:
1) Văn bản được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp có quy định trở về trước thì áp dụng theo văn bản đó.
2) Trong trường hợp các văn bản có quy định, quyết định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
3) Trong trường hợp các văn bản do một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề áp dụng quy định, quyết định của văn bản được ban hành sau.
4) Trong trường hợp văn bản mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.