Kiến nghị của chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò quy hoạch đô thị ở tỉnh An Giang Luận văn thạc sĩ (Trang 41)

L Ờ IC ẢM ƠN

4.1.8. Kiến nghị của chính quyền địa phương

Với tư cách là người quản lý địa bàn và là cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện cũng như thụ hưởng kết quả từ quy hoạch mang lại, chính quyền địa phương (ở đây đề cập

trên địa bàn mình có thể thực hiện được hay không hoặc cần hiệu chỉnh. Hàng năm, công tác rà soát của Sở XD đều cập nhật những kiến nghị củađịa phương vềkhả năng thực hiện quy hoạch như: xoá bỏ,điều chỉnh hoặc tiếp tục thực hiện.

Kết quảrà soát năm 2013 đối với 161 quy hoạch gồm có các kiến nghị: i) huỷbỏkhông thực hiện 4 đồán, ii) điều chỉnh toàn bộ (thay thế bằng quy hoạch khác) 16 đồ án, iii) tiếp tục thực hiện nhưng có điều chỉnh một phần 20 đồ án, iv) giữ nguyên và tiếp tục thực hiện 121 đồán31.

4.2.Phân tích định lượng

4.2.1. Mô hình hồi quy đa biến

Trong chương này sẽ sử dụng mô hình hồi quy đa biến được trình bày trong Gujarati

(1995) đểphân tích những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các loạiQHĐT ở

tỉnh An Giang. Mô hình nàyđược viết như sau:

Yi=β1+β2X2i +β3X3i+..+βnXni+ ui (4.1)

Trong đó Y là biến phụ thuộc,X2Xnlà các biến giải thích (hay biến hồi quy độc lập),u

là số hạng nhiễu ngẫu nhiên, và i là quan sát thi. Các biến số cụ thể sẽ được trình bày trong phần tiếp theo.

4.2.2. Dữ liệu

Để phân tích định lượng ở chương này, tác giả sử dụng dữ liệu của 161 đồ án QHĐT đang quản lý tại Sở XD An Giang, nơi tác giả đang công tác. Gồm có: 27 quy hoạch chung, 52 quy hoạch phân khu, 59 đồán quy hoạch chi tiết, và 23 quy hoạch khu công nghiệp. Các biến số chính được mô tảvà ký hiệu trong Bảng 4.1.

31

Bảng 4.1. Các biến sốchính

Biến Mô tả

ID Số thứ tự

Categ Loại quy hoạch(Cat1, Cat2, Cat3, Cat4) Cat1 Quy hoạch chung: Cat1=1

Cat2 Quy hoạchphân khu(trước Luật QHĐT là QH 1/2000): Cat2=1 Cat3 Quy hoạch chi tiết1/500: Cat3 =1

Cat4 Quy hoạch khu công nghiệp: Cat4 =1

Area Quy mô (ha)

Year Số năm thực hiện (năm)

Appro Cơ quan phê duyệt (Appr1, Appr2)

Appr1 UBND tỉnh phê duyệt: Appr1 =1

Appr2 UBND cấp huyện phê duyệt: Appr2 =1

Partner Chủ đầu tư (Par1, Par2)

Par1 Nhà nướcthực hiện: Par1 =1 Par2 Tưnhân thực hiện: Par2 =1

Propos Kiến nghị của địa phương (Propo1, Propo2, Propo3, Propo4)

Propo1 Giữ nguyên và tiếp tục thực hiện: Propo1 =1

Propo2 Điều chỉnh một phần: Propo2 =1

Propo3 Điều chỉnh toàn bộ: Propo3 =1 Propo4 Hủy bỏ: Propo4 =1

Result Tỷ lệ % thực hiện so với quy mô Quy hoạch

Nguồn: Tác giảtựxây dựng

Một sốthông sốthống kê chínhđược thểhiện trong bảng 4.2. dưới đây.

