Nhóm tỷ số hoạt động

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Nâng cao năng lực tài chính của Công ty B.S.B Steel Corp (Trang 30)

1. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH

1.5.3.3.Nhóm tỷ số hoạt động

a) Vòng quay hàng tồn kho :

Là quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu bán hàng thuần ( hoặc giá vốn hàng bán) với trị giá bình quân hàng tồn kho trong kỳ :

Vòng quay HTK

b) Vòng quay các khoản phải thu khách hàng :

Là quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu bán chịu với số dư bình quân các khoản phải thu của khách hàng trong kỳ :

Vòng quay KPT

Là quan hệ tỷ lệ giữa số dư bình quân các khoản phải thu của khách hàng với doanh thu bán chịu bình quân một ngày trong kỳ :

Kỳ thu tiền bq

Vòng quay các khoản phải thu nói lên khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm trong quá trình thanh toán , nếu số ngày của vòng quay càng nhỏ thì tốc độ quay càng nhanh . Tỷ số cuối năm thấp hơn năm trước là dấu diệu tốt .

d) Hiệu suất sử dụng tài sản cố định :

Tỷ số này phản ánh hiệu suất của nguyên giá TSCĐ và vốn cố định . Công thức tính như sau :

Hiệu suất sử dụng TSCĐ

1.5.3.4. Nhóm tỷ số doanh lợi :

Tỷ số này còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận và thường được xác định căn cứ trên lợi nhuận của hoạt động sản xuất – kinh doanh chính hoặc có thể căn cứ vào lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau khi đã trừ thuế thu nhập doanh nghiệp )

a) Tỷ suất lợi nhuận – doanh thu :

Tỷ suất lợi nhuận doanh thu

b) Tỷ suất doanh lợi trên vốn sản xuất kinh doanh :

Tỷ suất doanh lợi trên vốn SX -

c) Tỷ suất doanh lợi trên nguồn vốn chủ sở hữu :

Tỷ suất doanh lợi trên vốn CSH

1.5.4.Phân tích Dupont :

số tài chính . Trước hết , doanh nghiệp cần xem xét mỗi một mối quan hệ tương tác giữa tỷ số lợi nhuận thuần trên doanh thu và tỷ số hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản có cân bằng với tỷ số lợi nhuận thuần trên toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp

ROA =

Công thức trên cho thấy tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) phụ thuộc vào hai yếu tố là : Tỷ suất doanh lợi và vòng quay tổng tài sản .

Doanh nghiệp cũng cần tính tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) : ROE = ROA ×

Để tăng ROE có thể dựa vào ROA , tăng tỷ số Tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu hoặc tăng cả hai. Để tăng Tỷ số Tổng tài sản trên vốn chủ ta có thể hoặc tăng tổng tài sản, hoặc giảm vốn chủ sở hữu, hoặc vừa tăng tổng tài sản vừa giảm vốn chủ sở hữu .

1.5.5.Phân tích rủi ro :

1.5.5.1. Đòn bẩy hoạt động ( Operating Leverage ) :

a. Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động :

Dưới tác động của đòn bẩy hoạt động, một sự thay đổi trong số lượng hàng bán đưa đến kết quả lợi nhuận (lỗ) gia tăng với tốc độ lớn hơn. Để đo lường mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động, người ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy hoạt động (degree of operating leverage - DOL). Độ bẩy hoạt động được định nghĩa là phần trăm thay đổi của lợi nhuận hoạt động so với phần trăm thay đổi của sản lượng (hoặc doanh thu).

Phần trăm thay đổi Độ bẩy hoạt động (1) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần trăm thay đổi ở mức sản lượng Q sản lượng (hoặc doanh

DOL EBIT/EBIT

Q/Q

Cần lưu ý rằng độ bẩy có thể khác nhau ở những mức sản lượng (hoặc doanh thu) khác nhau. Do đó, khi nói đến độ bẩy phải chỉ rõ độ bẩy ở mức sản lượng Q, doanh thu S nào đó. Chúng ta thực hiện thêm một số biến đổi công thức (1) để có thể dễ dàng tính DOL theo cách khác:

Lợi nhuận hoạt động EBIT = PQ – VQ – F = Q(P-V) – F

Bởi vì đơn giá P, định phí F, và biến phí đơn vị V là cố định nên: ∆EBIT = ∆Q(P-V). Thay vào công thức (1) ta được:

