Hiện trạng môi trường nước

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã đồng liên huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 48)

4.2.1.1. Nước sinh hoạt

Thực trạng nguồn nước dùng cho sinh hoạt của xã Đồng Liên được thể hiện qua bảng và biểu đồ sau:

Bảng 4.1. Bảng thể hiện tình hình sử dụng nguồn nước sinh hoạt của người dân xã Đồng Liên

STT Nguồn nước Giếng khoan Giếng đào Nước nhà máy cấp Khác 1 Số lượng 80 20 0 0 2 Tỉ lệ (%) 80% 20% 0 0

(Nguồn: Kết quảđiều tra các hộ dân trên địa bàn xã Đồng Liên)

Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện tình hình sử dụng các nguồn nước sinh hoạt của người dân xã

Người dân là những người trực tiếp sử dụng và tiếp xúc với nguồn nước nên bằng cảm quan và theo thời gian và kinh nghiệm họ có thể đánh giá được phần nào chất lượng nước sinh hoạt mà mình đang sử dụng. Cùng với sự phát triển kinh tế mà nguồn nước sử dụng của người dân cũng ngày một thay đổi từ một xã người dân hầu hết sử dụng nước giếng đào để sinh hoạt thì nay tỉ lệ sử dụng giếng đào chỉ còn 20%, nguồn nước từ giếng khoan chiếm tới 80% và chất lượng nước cũng thay đổi.

Nhìn chung, nguồn nước sử dụng của người dân chủ yếu là nước khoan ở độ sâu từ 15 - 40m có sử dụng bể lọc.

Giếng đào và giếng khoan đảm bảo kĩ thuật, ngoài ra các hộ dân ở xã đều có hệ thống lọc nước nên nước sinh hoạt gần như là không có mùi lạ, màu lạ và vị lạ, nước trong, sạch.

Bảng 4.8: Bảng thể hiện chất lượng nước sinh hoạt xã Đồng Liên Chỉ tiêu đánh giá Màu sắc Vị Mùi Bình thường Màu lạ Bình thường Vị lạ Không mùi Mùi lạ Số lượng 92 8 98 2 98 2 Tỉ lệ (%) 92 8 98 2 98 2

(Nguồn: Kết quảđiều tra các hộ dân trên địa bàn xã Đồng Liên)

(Nguồn: Kết quảđiều tra các hộ dân trên địa bàn xã Đồng Liên)

Hình 4.3: Biểu đồ tỷ lệ chất lượng nước sinh hoạt

4.2.1.2. Nước thải

Nước thải từ các hộ gia đình chứa đựng các chất thải trong quá trình sinh hoạt của họ có đặc điểm chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học (cacbonhydrat, protein, mỡ), chất dinh dưỡng đối với sinh vật (Nitơ, photphat, vi khuẩn có mùi khó chịu (H2S, NH3…) và nhiều hóa chất tẩy rửa. Đặc trưng của nước thải sinh hoạt thường chứa nhiều tạp chất khác nhau (chứa chất hữu cơ, chất vô cơ, vi sinh vật). Trong đó vi sinh vật trong nước thải thường ở dạng vi khuẩn gây bệnh (tả, lỵ, thương hàn…).

Bảng 4.7. Bảng thể hiện tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hệ thống cống thải ở xã Đồng Liên Loại cống thải Số hộ Tỷ lệ (%) Cống thải có nắp đậy 80 80 Cống thải lộ thiên 20 20 Không có cống thải 0 0 Tổng 100 100

(Nguồn: Kết quảđiều tra các hộ dân trên địa bàn xã Đồng Liên)

(Nguồn: Kết quảđiều tra các hộ dân trên địa bàn xã Đồng Liên)

Hình 4.5: Biểu đồ tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hệ thống cống thải

Nguồn nước thải của người dân gần như được xử lý hoàn toàn. Các nguồn thải chủ yếu thải qua các cống thải và đổ đến các hố ủ làm phân bón cho trồng trọt ( đối với những hộ chăn nuôi nhỏ) hoặc được sử dụng ủ Bioga ( đói với những hộ chăn nuôi lớn). Số cống thải có nắp đậy chiếm 80% và không có nắp đậy chiếm 20% nhưng đa số là xa khu vực nhà ở, sinh hoạt và cống được xây đúng quy định nên không có mùi hôi thối, không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường

Nước thải nhà vệ sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm đất và nước ngầm nếu như nhà vệ sinh không được xây dựng đúng cách.

Hiện trạng sử dụng các kiểu nhà vệ sinh được thể hiện ở bảng sau.

Bảng 4.12: Tỷ lệ sử dụng các kiểu nhà vệ sinh

Kiểu nhà vệ sinh Số hộ gia đình Tỷ lệ %

Hố xí hai ngăn 20 20 Hố xí đất 0 0 Tự hoại 80 80 Cầu tõm 0 0 Loại khác 0 0 Không có 0 0 Tổng 100 100

(Nguồn: Kết quảđiều tra các hộ dân trên địa bàn xã Đồng Liên)

Phần lớn các gia đình đều đã sử dụng nhà vệ sinh tự hoại nhưng vẫn còn một số gia đình vẫn sử dụng kiểu nhà vệ sinh hố xí hai ngăn. Nhưng những hộ sử dụng kiểu hố xí hai ngăn đều được xây rất cẩn thận và sử dụng phân để ủ làm phân bón cho cây trồng.

4.2.1.3. Các loại nước khác.

Hiện trạng

- Nước cho hoạt động nông nghiệp chủ yếu được lấy theo kênh mương dẫn từ sông về . Tất cả các hoạt động sử dụng phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật đều đúng vụ, đúng đợt và đúng liều lượng nên nguồn nước ít bị ô nhiễm.

- Nước thải ở khu vực chợ: Tất cả nước thải cho hoạt động chợ đều được thải chung vào cống nước thải sinh hoạt chung và được xử lý. Các hoạt động của các hộ gia đình làm bún, giò chả, làm đậu hay nước thải của bán thủy hải sản, nước thải giết mổ gia cầm đều được đổ đúng nơi quy định và được xử lý.. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã đồng liên huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 48)