Bảng 4.2. Một sốthông sốthống kê của các biến

CAT1 CAT2 CAT3 CAT4 AREA YEAR APPR1 APPR2 Trung bình 0,1677 0,3230 0,3665 0,1429 329,38 8,6522 0,6832 0,3168 Trung vị 0 0 0 0 48 8 1 0 Maximum 1 1 1 1 9916 20 1 1 Minimum 0 0 0 0 0,21 0 0 0 Độ lệch chuẩn 0,37 0,46 0,48 0,35 1202,96 4,63 0,46 0,46 Số quan sát 161 161 161 161 161 161 161 161

PAR1 PAR2 PROPO1 PROPO2 PROPO3 PROPO4 RESULT Trung bình 0,77 0,2298 0,75 0,12 0,09 0,02 0,44 Trung vị 1 0 1 0 0 0 0,34 Maximum 1 1 1 1 1 1 1 Minimum 0 0 0 0 0 0 0 Độ lệch chuẩn 0,42 0,4220 0,43 0,33 0,30 0,15 0,38 Số quan sát 161 161 161 161 161 161 161 Nguồn: Tính toán của tác giả

Xuất phát từ thực tiễn công tác quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch ở tỉnh An Giang, kết hợp với phương pháp phân tích hồi quyđa biến tác giảsẽtìm hiểu những yếu tố đang được quan tâm có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng thực hiện quy hoạch theo mối tương quan sau:

Kết quảthực hiện = f (loại quy hoạch, quy mô, thời gian thực hiện, cơ quan

phê duyệt, chủ đầu tư, kiến nghị) (4.2)

4.3. Các giảthuyết

Từnhững mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến kết quảthực hiện quy hoạch, mô hình (4.1) và (4.2)đềxuất hàm hồi quy (4.3) với các giảthuyếtởBảng 3.3.

Phương trình hồi quy:

Result = 1+ 2CAT1 + 3CAT2 + 4CAT3 + 5AREA + 6YEAR + 7APPR1 + 8PAR1 + 9PROPO1 + 10PROPO2 + 11PROPO3 + (4.3)

Bảng 4.3. Các giảthuyết vềcác yếu tố ảnh hưởng đến kết quảthực hiện quy hoạch

Giảthuyết Phát biểu Kỳvọng

H1

Quy hoạch chung có kết quảthực hiện thấp hơn các loại

hình quy hoạch khác -

H2

Quy hoạch chi tiết có kết quảthực hiện cao hơn các loại

hình quy hoạch khác +

H3 Quy mô quy hoạch càng lớn có kết quảthực hiện càng thấp - H4

Thời gian thực hiện quy hoạch càng dài có kết quảthực

hiện quy hoạch càng cao +

H5

Quy hoạch do cấp tỉnh phê duyệt có kết quảthực hiện khác

với quy hoạch do cấp huyện phê duyệt. +/-

H6

Quy hoạchdo nhà nước thực hiện có kết quảthấp hơn do tư

nhân thực hiện -

H7

Quy hoạchđược địa phương kiến nghịtiếp tục thực hiện có

Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu đềxut

4.4. Phân tích kết quả

Bảng 4.4. Kết quảhồi quy

Biến số Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 0.1755 0.176834 0.992660 0.3225

CAT1 -0.1684* 0.089246 -1.887378 0.0610 CAT2 -0.0335 0.070599 -0.475112 0.6354

CAT3 0.1646* 0.083635 1.968672 0.0508 AREA -4.77E-05** 2.05E-05 -2.323321 0.0215 YEAR 0.0310* 0.005072 6.127067 0.0000 APPR1 -0.0194 0.061588 -0.315333 0.7529 PAR1 -0.3518* 0.057627 -6.106123 0.0000 PROPO1 0.3105** 0.144504 2.149159 0.0332 PROPO2 0.3056** 0.153378 1.992983 0.0481 PROPO3 0.0743 0.156028 0.476539 0.6344

R-squared 0.534530 Mean dependent var 0.444442 Adjusted R-squared 0.503499 S.D. dependent var 0.384890 S.E. of regression 0.271204 Akaike info criterion 0.293989 Sum squared resid 11.03277 Schwarz criterion 0.504519 Log likelihood -12.66609 Hannan-Quinn criter. 0.379473 F-statistic 17.22552 Durbin-Watson stat 1.489843 Prob(F-statistic) 0.000000