Q(P V) DOLQ Q(P VQ) F Q (PQ( PV )V )F x QQ (PQ (VP) QV ) F (2) Q DOL Q Q(P V) (P V)Q F

Công thức (2) dùng để tính độ bẩy hoạt động theo sản lượng Q, công thức này chỉ thích hợp đối với những công ty mà sản phẩm có tính đơn chiếc. Đối với công ty sản xuất sản phẩm đa dạng và không thể tính thành đơn vị, chúng ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy theo doanh thu. Công thức tính độ bẩy theo doanh thu như sau:

DOL S S V EBIT F S V F EBIT

S: doanh thu, V: tổng chi phí khả biến

Giả định có hai công ty cùng doanh thu và lợi nhuận, nếu tăng cùng một lượng doanh thu như nhau, thì những công ty có tỷ lệ số dư đảm phí lớn, lợi nhuận tăng lên càng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn và độ bẩy hoạt động sẽ lớn hơn. Điều này cho thấy những công ty mà tỷ trọng chi phí bất biến lớn hơn khả biến thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, từ đó đòn bẩy hoạt động sẽ lớn và lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với sự thay đổi doanh thu, sản lượng bán.

b. Yếu tố tác động đến đòn bẩy hoạt động :

Yếu tố tác động đến đòn bẩy hoạt động có ý nghĩa quan trọng và quyết định nhất chính là kết cấu chi phí.

Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn, chi phí khả biến chiếm tỷ trọng nhỏ thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn nên nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (giảm) nhiều hơn. Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn là những công ty có mức đầu tư lớn, nếu gặp thuận lợi tốc độ phát triển nhanh. Ngược lại nếu gặp rủi ro sản phẩm không tiêu thụ được, doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm nhanh, sự phá sản diễn ra nhanh chóng.

Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ, chi phí khả biến chiếm tỷ trọng lớn thì tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ nên nếu tăng (giảm) doanh thu thì

lợi nhuận tăng (giảm) ít hơn. Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ là những công ty có mức đầu tư thấp vì vậy tốc độ phát triển chậm, nhưng nếu gặp rủi ro sản phẩm không tiêu thụ được thì sự thiệt hại cũng sẽ thấp hơn.

doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận hơn từ mỗi doanh số tăng thêm (doanh số biên tế) nếu việc bán một sản phẩm tăng thêm đó chỉ làm gia tăng chi phí khả biến đơn vị nhỏ. Vì hầu hết các chi phí đã là chi phí cố định. Do vậy, lợi nhuận biên tế được tăng lên và thu nhập cũng tăng nhanh hơn.

Trong khoảng thời gian kinh doanh thuận lợi, một đòn bẩy hoạt động cao có thể tạo thêm lợi ích cho công ty. Nhưng các công ty có các chi phí “cột

chặt" trong máy móc, nhà xưởng, nhà đất và hệ thống kênh phân phối sẽ không thể dễ dàng cắt giảm chi phí khi muốn điểu chỉnh theo sự thay đổi trong lượng cầu. Vì vậy, nếu nền kinh tế có sự sụt giảm mạnh, thu nhập có thể “rơi tự do”.

Rủi ro kinh doanh tùy thuộc một phần vào phạm vi định phí của công ty, định phí của công ty càng cao thì rủi ro kinh doanh càng lớn. Nếu mức cầu sụt

giảm, một công ty với các biến phí có thể điều chỉnh dễ dàng, trong khi công ty với các định phí lớn sẽ mất tiền.

c. Vai trò của đòn bẩy hoạt động đối với rủi ro của doanh nghiệp:

Rủi ro doanh nghiệp là rủi ro do những bất ổn phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp khiến cho lợi nhuận hoạt động giảm. Cần chú ý rằng độ bẩy

hoạt động chỉ là một bộ phận của rủi ro doanh nghiệp. Yếu tố chính của rủi ro doanh nghiệp là sự thay đổi hay sự bất ổn của doanh thu và chi phí sản xuất, còn đòn bẩy hoạt động làm khuếch đại sự ảnh hưởng của các yếu tố này lên lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên bản thân đòn bẩy hoạt động không phải là nguồn gốc của rủi ro, bởi lẽ độ bẩy cao cũng chẳng có ý nghĩa gì cả nếu doanh thu và cơ cấu chi phí cố định, bởi vì cái gốc là sự thay đổi doanh thu và chi phí sản xuất. Các nhà đầu tư khôn ngoan đều hiểu rằng dù một doanh nghiệp có mở rộng phạm vi thay đổi doanh số nhiều hơn mức cho trước cũng không có nghĩa là đầu tư nhiều hơn đã làm gia tăng chi phí cố định và sau đó là gia tăng đòn bẩy hoạt động. Do đó sẽ sai lầm nếu như đồng nghĩa độ bẩy hoạt động với rủi ro doanh nghiệp. Tuy nhiên, độ bẩy hoạt động có tác dụng khuếch đại sự thay đổi lợi nhuận và do đó khuếch đại rủi ro của doanh nghiệp.

