Câu 22: Nêu khái niệm về quyết định quả trị Quyết định quản trị là gì ?
Quyết định quản trị là hành vi sáng tạo của chủ thể quản trị nhằm định ra mục tiêu, chương trình, tính chất hoạt động của các cá nhân, các bộ phận trong tổ chức để đạt được mục tiêu đã định.
Câu 23: Phân tích ưu nhược điểm cơ bản của các loại quyết định trực giác và quyết định lí giải.
Theo tốc độ phản ứng (phương pháp ra quyết định)
+ Quyết định trực giác: là quyết định xuất phát từ trực giác, người ra quyết định chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để đưa ra quyết định.
Ưu điểm: nhanh, chi phí ra quyết định giảm, tốn ít thời gian và công sức.
Nhược điểm: Dễ mắc sai lầm, ít tính sáng tạo.
+ Quyết định lý giải: là quyết định dựa trên sự phân tích có hệ thống một vấn đề.
Ưu điểm: Có thể đưa ra nhiều phương pháp khác để giải quyết một vấn đề, do đó dễ tìm được phương pháp tối ưu.
Nhược điểm: Qúa trình ra quyết định chậm nên dễ bị mất cơ hội; tốn công sức, thời gian, tiền của.
Câu 24: Trình bày các nguyên tắc cơ bản khi ra quyết định quản trị? Các nguyên tắc ra quyết định
* Nguyên tắc về sự định nghĩa
“Định nghĩa” theo từ điển là làm rõ nghĩa của từ, của khái niệm hay hiện tượng nào đó.
Nguyên tắc này đòi hỏi chỉ đưa ra quyết định về một vấn đề nào đó khi đã hiểu rõ vấn đề đó đến mức có thể định nghĩa được nó.
* Nguyên tắc về sự xác minh đầy đủ
Xác minh đầy đủ là những căn cứ, những lý giải cho tính chất đúng đắn của một quyết định. Hay nói cách khác: Xác minh đầy đủ chính là những căn cứ để trả lời cho câu hỏi : Vì sao lại đưa ra quyết định đó?
Nguyên tắc này đòi hỏi quyết định đưa ra phải dựa trên những cơ sở vững chắc, tức là khi ra quyết định phải tìm được đầy đủ dẫn chứng, chứng minh quyết định đưa ra là hợp lý, đồng thời phủ nhận được những ý kiến đối lập.
* Nguyên tắc về sự đồng nhất
Đồng nhất : Tức là sự đồng nhất về thời gian; không gian; quan điểm đánh giá vấn đề… Nguyên tắc này đòi hỏi khi xem xét vấn đề để đưa ra quyết định, phải đặt nó trong cùng một bối cảnh thời gian, không gian, góc nhìn, quan điểm v.v…
Câu 25: Trình bày các yêu cầu cần thiết đối với 1 quyết định quản trị ? Các yêu cầu đối với các quyết định
Thứ 1: Quyết định phải đảm bảo tính khách quan và khoa học
Yêu cầu này đòi hỏi quyết định quản trị đưa ra phải phù hợp với yêu cầu của các quy luật khách quan và yêu cầu của thực tiễn. Điều này thể hiện ở một số điểm như :
- Quyết định phải phù hợp với định hướng và mục tiêu của tổ chức.
- Quyết định phải tuân thủ đòi hỏi của các quy luật khách quan, các nguyên tắc, quy tắc quản trị.
- Quyết định phải có cơ sở khoa học (phù hợp với điều kiện cụ thể của tình huống đưa ra quyết định cả về thế, lực, môi trường của tổ chức).
Thứ 2: Quyết định phải có tính định hướng
Tính định hướng của quyết định được hiểu là mỗi quyết định đưa ra phải nhằm vào một đối tượng nhất định, có mục đích, mục tiêu và tiêu chuẩn cụ thể để người thực hiện thấy được công việc cần phải làm, các mục tiêu cần phải đạt, nhờ đó có thể linh hoạt hơn và sáng tạo hơn trong quá trình thực hiện.
Yêu cầu này đòi hỏi các quyết định quản trị được ban hành bởi các cấp, các bộ phận chức năng phải thống nhất theo một hướng. Hướng đó phải do mục tiêu chung xác định.
Thứ 3: Quyết định phải có tính hệ thống
Tính hệ thống của quyết định được hiểu là mỗi quyết định đưa ra phải nhằm đạt được một nhiệm vụ nhất định nằm trong tổng thể các quyết định đã có và sẽ có nhằm đạt mục đích chung.
Yêu cầu này đòi hỏi các quyết định ban hành ở các thời điểm khác nhau không được mâu thuẫn nhau, trái ngược và phủ định nhau, các quyết định đã hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp phải loại bỏ.
Thứ 4: Quyết định phải đảm bảo tính tối ưu
Tính tối ưu đòi hỏi quyết định được lựa chọn phải là phương án tối ưu. Phương án tối ưu theo nghĩa rộng là phương án đạt mục tiêu cao nhất, thoả mãn tốt nhất các ràng buộc đối với các vấn đề ra quyết định, đồng thời được sự ủng hộ của các cấp, các thành viên trong tổ chức.
Thứ 5: Quyết định phải ngắn gọn dễ hiểu
Dù được biểu hiện bằng hình thức nào, các quyết định quản trị đều phải ngắn gọn, dễ hiểu để tiết kiệm thông tin, tiện cho việc bảo mật đồng thời giúp người thực hiện hiểu đúng, làm đúng quyết định.