RESULT = 0.1755 - 0.1684*CAT1 - 0.0335*CAT2 + 0.1646*CAT3 - 4.7656e-05*AREA + 0.0310*YEAR - 0.0194*APPR1 - 0.3518*PAR1 + 0.3105*PROPO1

+ 0.3056*PROPO2 + 0.0743*PROPO3 (3.4)

Hệ số R2 điều chỉnh = 0,503, ta nói các biến độc lập trong mô hình giải thích được 50,3% sự thay đổi của biến phụthuộc. Hay nói cách khác, với dữliệu hiện có, mô hình

đã giải thích được 50,3% tác động của các yếu tốquản lý QHĐT đến sự thay đổi kết quả

thực hiện quy hoạchởtỉnh An Giang.

Bảng 4.5. Kết quảkiểmđịnh giảthuyết

Giảthuyết Kết quảkiểm định Giả thuyết H1: Quy hoạch chung có kết quả thực hiện thấp

hơn các loại hình quy hoạch khác.

Không bác bỏ

Giả thuyết H2: Quy hoạch chi tiết có kết quả thực hiện cao

hơn các loại hình quy hoạch khác.

Không bác bỏ

Giả thuyết H3: Quy mô quy hoạch càng lớn có kết quả thực hiện càng thấp.

Không bác bỏ

Giảthuyết H4: Thời gian thực hiện quy hoạch càng dài có kết quảthực hiện quy hoạch càng cao.

Không bác bỏ

Giả thuyết H5: Quy hoạch do cấp tỉnh phê duyệt có kết quả

thực hiện khác với quy hoạch do cấp huyện phê duyệt.

Không có ý nghĩa thống kêđểkết luận

Giả thuyết H6: Quy hoạch do nhà nước thực hiện có kết quả

thấp hơn do tư nhân thực hiện.

Không bác bỏ

Giảthuyết H7: Quy hoạchđược địa phương kiến nghịtiếp tục thực hiện có tỷlệthực hiện cao.

Không bác bỏ

Từkết quảhồi quy và kiểmđịnh các giảthuyết, tác giảcó một sốnhận xét sau:

Đối với loại quy hoạch đưa ra ba kết luận. Thứnhất, kết quả phân tíchđịnh lượng cho thấy nếu đồ án là quy hoạch chung thì kết quả thực hiện thấp hơn các loại hình quy hoạch khác. Điều này phù hợp với ý nghĩa, tính chất của các đồ án quy hoạch chung nhưng chỉmang tính dựbáo vàđịnh hướng phát triển, là căn cứ đểtriển khai lập các loại hình quy hoạch tiếp theo. Nếu dựbáo vàđịnh hướng phù hợp thì việc triển khai các quy hoạch tiếp theo sẽ thuận lợi và có hiệu quả,điều này giúp cải thiện được phần nào kết quảthực hiện quy hoạch. Thứhai, các đồán quy hoạch chi tiết có kết quảthực hiện cao hơn các loại hình quy hoạch khác. quy hoạch chi tiết có nội dung rõ ràng, cụthể đểphục

vụcho triển khai lập dựán đầu tư xây dựng công trình. quy hoạch chi tiết thường được giao cho các chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập và triển khai thực hiện nên

được xácđịnh mục tiêu gắn với liền với yêu cầu phát triển. Ý nghĩa của kết quảhồi quy trên không phải dừng lại việc lập nhiều quy hoạch chi tiết thì kết quả thực hiện quy hoạch sẽ tăng lên.Điều này cho ta một hàm ý khi đôthịhay khu vựcđôthị có nhu cầu phát triển thực sự, có nguồn lực đểthực hiện thì kết quảthực hiện quy hoạch của tỉnh sẽ

tăng lên. Thứ ba, quy hoạch phân khu và quy hoạch khu công nghiệp có những yếu tố

giống nhau nên có thể đó là yếu tốlàm cho không có sựkhác biệt giữa hai loại hình này. Vềthời gian thực hiện quy hoạch, các quy hoạch có thời gian thực hiện càng dài thì kết quả càng cao.Điều này giúp ta thấy tầm quan trọng của sự ổnđịnh và phù hợp đối với các đồ án quy hoạch. QHĐT phù hợp tình hình thực tế, theo đuổi mục tiêu với định

hướng rõ ràng sẽcó kết quảthực hiện cao hơn.

