Môi trƣờng kinh tế
Nhân tố này thể hiện các đặc trưng của hệ thống kinh tế như: Chu kì phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế hệ thống tài chính tiền tệ, tình hình lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, các chính sách tài chính – tín dụng của Nhà nước.
Chu kì kinh tế gồm 4 giai đoạn: giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn cực thịnh, giai đoạn suy thoái và giai đoạn ngưng trệ. Chu kì kinh tế tác động đến hiệu quả sử dụng tài sản. Bởi khi nền kinh tế lâm vào giai đoạn suy thoái hay ngưng trệ làm cho sản xuất kinh doanh kém đi, và khả năng sử dụng tài sạn cũng bị kém theo. Còn khi nền kinh tế ở giai đoạn tăng trưởng cực thịnh thì sản xuất kinh doanh tốt, tài sản ngắn hạn tài sản dài hạn hay tài sản nói chung sử dụng một cách hiệu quả nhất.
Các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ lạm phát, thu nhập trên đầu người tác động đến cung cầu của doanh nghiệp. Nếu như tốc độ tăng trưởng cao, các chính sách của chính phủ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, sự biến động tiền tệ là không đáng kể, lạm phát được giữ ở mức hợp lý, thu nhập trên đầu người tăng … thì sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao sử dụng tài sản và ngược lại.
Chính trị - pháp luật
Trong nền kinh tế thị trường vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng. Sự can thiệp ở mức độ hợp lý của Nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là cần thiết và tập trung ở các nội dung như: duy trì sự ổn định kinh tế, chính trị, định hướng phát triển kinh tế thông qua hệ thống pháp luật, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội.
Khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ là một trong những nhân tố quyết định đến năng suất lao động và trình độ sản xuất của nền kinh tế nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, giảm bớt chi phí, tăng khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên tiến bộ khoa học công nghệ cũng làm cho tài sản của doanh nghiệp bị hao mòn vô hình nhanh hơn. Có những máy móc thiết bị quy trình công nghệ… mới chỉ nằm trên các dự án các dự thảo, phát minh đã trở nên lạc hậu trong chính thời điểm đó.
Như vậy việc theo dõi cập nhật sự phát triển của khoa học- công nghệ là hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp khi lựa chọn phương án đầu tư để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thị trƣờng
Thị trường là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là thị trường đầu vào thị trường đầu ra và thị trường tài chính.
Khi thị trường đầu vào biến động, giá cả nguyên vật liệu tăng lên sẽ làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp và do đó làm tăng giá bán gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Nếu giá bán không tăng lên theo một tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ tăng của giá cả nguyên vật liệu đầu vào cùng với sự sụt giảm về số lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nếu thị trường đầu ra sôi động, nhu cầu lớn kết hợp với sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng cao, giá bán hợp lý, khối lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường thì sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Đối thủ cạnh tranh
Đây là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tồn tại phát triển của doanh nghiệp. Nhân tố cạnh tranh bao gồm các yếu tố và điều kiện trong nội bộ nghành sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như khách hàng nhà cung cấp các đổi thủ cạnh tranh các sản phẩm thay thế…Các yếu tố này sẽ quyết định tính chất mức độ cạnh tranh của nghành và khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp và cũng tạo ra động lực phát triển doanh nghiệp.
Môi trƣờng quốc tế
Các xu hướng chính trị trên thế giới, các chính sách bảo hộ và mở cửa của các nước trên thế giới nước trên thế giới, sự mất ổn định chính trị, tình hình phát triển kinh tế các nước trên thế giới…ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động lựa chọn và sử dụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp mà đặc biệt doanh nghiệp lại nhập khẩu nguyên vật liệu trực tiếp từ nước ngoài về. Vì vậy môi trường quốc tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Môi trường kinh tế, chính tri ổn định là cơ sở để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh.
21
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH BÌNH H.T.C VIỆT NAM