Thứ 6: Quyết định phải có tính pháp lý
Yêu cầu này đòi hỏi quyết định đưa ra phải hợp pháp. Thể hiện ở: + Quyết định đưa ra phải trong thẩm quyền của cá nhân hay tổ chức.
+ Quyết định đưa ra không được trái với những quy định, ràng buộc của pháp luật. + Quyết định phải được ban hành đúng thủ tục và thể thức.
Quyết định có tính linh hoạt là một quyết định không cứng nhắc.
Yêu cầu này đòi hỏi quyết định phải tạo cho người thực hiện quyết định có khoảng độc lập cần thiết để phát huy tính sáng tạo trong quá trình thực hiện.
Thứ 8: Quyết định phải bảo đảm tính cụ thể về mặt thời gian và địa điểm thực hiện quyết định.
Yêu cầu này đòi hỏi mỗi quyết định phải chỉ rõ hiệu lực của quyết định tức là quyết định có hiệu lực ở đâu? Từ thời gian nào đến thời gian nào để người thực hiện không kéo dài thời gian, thực hiện sai địa điểm làm thiệt hại cho tổ chức.
Câu 26: Trình bày các bước trong qui trình ra quyết định. Nêu rõ nội dung và vai trò của mỗi bước.
Quy trình ra quyết định
Bước1: Nhận thức rõ vấn đề và sơ bộ đề ra nhiệm vụ
- Qúa trình ra quyết định phải bắt đầu từ chỗ phát hiện và nhận thức rõ vấn đề. Từ đó, đề ra nhiệm vụ mà tổ chức cần phải giải quyết bằng một quyết định.
-Vấn đề hay nhiệm vụ ra quyết định có thể được xác định thông qua kinh nghiệm, qua trắc nghiệm hoặc qua sự phát hiện của các chuyên gia, qua các bộ phận chức năng, cũng có thể là của cá nhân cấp dưới hay tập thể dưới quyền. Khi tìm hiểu vấn đề, nhà quản trị không nên chỉ dừng lại ở chỗ phát hiện ra vấn đề mà cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân làm nảy sinh vấn đề.
- Để có thể đề ra nhiệm vụ một cách chính xác, cần phải trả lời được các câu hỏi sau: + Vì sao phải đề ra nhiệm vụ? Nhiệm vụ đó thuộc loại nào? Tính cấp bách của nhiệm vụ? + Tình huống nào trong quản trị có liên quan đến nhiệm vụ đề ra, những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhiệm vụ?
+ Khối lượng thông tin cần thiết để đề ra nhiệm vụ, cách thu nhập những thông tin còn thiếu.
Bước 2: Lựa chọn tiêu chuẩn đánh giá các phương án giải quyết vấn đề
- Muốn so sánh các phương án ra quyết định giải quyết vấn đề một cách khách quan, để lựa chọn phương án tốt nhất, cần phải có tiêu chuẩn đánh giá.
- Tiêu chuẩn đánh giá các phương án phải bảo đảm các yêu cầu + Dễ lượng hoá.
+ Phản ánh đầy đủ nhất kết quả dự kiến đạt được. + Cụ thể, dễ hiểu, đơn giản và dễ áp dụng.
+ Số lượng các tiêu chuẩn không nên quá nhiều làm khó cho việc phân tích, lựa chọn quyết định.
Bước 3: Thu thập thông tin để làm rõ vấn đề và nhiệm vụ đề ra
Lượng thông tin cần thiết để làm rõ vấn đề và nhiệm vụ đề ra phụ thuộc vào 2 yếu tố: - Tính phức tạp của vấn đề nghiên cứu.
- Kinh nghiệm của nhà quản trị.
Trên thực tế không phải tất cả các thông tin thu thập được luôn chính xác và đầy đủ vì vậy phải biết sàng lọc và xử lý thông tin.
Bước 4: Chính thức đề ra nhiệm vụ để giải quyết vấn đề
Dựa trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin -> có thể nhận rõ vấn đề và chính thức đề ra nhiệm vụ ( Tức là chỉ rõ cần ra quyết định để thực hiện nhiệm vụ nào của tổ chức?)
Bước 5: Dự kiến các phương án có thể
Ở bước này, có thể dựa vào các phương pháp ra quyết định để dự kiến các phương án giải quyết vấn đề. Có thể sử dụng các phương pháp như dựa vào kinh nghiệm, phương pháp ngoại cảm , phương pháp phân tích lôgic một vấn đề, kỹ thuật Delphi..v.v…
Bước 6: Xây dựng mô hình toán học và lựa chọn phương án quyết định tối ưu
Trong nhiều trường hợp, khi các phương án quyết định đưa ra phức tạp, để lựa chọn được phương án tối ưu cần phải xây dựng mô hình toán. Tức là đưa các phương án quyết định về dạng bài toán tối ưu, giải và lựa chọn phương án quyết định tối ưu dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn đã được lựa chọn.
Hoặc cũng có thể sử dụng các phương pháp khác để lựa chọn phương án quyết định tối ưu như: phương pháp cho điểm, kỹ thuật Delphi, điều tra xã hội học hoặc dựa vào kinh nghiệm v.v…
Bước7: Chính thức đề ra quyết định
Sau khi đánh giá những kết quả dự tính và lựa chọn phương án tốt nhất, nhà quản trị có thể trực tiếp đề ra quyết định và chịu trách nhiệm trực tiếp về quyết định đó.
Để đảm bảo tính pháp lý, quyết định cần được nêu thành mệnh lệnh hoặc chỉ thị để quyết định có hiệu lực như một văn bản hành chính.