Về phân cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, mặc dù biến Appr1 không có ý nghĩa

thống kê đểkết luận giảthuyết H5, nhưng nó vẫn thểhiện được nhu cầu vềsựphân cấp thể chế quản lý quy hoạch cũng như t ạo điều kiện nâng cao năng lực cán bộlàm công tác quy hoạchở các địa phương cấp dưới.

Ủng hộviệc khuyến khích tư nhân tham gia xây dựng QHĐTdo nhà nước thực hiện có kết quảthấp hơn do tư nhân thực hiện. Đây là một kết quả thểhiện rất đúng với thực tế

do khu vực tư nhân thường có động cơ và quyết tâm rõ ràng hơn.

Tóm lạị kết quả phân tích hồi quy đơn giản cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả

thực hiện các loại QHĐT. Ở đây, quy hoạch chung có kết quảthực hiện thấp nhất chính vì những vấn đề đãđược phân tích cụthể ở chương 3.

CHƯƠNG 5: KT LUN VÀ KHUYN NGH CHÍNH SÁCH

5.1. Kết luận

Kết quảnghiên cứu đóng góp một góc nhìn rộng hơn, khoa học hơn vềthực trạng vai trò của QHĐT ở tỉnh An Giang. Nó cũng chỉ ra được những nguyên nhân làm cho quy hoạch kém hiệu quảvà không khảthi. Bằng phương pháp phân tích định lượng cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến kết quảthực hiện các loạiQHĐT.Ở đây,quy hoạch chung có kết quảthực hiện thấp và chỉmang tính dựbáo,định hình phát triển, là căn cứ đểlập các loại hình quy hoạch tiếp theo. Quy hoạch chi tiết có kết quảthực hiện cao hơn các loại hình quy hoạch khác vì có nội dung rõ ràng, cụthể, mục tiêuđược xác định gắn liền với yêu cầu phát triển. Nghiên cứu cũng chỉ ra tầm quan trọng của sự ổn định và phù hợp thực tế của các đồ án quy hoạch. quy hoạch phù hợp tình hình thực tế, theo đuổi mục tiêu với định hướng rõ ràng, không phải điều chỉnh thường xuyên sẽ có kết quả thực hiện cao hơn.Phương pháp định tính chú ý phân tích vềquy trình lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch cũng như tập trung tìm hiểu những trục trặc của QHĐT làm cho nó kém khả thi và chỉ ra vai trò thực tế của QHĐT đang đảm nhiệm. Bằng công cụ phân

tích năm vấn đềvà ba mục tiêu kết hợp với kết quảphân tích định lượng và một sốtình huống thực tế, tác giả đã tìm ra vai trò thực sự của QHĐT ở tỉnh An Giang và những nguyên nhân làm nó kém khảthi.

Nguyên nhân không khả thi củaQHĐT ở An Giang xoay quanh các vấn đề chính như

sau. (1) Thiếu sựtham gia của người dân vào quá trình quy hoạch dẫn đến quy hoạch không phù hợp thực tế, tính khả thi thấp, không được sự ủng hộ. (2) Tài liệu công bố

quy hoạch thiếu thông tin và không hữu dụng cho mục tiêu đặt ra là công bốquy hoạch