Từ góc độ này, có thể xem độ bẩy hoạt động như là một dạng rủi ro tiềm ẩn, nó chỉ trở thành rủi ro hoạt động khi nào xuất hiện sự biến động doanh thu

d. Ý nghĩa và tác dụng của đòn bẩy hoạt động :

Sau khi nghiên cứu về đòn bẩy hoạt động, chúng ta đặt ra câu hỏi: Hiểu biết về đòn bẩy hoạt động của công ty có ích lợi thế nào đối với giám đốc tài chính? Là giám đốc tài chính, bạn cần biết trước xem ở một mức định phí nào đó, sự thay đổi doanh thu sẽ ảnh hưởng thế nào đến lợi nhuận hoạt động. Độ bẩy hoạt động chính là công cụ giúp bạn trả lời câu hỏi này. Khi doanh thu tăng hay giảm X % thì EBIT có chiều hướng tăng hay giảm X %×DOL. Nếu doanh nghiệp có độ bẩy hoạt động cao, chỉ có biến động nhỏ trên doanh thu sẽ gây ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận.

Đôi khi biết trước độ bẩy hoạt động, công ty có thể dễ dàng hơn trong việc quyết định chính sách doanh thu và chi phí của mình. Nhưng nhìn chung, công ty không thích hoạt động dưới điều kiện độ bẩy hoạt động cao, bởi vì trong tình huống như vậy chỉ cần một sự sụt giảm nhỏ của doanh thu cũng dễ dẫn đến sụt giảm lớn lợi nhuận.

Trái lại, một số doanh nghiệp dự đoán kinh tế sẽ phát triển tốt, thị phần và doanh số ngày càng khả quan hơn, sẽ trang bị thêm cơ sở vật chất và máy móc hiện đại, độ bẩy hoạt động lớn sẽ đẩy mạnh mức gia tăng lợi nhuận.

Sử dụng đòn bẩy hoạt động hợp lý có tác dụng khuếch đại gia tăng EBIT. Tuy nhiên sự khuếch đại này không phải tuyến tính mà theo quy luật giảm dần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.5.5.2. Đòn bẩy tài chính ( Financial Leverage ) :

Có một điều khác biệt lý thú giữa đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính là công ty có thể lựa chọn đòn bẩy tài chính trong khi không thể lựa chọn đòn bẩy hoạt động. Đòn bẩy hoạt động phụ thuộc phần lớn vào đặc điểm hoạt động của công ty quyết định, chẳng hạn công ty hoạt động trong ngành hàng không và luyện thép có đòn bẩy hoạt động cao trong khi công ty hoạt động trong ngành dịch vụ như tư vấn và du lịch có đòn bẩy hoạt động thấp. Đòn bẩy tài chính thì khác, công ty có quyền lựa chọn những hình thức tài trợ khác nhau như nợ vay, cổ phiếu ưu đãi hay cổ phiếu thường. Thế nhưng trên

thực tế ít khi có công ty nào không sử dụng đòn bẩy tài chính, vậy lý do gì khiến công ty sử dụng đòn bẩy tài chính?

Trước hết, nợ vay có những lợi thế sau:

Chi phí trả lãi vay được tính trừ vào lợi nhuận trước khi tính thuế, hạ thấp chi phí thực của lãi vay.

Phân tán rủi ro cho vốn chủ sở hữu.

Không phải lo sợ vấn đề hiệu ứng pha loãng quyền sở hữu nếu phát hành bổ sung cổ phiếu gọi vốn.

Công ty có thể chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn tuỳ theo từng thời kỳ. Tuy nhiên, sức ép vận hành đảm bảo lợi suất cao hơn lãi suất, đảm bảo điểm rơi lợi nhuận tích lũy đủ thanh toán nợ gốc. Nếu công ty gặp khó khăn tài chính và lợi tức kinh doanh không đủ bù đắp chi phí về lãi suất, các cổ đông của công ty sẽ phải bù vào chỗ sụt giảm đó.

Cổ phiếu ưu đãi không phải trả vốn gốc nhưng không được khấu trừ thuế khi tính thu nhập chịu thuế.

