- tỉnh Thái Nguyên
4.4. xuất giải pháp nâng cao chất lượng môi trường và thực hiện tiêu chí
chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Đồng Liên, huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên.
1. Thực hiện tiêu chí tỷ lệ hộ dân được sủ dụng nước sạch
Tỷ lệ số hộ dân được sử dụng nước sạch của xã đạt 89,2 %. Chính quyền xã cần có biện pháp kiểm tra chất lượng nước thường xuyên tại các khu dân cư, kiểm tra các nguồn nước như giếng khoan, giếng khơi để có biên pháp làm sạch những nguồn nước bị nhiễm bẩn.
Tuyên truyền vận động những hộ chăn nuôi xây dựng chuồng trại, khu chăn nuôi cách xa nguồn nước để tránh ô nhiễm.
Có biện pháp hỗ trợ người dân mua bình lọc nước gia đình để có thể dùng nước hợp vệ sinh. Đối với những hộ không có điều kiện có thể dùng các bể lọc tự thiết kế để tránh việc sử dụng nước có nhiễm kim loại như sắt,vôi...
Nên xây dựng một trạm cung cấp nước sạch cho người dân trong xã để tất cả người dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn.
Dưới đây là một số cách hướng dẫn làm bể lọc nước giếng khoan trong gia đình.
* Dạng thứ nhất:
I. Công tác chuẩn bị và cách làm:
- Dùng bể xây có kích thước (DxRxC) (80cm x 80cm x 1m), có thể dùng các bể nhựa, thùng nhựa, thùng Inox có thể tích từ 200 (lít) trở lên.
- Dưới đáy bể dùng ống lọc nhựa PVC Ф48 hoặc lưới Inox nhỏ, để làm ống thu nước. Ống lọc, lưới lọc này có tác dụng ngăn không cho vật liệu lọc chảy ra theo nước.
- Lớp vật liệu thứ nhất:
Dùng sỏi nhỏ kích thước 0,5 – 1cm ( đổ lớp dưới đáy bể 10cm) không nên đổ nhiều vì sỏi chỉ có tác dụng làm thoáng, chống tắc ống lọc.
- Lớp vật liệu thứ 2:
Cát vàng hoặc cát thạch anh chuyên dùng cho bể lọc nước (độ dày từ 25 – 30cm)
- Lớp vật liệu thứ 3:
Vật liệu than hoạt tính ( không nên dùng than hoa), dùng dể khử độc, màu, mùi và các tạp chất hữu cơ trong nước (dày 10cm)
- Lớp vật liệu thứ 4:
Vật liệu lọc FILOX dùng để xử lý sắt, mangan, Asen (thạch tím). Đây là lớp vạt liệu rất quan trọng trong bể lọc (dày 10cm)
- Lớp vật liệu thứ 5:
Cát vàng hạt to hoặc cát thạch anh chuyên dùng cho bể lọc nước ( để trên cùng độ dày 10 – 15cm)
Trên cùng dùng giàn phun mưa hoặc bộ trộn khí để oxy hóa nguồn nước.
Chú ý:
- Phải đảm bảo độ dày tổng các lớp vật liệu từ 50 cm trở lên.
- Để xử lý triệt để được sắt, mangan, Asen ( thạch tím) thì lớp vật liệu FILOX là rất quan trọng.
- Kĩ thuật lắp đường nước ra, đường xả quyết định chất lượng và độ bền của vật liệu lọc.
- Tỉ trọng cát sỏi: 1300kg/m3, tỉ trọng than hoạt tính 650 – 700 kg/m3, tỉ trọng vật liệu FILOX: 1500kg/m3
.
Hệ thống lọc này cho phép xử lý nguồn nước bị ô nhiễm gấp 30 lần tiêu chuẩn cho phép (hiệu quả xử lý Fe 95 – 98%, xử lý Asen 95 – 99%, xử lý Mangan 92 – 95% . . . đảm bảo nguồn nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh ăn uống).
* Dạng thứ 2:Kỹ thuật xây dựng bể lọc nước đơn giản với nguyên liệu chính là Than hoạt tính.
Đây là dạng bể lọc đơn giản mà mỗi gia đình đều có thể tự làm được với chi phí bỏ ra chỉ từ vài trăm ngàn đồng.
Tùy theo điều kiện thực tế ở từng gia đình, có thể xây dựng bể lớn, nhỏ khác nhau. Chỉ cần lắp đặt đúng theo sơ đồ chỉ dẫn là bạn đã có được một nguồn nước sinh hoạt trong lành, tinh khiết.