để thực hiện. (3) Không dựa vào hiện trạng và tiềm năng nên dự báo dân số cao hơn

nhiều so với thực tếvàQHĐT đặt ra viễn cảnh cao hơn khả năng phát triển thực sự. (4) quy hoạchước tính các khoản đầu tư cơ sở hạtầng phi thực tế tương ứng theo mức dân số được dự báo, thậm chí định hướng phát triển cơ sở hạ tầng chưa cần thiết. (5) Đánh giá sai động lực và không gian phát triển đô thịtrong hệthống đô thị dẫn đến phát triển hệthống giao thông vận tải kết nối đô thị không đúng mục tiêu gây dàn trải và lãng phí nguồn lực. (6) Tồn tại quan hệ chồng lấn và xung đột trong kế hoạch thực hiện quy hoạch và thiếu hợp tác giữa các cơ quan có trách nhiệm thực hiện quy hoạch với nhau. (7) Có sựtham gia chi phối của các nhà đầu tư cơ sởhạtầng trong quá trình thực hiện

làm cho quy hoạch luôn thay đổi, "chạy theo dự án" và các khu vực đô thị phát triển manh mún rất khó kết nối với nhau và với hạ tầng ngoại vi. Những QHĐT đang thực hiện khả thi kém như thếthì quy hoạch này có vai trò thực tế như thếnào cũng được tác giảchỉ ra nhưsau: (1) Quy hoạch là một phương tiện hữu hiệu đểchính quyền cấp dưới

đàm phán với cấp trên nhằm xin thêm nguồn ngân sách tài trợ, đồng thời cũng là công cụ kiểm soát định hướng và quản lý phát triển của cấp dưới. (2) Tình trạng thâm hụt ngân sách gia tăng, ngoài nguồn tài trợtừngân sách TW thì các khoản vay nợcũng là một trong những giải pháp, và hồsơ QHĐTlà một căn cứquan trọng đểlập kếhoạch tài trợ từ các tổ chức quốc tế. (3)QHĐT là một phương tiện để kêu gọi doanh nghiệp tư

nhânđầu tưphát triểnđôthị, tuy mức độcòn hạn chế, nhưng đã cóđóng góp nhấtđịnh cho ngân sách cũng nhưphát triển cơsởhạtầng.

Tóm lại, từ những phân tích về QHĐT ở An Giang và so sánh với kết quả nghiên cứu

QHĐT của TPHCM (Huỳnh ThếDu, 2012) mặc dù mỗi địa phươngcó sựkhác biệt về

cấu trúc đô thị, cơ cấu phát triển KTXHnhưng vai trò của của QHĐT về cơ bản là tương đồng. Điều này thể hiện qua việc áp dụng nhất quán Luật QHĐT và cách tiếp cận quy hoạch từtrên xuống, hệthống quy hoạch đô thịvẫn còn mang dáng dấp của sự áp đặt.

5.2. KHUYẾN NGHỊCHÍNH SÁCH

Từviệc phân tích vai trò thực sự của QHĐTvà những nguyên nhân không khả thi của chúngđã cho ta một hàm ý rằngđang tồn tại hai hệthống chỉ báo định hướng cho việc lập quy hoạch và thực hiệnQHĐT ởtỉnh An Giang. Một hệthống chỉbáođược dùng để

lập quy hoạch nhằmđàm phán việc tài trợngân sách, lập hồsơvay vốn hỗtrợquốc tếvà thu hút đầu tư. Và một thực tế đang tồn tại, phát triển theo đúng bản chất của nó ởmỗi

đô thị, mỗi địa phương. Vì sự lệch phađó kéo theo những nguyên nhân làm các đồán

QHĐT được lập ra nhưng tỷlệ thực hiện rất thấp. Những quy hoạch đi sát với thực tế

phát triển nhưquy hoạch chi tiết thực hiện theo mục tiêu đầu tư đã xácđịnh rõ ràng thì có kết quả thực hiện cao. Đây là một trục trặc về mặt chính sách quan trọng cần phải khắc phục đểnâng cao tính khảthi củaQHĐT ởtỉnh An Giang.

Vì vậy, trước nhất phải đưa hệ thống các chỉ báo quy hoạch về đúng thực tếphát triển của nó với những chỉbáo phát triển vàđịnh hướng cụthể, rõ ràng.Điều này sẽlàm giảm

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò quy hoạch đô thị ở tỉnh An Giang Luận văn thạc sĩ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)