Khi hoạt động kinh doanh hiệu quả, công ty thường quyết định tài trợ vốn từ những nguồn có chi phí cố định (nợ vay và cổ phiếu ưu đãi), bởi vì người nắm giữ nợ có được lợi nhuận cố định nên các cổ đông không phải chia sẻ lợi nhuận của họ nếu công ty rất thành công, có thể tận dụng lợi thế đòn bẩy tài chính để gia tăng lợi nhuận cho cổ đông. Cổ phiếu ưu đãi không được khấu trừ thuế khi tính thu nhập chịu thuế làm cho chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi cao hơn chi phí sử dụng nợ, vì thế công ty

a. Đo lường tác động của đòn bẩy tài chính :

Độ bẩy tài chính (degree of financial leverage – DFL) là một chỉ tiêu định lượng dùng để đo lường mức độ biến động của EPS khi EBIT thay đổi. Độ bẩy tài chính ở một mức độ EBIT nào đó được xác định như là phần trăm thay đổi của EPS khi EBIT thay đổi 1 phần trăm.

Phần trăm thay đổi

Độ bẩy tài chính (DFL) = EPS

ở mứ c EBIT Phần trăm thay đổi EBIT

EBIT DFL EBIT

EBIT I PD/(1 t)

Độ bẩy tài chính là công cụ để biết trước xem ở một mức định phí tài trợ nào đó, sự thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay sẽ ảnh hưởng thế nào đến lợi nhuận trên mỗi cổ phần. Khi EBIT tăng hay giảm X % thì EPS có chiều hướng tăng hay giảm X %×DFL. Nếu doanh nghiệp có độ bẩy tài chính cao, chỉ có biến động nhỏ của EBIT sẽ gây ảnh hưởng lớn đến EPS.

EPS được xác định theo công thức sau: EPS (EBIT I)(1 t) PD

NS

I: lãi suất phải trả.

PD: cổ tức cổ phiếu ưu đãi.

t: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. NS: số lượng cổ phần thông thường.

Sự phối hợp các phương án tài trợ sẽ làm thay đổi lãi vay, cổ tức và số lượng cổ phần dẫn đến thay đổi EPS kỳ vọng. Công thức tính EPS được xác định trong mối quan hệ EBIT và các yếu tố trên là cơ sở phối hợp các phương án tài trợ để đem lại lợi nhuận trên vốn cổ phần cao nhất.

b. Tác động nợ vay lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần :

Tác động nợ vay lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần thể hiện qua việc so sánh giữa tỷ suất doanh lợi chung và lãi suất vay nợ. Sự chênh lệch giữa tỷ lệ lợi nhuận đạt được và chi phí sử dụng vốn vay giúp doanh nghiệp biết được khả năng chi trả lãi vay để có thể đưa ra quyết định tài trợ từ nợ vay hợp lý, quyết định này tác động lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần như thế nào? Đây là vấn đề rất được cổ đông quan tâm.

Gọi NV: nợ vay, i: lãi suất vay, VCP: vốn cổ phần, TS: tổng tài sản (bằng vốn cổ phần và nợ vay).

Công ty đầu tư tổng tài sản bằng vốn cổ phần thì toàn bộ lợi nhuận hoạt động sẽ thuộc về cổ đông. Nếu đầu tư tổng tài sản bằng cả vốn cổ phần lẫn vốn vay thì lợi nhuận hoạt động sẽ trừ đi chi phí lãi vay trước khi cổ đông nhận được lợi nhuận của mình.

Khi tỷ suất sinh lợi chung lớn hơn lãi suất cho vay:

EBIT i TS (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NV.i 0 TS EBIT.VCP EBIT NV.i TS EBIT NV.iEBIT i VCP TS

Ngược lại, khi tỷ suất sinh lợi chung nhỏ hơn lãi suất cho vay thì:

EBIT i TS EBIT(TS VCP ) NV.i 0 TS EBIT.VCP EBIT NV.i TS EBIT NV.iEBIT i VCP TS

Kết luận : đòn cân nợ có tiềm năng làm tăng tỷ suất doanh lợi trên vốn cổ phần nhưng đồng thời cũng đem lại cho vốn cổ phần một nguy cơ rất lớn: nếu tỷ suất doanh lợi chung cao hơn lãi suất vay nợ, thì tỷ suất doanh lợi trên vốn cổ phần sẽ trở nên cao hơn. Trái lại, nếu tỷ suất doanh lợi chung thấp hơn lãi suất vay nợ, tỷ suất doanh lợi trên

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Nâng cao năng lực tài chính của Công ty B.S.B Steel Corp (Trang 30)