1. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
1.5.5.1. Đòn bẩy hoạt động ( Operating Leverage )
a. Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động :
Dưới tác động của đòn bẩy hoạt động, một sự thay đổi trong số lượng hàng bán đưa đến kết quả lợi nhuận (lỗ) gia tăng với tốc độ lớn hơn. Để đo lường mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động, người ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy hoạt động (degree of operating leverage - DOL). Độ bẩy hoạt động được định nghĩa là phần trăm thay đổi của lợi nhuận hoạt động so với phần trăm thay đổi của sản lượng (hoặc doanh thu).
Phần trăm thay đổi Độ bẩy hoạt động (1)
Phần trăm thay đổi ở mức sản lượng Q sản lượng (hoặc doanh
DOL EBIT/EBIT
Q/Q
Cần lưu ý rằng độ bẩy có thể khác nhau ở những mức sản lượng (hoặc doanh thu) khác nhau. Do đó, khi nói đến độ bẩy phải chỉ rõ độ bẩy ở mức sản lượng Q, doanh thu S nào đó. Chúng ta thực hiện thêm một số biến đổi công thức (1) để có thể dễ dàng tính DOL theo cách khác:
Lợi nhuận hoạt động EBIT = PQ – VQ – F = Q(P-V) – F
Bởi vì đơn giá P, định phí F, và biến phí đơn vị V là cố định nên: ∆EBIT = ∆Q(P-V). Thay vào công thức (1) ta được:
Q(P V) DOLQ Q(P VQ) F Q (PQ( PV )V )F x QQ (PQ (VP) QV ) F (2) Q DOL Q Q(P V) (P V)Q F
Công thức (2) dùng để tính độ bẩy hoạt động theo sản lượng Q, công thức này chỉ thích hợp đối với những công ty mà sản phẩm có tính đơn chiếc. Đối với công ty sản xuất sản phẩm đa dạng và không thể tính thành đơn vị, chúng ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy theo doanh thu. Công thức tính độ bẩy theo doanh thu như sau:
DOL S S V EBIT F S V F EBIT
S: doanh thu, V: tổng chi phí khả biến
Giả định có hai công ty cùng doanh thu và lợi nhuận, nếu tăng cùng một lượng doanh thu như nhau, thì những công ty có tỷ lệ số dư đảm phí lớn, lợi nhuận tăng lên càng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn và độ bẩy hoạt động sẽ lớn hơn. Điều này cho thấy những công ty mà tỷ trọng chi phí bất biến lớn hơn khả biến thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, từ đó đòn bẩy hoạt động sẽ lớn và lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với sự thay đổi doanh thu, sản lượng bán.
b. Yếu tố tác động đến đòn bẩy hoạt động :
Yếu tố tác động đến đòn bẩy hoạt động có ý nghĩa quan trọng và quyết định nhất chính là kết cấu chi phí.
Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn, chi phí khả biến chiếm tỷ trọng nhỏ thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn nên nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (giảm) nhiều hơn. Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn là những công ty có mức đầu tư lớn, nếu gặp thuận lợi tốc độ phát triển nhanh. Ngược lại nếu gặp rủi ro sản phẩm không tiêu thụ được, doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm nhanh, sự phá sản diễn ra nhanh chóng.
Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ, chi phí khả biến chiếm tỷ trọng lớn thì tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ nên nếu tăng (giảm) doanh thu thì
lợi nhuận tăng (giảm) ít hơn. Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ là những công ty có mức đầu tư thấp vì vậy tốc độ phát triển chậm, nhưng nếu gặp rủi ro sản phẩm không tiêu thụ được thì sự thiệt hại cũng sẽ thấp hơn.
doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận hơn từ mỗi doanh số tăng thêm (doanh số biên tế) nếu việc bán một sản phẩm tăng thêm đó chỉ làm gia tăng chi phí khả biến đơn vị nhỏ. Vì hầu hết các chi phí đã là chi phí cố định. Do vậy, lợi nhuận biên tế được tăng lên và thu nhập cũng tăng nhanh hơn.