Từ nguồn nước muốn lọc, bạn cho nước đi qua vòi sen để tạo mưa (hạt nhỏ – khỏi làm sói mòn lớp cát trên cùng). Qua lớp cát trên cùng, nước đã được lọc sơ các loại bụi bẩn, sinh vật, phèn. Nước sẽ thấm qua lớp than hoạt tính. Lớp than hoạt tính này có tác dụng hấp phụ các chất độc hại, các loại vi sinh vật nguy hiểm và trung hòa các khoáng chất khó hoàn tan trong nước. Qua lớp than hoạt tính, nước tiếp tục thấm qua lớp cát lớn, lớp sỏi nhỏ và lớp sỏi lớn nhất để đi ra bể chứa nước sạch.
Các bạn nên sử dụng ống nước bằng nhựa, có khoan lỗ đường kính khoảng 5 li (0,5 cm) dọc thân ống, còn đầu ống phía trong được bịt lại. Như vậy, nước sẽ thấm qua các lỗ nhỏ rải đều trên ống chứ không chảy trực tiếp vào đầu ống. Điều này sẽ tránh ống bị nghẹt và lượng nước vào ống đều hơn.
Ngoài ra, một điều các bạn cần chú ý là tất cả vật liệu cho vào bể nước (ngoại trừ than hoạt tính) như cát, sỏi,… đều nên được rửa sạch trước.
Tùy theo điều kiện thực tế và tình trạng nguồn nước, cứ 3-6 tháng, các bạn phải lọc bỏ lớp phèn đóng trên bề mặt lớp cát trên cùng bằng cách: khuấy đều lớp nước mặt (để nước khoảng 2-3 cm), rồi mở van xả phèn phía trên. tất cả lớp phèn đọng sẽ bị trôi ra ngoài. làm lại một hai lần để nước sạch hoàn toàn. Ngoài ra, nếu tình trạng nước nhiễm bẩn, nhiễm phèn quá nặng, các bạn nên thay lớp cát trên cùng sau vài tháng sử dụng. Lưu ý: khi thay cát, nhớ nạo từ từ, đừng để ảnh hướng đến lớp than hoạt tính phía dưới (vì nó còn được sử
dụng lâu dài). Sau 9 tháng đến 1 năm, bạn nên thay toàn bộ cát và than hoạt tính.
2. Thực hiện tiêu chí các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường
Hợp tác với các trường đại học, các cơ sở khoa học công nghệ để tìm ra các quy trình xử lý chất thải, nước thải trong quá trình sản xuất của các cơ sở. Áp dụng các công nghệ xử lý chất thải hợp tiêu chuẩn môi trường.
Tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường cho các cơ sở doanh nghiệp trên địa bàn, giúp đỡ các doanh nghiệp này hoàn thành các bản Đánh Giá Tác Động Môi Trường (ĐTM) và Bản Cam Kết Bảo Vệ Môi Trường.
Có kế hoạch kiểm tra thanh tra đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh về việc xả thải ra môi trường.
3. Thực hiện tiêu chí thu gom, xử lý rác.
Xây dựng các đơn vị thu gom, xử lý rác trong từng khu hành chính có ký kết hợp đồng với chính quyền xã. Chính quyền xã và nhân dân có kết hoạch giám sát việc thực hiện hợp đồng của các đơn vị này.
Vận động, tuyên truyền cho mỗi hộ gia đình tự thu gom và phân loại rác cho gia đình.
Hỗ trợ vay vốn cho các hộ gia đình trong việc xây dựng nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn, sử dụng máy lọc nước, xây dựng các bể lọc nước cho sinh hoạt.
Tăng cường xây dựng các hệ thống cống rãnh thoát nước đảm bảo tiêu thoát nước tốt cho các khu dân cư.
4. Thực hiện tiêu chí không có các hoạt động gây suy thoái môi trường tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường.
+ Tăng cường thanh tra kiểm tra việc khai thác cát sỏi, đất sét trên địa bàn, tránh tình trạng khai thác trộm khai thác trái phép.
+ Tăng cường thêm các hoạt động như trồng cây, quét dọn đường, thôn xóm cho các tổ chức ban ngành đặc biệt là đoàn thanh niên.
+ Tiếp tục triển khai dự án xây dựng hầm Biogas cho các hộ chăn nuôi mang lại lợi ích to lớn cho môi trường cũng như kinh tế.
5. Thực hiện tiêu chí xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch.
Tiếp tục triển khai giải phóng mặt bằng cho xây dựng, mở rộng nghĩa trang. Có biện pháp đền bù thỏa đáng cho các hộ gia đình có đất trong diện giải tỏa.
