GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Na Rì – tỉnh Bắc Kạn (Trang 49)

VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT NA RÌ

3.3.1 Thực hiện công tác thu nợ có hiệu quả, ngăn ngừa nợ quá hạn tiềm ẩn và nợ quá hạn mới phát sinh.

Ngân hàng cần có một hệ thống biện pháp thu nợ hữu hiệu để nhắc nhở những khoản trả nợ đến hạn cũng như đôn đốc khách hàng trả nợ. Hoạt động này rất quan trọng vì nó chứng tỏ ngân hàng kiểm tra và quản lý tài sản vay có hiệu quả, nghiêm khắc trong hoạt động kinh doanh.

Đế xử lý nợ quá hạn cần phải thực hiện các biện pháp sau:

Đối với nợ quá hạn phải thu ngay: Là loại nợ bị quá hạn do định kỳ hạn nợ chưa sát, do thu hoạch chậm so với mùa vụ, tiêu thụ sản phẩm và thanh toán chậm do nguyên nhân khách quan như thiên tai mất mùa…..cán bộ tín dụng phải bám sát đôn đốc thu hồi nợ. Khi khách hàng có khả năng trả nợ phải thu ngay, thu đủ 100%. Cán bộ tín dụng phải xác định được nguồn trả nợ của hộ vay.

Đối với nợ quá hạn thu dần từng phần: Là loại nợ quá hạn mà khách hàng không có đủ khả năng thanh toán ngay 1 lần, căn cứ cam kết trả nợ của khách hàng và điều tra của mình, cán bộ tín dụng chia số nợ ra nhiều kỳ phù hợp với khả năng của khách hàng để thu dần, mỗi lần không dưới 20% dư nợ trên khế ước.

Đối với nợ khó đòi: Tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng số nợ quá hạn của NHNo&PTNT Na Rì còn cao do nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích kinh doanh, sản xuất kém hiệu quả dẫn đến thua lỗ, khách hàng chây ỳ, cố tình không trả nợ…Ngân hàng cần áp dụng các biện pháp cứng rắn, phối kết hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cưỡng chế, thanh lý tài sản đảm bảo nợ vay…

3.3.2 Duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng vay vốn

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại hiện nay, danh mục tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản có của Ngân hàng. Mối quan hệ giữa Ngân hàng với khách hàng là quan hệ hai chiều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ngân hàng hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh

của khách hàng, ngược lại khách hàng vay vốn đem lại nguồn thu chủ yếu cho Ngân hàng. Chính vì vậy chính sách đối với khách hàng vay vốn là trọng tâm trong chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Trong môi trường kinh doanh đầy tính cạnh tranh hiện nay, việc tăng cường thu hút khách hàng đặc biệt là bộ phận khách hàng truyền thống là công việc hết sức quan trọng, mang ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của mỗi Ngân hàng.

3.3.3 Xây dựng chiến lược khách hàng chú trọng đến các hộ sản xuất

Việc xây dựng chiến lược khách hàng đúng đắn, phù hợp là cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng dư nợ lành mạnh, kinh doanh có hiệu quả, quan hệ giao dịch tốt với khách hàng nói chung và với hộ sản xuất nói riêng là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Muốn vậy, Ngân hàng phải thu hút được những khách hàng kinh doanh có hiệu quả, có uy tín.

Ngân hàng cần chủ động tìm khách hàng: Việc chủ động tìm đến khách hàng vay vốn là vấn đề trọng tâm, đi vào chiều sâu trong chiến lược khách hàng. Khi Ngân hàng chủ động tìm đến để mời chào khách hàng vay vốn thì Ngân hàng phải có được những thông tin trước, hay nói cách khác, Ngân hàng đã chủ động thẩm định khách hàng để lựa chọn. Điều đó sẽ tránh được sự phân tán vào các thông tin do khách hàng chủ động cung cấp và bị giới hạn bởi thời gian thẩm định trong trường hợp khách hàng chủ động tìm đến Ngân hàng.