Trong khoảng thời gian kinh doanh thuận lợi, một đòn bẩy hoạt động cao có thể tạo thêm lợi ích cho công ty. Nhưng các công ty có các chi phí “cột
chặt" trong máy móc, nhà xưởng, nhà đất và hệ thống kênh phân phối sẽ không thể dễ dàng cắt giảm chi phí khi muốn điểu chỉnh theo sự thay đổi trong lượng cầu. Vì vậy, nếu nền kinh tế có sự sụt giảm mạnh, thu nhập có thể “rơi tự do”.
Rủi ro kinh doanh tùy thuộc một phần vào phạm vi định phí của công ty, định phí của công ty càng cao thì rủi ro kinh doanh càng lớn. Nếu mức cầu sụt
giảm, một công ty với các biến phí có thể điều chỉnh dễ dàng, trong khi công ty với các định phí lớn sẽ mất tiền.
c. Vai trò của đòn bẩy hoạt động đối với rủi ro của doanh nghiệp:
Rủi ro doanh nghiệp là rủi ro do những bất ổn phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp khiến cho lợi nhuận hoạt động giảm. Cần chú ý rằng độ bẩy
hoạt động chỉ là một bộ phận của rủi ro doanh nghiệp. Yếu tố chính của rủi ro doanh nghiệp là sự thay đổi hay sự bất ổn của doanh thu và chi phí sản xuất, còn đòn bẩy hoạt động làm khuếch đại sự ảnh hưởng của các yếu tố này lên lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên bản thân đòn bẩy hoạt động không phải là nguồn gốc của rủi ro, bởi lẽ độ bẩy cao cũng chẳng có ý nghĩa gì cả nếu doanh thu và cơ cấu chi phí cố định, bởi vì cái gốc là sự thay đổi doanh thu và chi phí sản xuất. Các nhà đầu tư khôn ngoan đều hiểu rằng dù một doanh nghiệp có mở rộng phạm vi thay đổi doanh số nhiều hơn mức cho trước cũng không có nghĩa là đầu tư nhiều hơn đã làm gia tăng chi phí cố định và sau đó là gia tăng đòn bẩy hoạt động. Do đó sẽ sai lầm nếu như đồng nghĩa độ bẩy hoạt động với rủi ro doanh nghiệp. Tuy nhiên, độ bẩy hoạt động có tác dụng khuếch đại sự thay đổi lợi nhuận và do đó khuếch đại rủi ro của doanh nghiệp.
Từ góc độ này, có thể xem độ bẩy hoạt động như là một dạng rủi ro tiềm ẩn, nó chỉ trở thành rủi ro hoạt động khi nào xuất hiện sự biến động doanh thu
d. Ý nghĩa và tác dụng của đòn bẩy hoạt động :
Sau khi nghiên cứu về đòn bẩy hoạt động, chúng ta đặt ra câu hỏi: Hiểu biết về đòn bẩy hoạt động của công ty có ích lợi thế nào đối với giám đốc tài chính? Là giám đốc tài chính, bạn cần biết trước xem ở một mức định phí nào đó, sự thay đổi doanh thu sẽ ảnh hưởng thế nào đến lợi nhuận hoạt động. Độ bẩy hoạt động chính là công cụ giúp bạn trả lời câu hỏi này. Khi doanh thu tăng hay giảm X % thì EBIT có chiều hướng tăng hay giảm X %×DOL. Nếu doanh nghiệp có độ bẩy hoạt động cao, chỉ có biến động nhỏ trên doanh thu sẽ gây ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận.
Đôi khi biết trước độ bẩy hoạt động, công ty có thể dễ dàng hơn trong việc quyết định chính sách doanh thu và chi phí của mình. Nhưng nhìn chung, công ty không thích hoạt động dưới điều kiện độ bẩy hoạt động cao, bởi vì trong tình huống như vậy chỉ cần một sự sụt giảm nhỏ của doanh thu cũng dễ dẫn đến sụt giảm lớn lợi nhuận.
Trái lại, một số doanh nghiệp dự đoán kinh tế sẽ phát triển tốt, thị phần và doanh số ngày càng khả quan hơn, sẽ trang bị thêm cơ sở vật chất và máy móc hiện đại, độ bẩy hoạt động lớn sẽ đẩy mạnh mức gia tăng lợi nhuận.
Sử dụng đòn bẩy hoạt động hợp lý có tác dụng khuếch đại gia tăng EBIT. Tuy nhiên sự khuếch đại này không phải tuyến tính mà theo quy luật giảm dần.