Có biện pháp xử lý nguồn nước cho khu dân cư quanh khu vực nghĩa trang: có thể xây dựng đường ống dẫn nước sạch về cho các hộ gia đình khu vực này.
Thực hiện trồng cây xung quanh nghĩa trang để tạo cảnh quan và đồng thời xử lý môi trường.
* Tập trung củng cố tổ chức và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp xã, cũng
như việc tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ việc thực hiện các tiêu chí môi trường cũng như công cuộc cải tạo và nâng cao chất lượng môi trường tại địa phương.
Để việc xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tốt, phải chăm lo sắp xếp tổ chức bộ máy như Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, Ban quản lý dự án, công tác kiểm tra giám sát, Ban giải phóng mặt bằng v.v... xây dựng chức năng nhiệm vụ rõ ràng và nhiệm vụ, trách nhiệm của từng thành viên, lựa chọn sắp xếp đúng cán bộ để mọi thành viên phát huy được khả năng và trách nhiệm của mình. Tích cực bồi dưỡng tạo đội ngũ cán bộ phục vụ cho chương trình nông thôn mới. Vừa qua chương trình xây dựng nông thôn mới đã tổ chức được một số lớp bồi dưỡng tập huấn cho cán bộ cơ sở, nhưng mới chỉ tập trung vào vấn đề hướng dẫn quy trình thực hiện quản lý chương trình, tiêu chuẩn định mức thực hiện v.v... Nên có những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác quản lý về xây dựng, quản lý về tài chính ngân sách xã phục vụ cho
chương trình nông thôn mới góp phần hạn chế sai sót trong quá trình chỉ đạo thực hiện.
- Tổ chức các lớp học đối với các cán bộ xã từ trưởng khu hành chính đến các cán bộ văn phòng xã về pháp luật bảo vệ môi trường, các quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
- Tổ chức tuyên truyền giáo dục người dân về tác hại của ô nhiễm môi
trường nhất là đối với thế hệ trẻ như thanh thiếu niên, học sinh.
- Giúp đỡ các doanh nghiệp hiểu được lợi ích của việc sản xuất thân thiện với môi trường, sản xuất sạch hơn.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
* Tình hình chung về môi trường:
Qua nghiên cứu, đánh giá chất lượng môi trường và điều tra sơ bộ 100 hộ dân tại xã, có thể thấy hiện nay môi trường xã Đồng Liên, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đang có bước tiến đáng kể: gần như đã khắc phục được ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm tiếng ồn,... Vấn đề ô nhiễm môi trường đã dần được đẩy lùi. Chính quyền xã cũng thường xuyên quan tâm đến cuộc sống của người dân và có những biện pháp, chính sách tích cực để cải thiện môi trường sống tốt hơn.
* Thực trạng
- Về việc sử dụng nguồn nước: Trên địa bàn xã tuy chưa có nhà máy nước sạch cung cấp nước cho người dân sử dụng. Phần lớn các hộ dân thường sử dụng nguồn nước giếng khoan, giếng khơi nhưng cũng đã xây dựng được các hệ thống lọc có chất lượng để đảm bảo nguồn nước sử dụng cũng như sức khỏe của người dân.
- Về hoạt động thu gom và xử lý rác thải: Hiện nay trong xã Đồng Liên đã có hợp tác xã, cơ sở thu gom xử lý rác thải. Phần lớn rác thải sinh hoạt được thu gom tập trung rồi chuyển đến các cơ sở thu gom. Ngoài ra một số rác thau được người dân sử dụng làm phân bón, bioga,…
- Các hoạt động làm suy giảm môi trường: Cùng với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa các nhà máy xí nghiệp, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ đã và đang được xây dựng trên địa bàn xã. Điều đó góp phần phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của các hộ dân trong xã. Có 90% các cơ sở sản xuất kinh doanh đã có biện pháp xử lý chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường, chỉ còn 10% chưa xử lý đúng tiêu chuẩn nhưng cũng đang dần khắc phục. Bên
cạnh đó, hoạt động sản xuất nông nghiệp với việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng mùa vụ,liều lượng,… đã góp phần giảm ô nhiễm môi trường xã.
5.2. Đề nghị
Từ kết quả nghiên cứu trên, để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, tôi xin đưa ra một số kiến nghị với ủy ban nhân dân xã Đồng Liên cũng như ủy ban nhân dân huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên cụ thể như sau:
- Thường xuyên quan trắc, đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước, không khí để có biện pháp bảo vệ môi trường tốt nhất.