3.3.4 Hoàn thiện chính sách cho vay đối với hộ sản xuất

Các thủ tục cho vay đơn giản, gọn nhẹ và thuận lợi: Khi Ngân hàng thực hiện một món vay với khách hàng thì Ngân hàng phải thực hiện theo hàng loạt các thủ tục khiến cho khách hàng tỏ ra ái ngại trong quá trình đến vay vốn. Việc giảm bớt độ cồng kềnh của các thủ tục đó hiện nay chưa tiến hành được ngay, tuy nhiên trong quá trình tiếp xúc với khách hàng, cán bộ tín dụng cũng cần tỏ ra khéo lẽo giải thích để khách hàng hiểu được tầm quan trọng của các giấy tờ thủ tục mà Ngân hàng đặt ra, đồng thời phải tiến hành xác định khẩn trương các loại giấy tờ mà khách hàng cung cấp, tránh không để mất thời gian của khách hàng.

Chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp: Lãi suất là yếu tố quyết định mức chi phí, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận mang lại của dự án vay vốn, đây là yếu tố luôn được khách hàng quan tâm nhất. Nhưng lãi suất cũng là một yếu tố nhạy cảm mà bất cứ NHTM nào cũng quan tâm theo dõi rất chặt chẽ, không có một NHTM nào có thể dễ dàng dùng lãi suất để lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh, vì các NHTM khác cũng sẽ lập tỷ lệ thay đổi lãi suất để giữ khách hàng của mình, cho dù việc đó ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh. Chính vì vậy, NHNo&PTNT Na Rì cũng cần có một chính sách lãi suất nói chung và chính sách lãi suất ưu đãi một cách linh hoạt và dựa trên nguyên tắc nhất quán là lãi suất cho vay không thấp hơn lãi suất của cá Ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

Mở rộng hạn mức tín dụng cho vay đối với các hộ sản xuất: Nhu cầu vốn của các hộ sản xuất là rất lớn, đa số các hộ sản xuất thường không tự có đủ vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh mà phải đi vay từ bên ngoài. Do đó Ngân hàng cần phải mở rộng hạn mức cho vay đối với các hộ sản xuất.

Đa dạng hóa các tài sản đảm bảo: Ngân hàng cần có biện pháp thích hợp hơn, linh hoạt hơn trong vấn đề về tài sản thế chấp để vừa mở rộng được hoạt động tín dụng, vừa đảm bảo chất lượng cho khoản tín dụng đó. Ngân hàng cũng có thể đa dạng hóa các tài sản đảm bảo để tạo điều kiện cung cấp vốn cho khách hàng hoạt động.

3.3.5 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Trong quá trình mở rộng tín dụng, Ngân hàng không thể không quan tâm đến chất lượng tín dụng, việc quan tâm đến chất lượng tín dụng đòi hỏi Ngân hàng phải đảm bảo công tác kiểm tra, kiểm soát phải được tiến hành một cách thường xuyên và chặt chẽ, rõ ràng.

Để công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ khẳng định được vai trò quan trọng của mình, thì công tác này phải thực hiện được các bước kiểm tra tương ứng với các giai đoạn phát sinh, thực hiện và kết thúc các nghiệp vụ của Ngân hàng.

Với đặc thù trong hoạt động Ngân hàng, đòi hỏi những cán bộ công nhân viên chức, kể cả cán bộ lãnh đạo phải có một trình độ nhất định trong nhiều lĩnh vực, không ngừng trau dồi, nâng cao kiến thức của mình, có như vậy mới đáp ứng, thích nghi được yêu cầu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nhân viên Ngân hàng là những người đầu tiên gặp gỡ khách hàng, nó phản ánh khả năng, năng lực, trình độ hiểu biết cũng như thái độ phục vụ, giao tiếp của cán bộ lãnh đạo cũng như cán bộ nghiệp vụ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. NHNo&PTNT Na Rì đầy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, xây dựng một đội ngũ cán bộ thực sự có năng lực, am hiểu pháp luật, thành thạo vi tính….

3.3.7 Kết hợp với chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, giúp hộ sản xuất có thể hiểu được cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước, hiểu cơ chế tín dụng của Ngân hàng.

NHNo&PTNT huyện Na Rì thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo với hộ sản xuất dưới sự giúp đỡ của chính quyền địa phương để tuyên truyền, phổ biến các thay đổi trong chính sách tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam, tiến hành các buổi hội nghị khách hàng để tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa Ngân hàng và khách hàng, hiểu được tâm tư nguyện vọng của khách hàng.

Tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương trong việc thẩm định khách hàng, cho vay, thu nợ, đặc biệt là can thiệp trong việc giải quyết các vấn đề xảy ra khi không thu hồi được nợ, phải phát mại tài sản.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Na Rì – tỉnh Bắc Kạn (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w