- Các cấp chính quyền cần xây dựng biện pháp bảo vệ môi trường cụ thể, có nguồn vốn riêng cho việc bảo vệ môi trường.
- Tăng cường công tác đào tạo tập huấn cán bộ môi trường để nắm rõ hơn về pháp luật, chính sách của nhà nước về môi trường cũng như những biện pháp bảo vệ môi trường nông thôn.
- Tuyên truyền sâu rộng và phổ biến trong nhân dân về nội dung của chương trình nông thôn mới nói chung và chỉ tiêu môi trường nói riêng, vận động người dân tham gia bảo vệ môi trường tại địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Bảo vệ Môi Trường Việt Nam 2005, các qui định Pháp luật về Môi Trường - Bộ KHCN&MT- NXB Chính trị Quốc Gia.
2. Hoàng Văn Hùng (2008), Ô nhiễm môi trường , Giáo trình giảng dạy, khoa Tài nguyên và Môi trường, trường ĐH Nông Lâm, Thái Nguyên.
3. Lê Văn Khoa, Trần Thiên Cường, Trần Khắc Hiệp, Trịnh Thị Hải Yến,
(2003), “Hỏi đáp về Tài Nguyên và Môi Trường”, Nxb Giáo dục, Hà Nội 4. Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ (2004), “Chuyên đề Nông thôn Việt Nam”,
trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Hà Nội
5. Luật bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thực hiện (2005), NXB lao động – xã hội.
6. Dư Ngọc Thành (2008), “Bài giảng quản lý tài nguyên nước”, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
7. Phụ lục 1: Đề cương chi tiết báo cáo hiện trạng môi trường và Phụ lục 2: Cấu trúc báo cáo môi trường quốc gia (báo cáo tổng thể về môi trường) và Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh.(Kèm theo thông tư 08/2010/TT- BTNMT ngày 18/3/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xây dựng Báo cáo môi trường quốc gia, Báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh). 8. Báo cáo kinh tế- văn hóa- xã hội xã Đồng Liên - Huyện Phú Bình- Tỉnh
Thái Nguyên năm 2014. 9. Hệ thống TCVN, QCVN. 10. Http://baokinhteht.com.vn 11. Http://tainguyennuoc.vn 12. Http://vea.gov.vn 10. Http://vicongdong.vn 11. Http://google.com.vn
PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA
CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NÔNG THÔN
Phiếu điều tra này nằm trong chưng trình thực tế nghề nghiệp của sinh viên ngành khoa học môi trường – Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Việc cung cấp thông tin của ông (bà) sẽ giúp sinh viên thu thập được những thông tin, số liệu phục vụ cho việc lập báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Được sự cho phép của UBND xã Đồng Liên và khoa Môi Trường - Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên, tôi xin cam đoan việc thu thập thông tin này sẽ không gây ra bất cứ ảnh hưởng gì đến gia đình. Rất mong quý ông bà (anh, chị) nhiệt tình cung cấp thông tin mang tính chính xác cao giúp sinh viên chúng tôi trong đợt thực tập này.
Xin chân thành cảm ơn!
Phần 1
Thông tin chung
1. Họ và tên chủ hộ (hoặc người đại diện):……… 2. Nghề nghiệp:………Tuổi………Giới tính………..
Dân tộc……….trình độ văn hóa………
3. Địa chỉ: khu………Xã Đồng Liên - huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên.
4. Số điện thoại………. 5. Số thành viên trong gia đình:……….người.
6. Thu nhập bình quân của gia đình hiện nay mỗi tháng được: …....………… đồng (thu nhập chính từ nguồn nào), bao gồm:
Làm ruộng Chăn nuôi Nghề phụ (Nghề gì?):………
Phần 2
Hiện trạng vệ sinh môi trường khu vực khu hành chính.
1. Hiện nay, nguồn nước gia đình đang sử dụng là:
Nước máy Giếng khoan ở độ sâu…..
Giếng đào sâu……..m Nguồn khác (ao, sông.). 2. Nếu là giếng đào hay giếng khoan thì giếng cách nhà tiêu chuồng trại bao nhiêu mét?...
3. Nguồn nước dùng cho sinh hoạt có được lọc qua thiết bị hoặc hệ thống lọc? không có, theo phương pháp nào……….
4. Nguồn nước gia đình sử dụng hiện nay cho ăn uống có vấn đề về: không Mùi…………. Vị……… Khác………..
5. Gia đình ông (bà) hiện có: