4. Phương pháp nghiên cứu
1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
1.3.1. Nhóm nhân tố bên ngoài
Điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng một cách gián tiếp hay trực tiếp tới công tác phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp, bao gồm: điều kiện phát triển về kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, thị trường lao động, cơ chế
và các chính sách liên quan đến lao động. Tổng hợp các nghiên cứu về ảnh hưởng của các điều kiện đối với phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức ở các quốc gia, Abdullah Haslinda (2009) đã chỉ ra rằng: bối cảnh của phát triển nguồn nhân lực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nền kinh tế, triển vọng của nó và các chính sách, thể chế của chính phủở mỗi nước [19, tr. 490].
•Nhân tố thuộc về kinh tế
Về mặt kinh tế, nguồn lực con người xem xét chủ yếu dưới góc độ là lực lượng lao động cơ bản của xã hội, cả trong hiện tại và tương lai. Các bước ngoặt của nền kinh tế đều ảnh hưởng tới nhu cầu về nhân lực trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Trường hợp nền kinh tế ở giai đoạn suy thoái thì nhu cầu về nhân lực có thể giảm xuống.Ngược lại khi nền kinh tế phát triển,
doanh nghiệp sẽ có cơ hội làm ăn, nhận được nhiều việc làm hơn, từ đó có thể
mở rộng quy mô, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo thực hiện mục tiêu chiến lược lâu dài của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuyển thêm người có trình độ, tăng lương để thu hút nhân tài, tăng phúc lợi và cải thiện điều kiện làm việc để giữ chân được những người có trình độ và kỹ năng làm việc tốt. Ngoài ra, tình hình lạm phát, tình trạng thất nghiệp và lãi suất ngân hàng đều có ảnh hưởng tới nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp.
Đầu tư cho phát triển nguồn lực con người mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm được việc khai thác các nguồn lực khác. Kinh nghiệm từ nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy đầu tư cho phát triển nguồn lực con người mang lại tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định hơn. Kinh tế tăng trưởng mang lại sự giàu có về vật chất, suy cho cùng không ngoài mục đích đáp ứng tốt hơn các nhu cầu sống của bản thân con người. Vậy con người không chỉ là động lực mà còn là mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế.
•Nhân tố thuộc về chính trị-pháp luật
Chính trị ổn định, pháp luật hoàn chỉnh là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp phát triển. Các tổ chức kinh doanh sẽ ngày càng tác động mạnh mẽ tới môi trường chính trị pháp luật thông qua các sản phẩm dịch vụ hay việc làm do họ tạo ra đối với xã hội. Ngược lại, môi trường chính trị, pháp luật có ảnh hưởng mạnh mẽ như là sự ổn định các chính sách kinh tế. Các quy
định của pháp luật, thể chế, cơ chế, chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển nguồn nhân lực của một tổ chức. Chẳng hạn như một bộ luật mới về
lao động sẽ có tác dụng động viên hay hạn chế người lao động cung cấp sức
lao động cho các doanh nghiệp.
• Nhân tố thuộc về khoa học kỹ thuật-công nghệ
Trong thời đại lao động tri thức hiện nay khoa học công nghệ phát triển, nhiều ngành nghề mới với công nghệ cao ra đời đòi hỏi nguồn nhân lực phải
được trang bị những kiến thức và kỹ năng mới. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã đưa vai trò của các yếu tố lợi thế so sánh có tính truyền thống như tài nguyên, vốn, xuống hàng thứ yếu so với thông tin và tri thức trong phát triển kinh tế – xã hội đất nước và hội nhập quốc tế. Máy móc kỹ thuật hiện đại đã thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, dẫn đến nhiều thay đổi cơ
bản trong điều kiện làm việc. Năng suất lao động được nâng cao, trình độ lao
động được cải thiện đáng kể, điều này đã làm ảnh hưởng trực tiếp và tác động rõ rệt đến công tác quản trị nguồn nhân lực trong các tổ chức, doanh nghiệp.
•Nhân tố thuộc về văn hoá, xã hội
Trong bất cứ hoàn cảnh nào,yếu tố văn hóa luôn có sự ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài trên một khu vực cần phải có sự
nghiên cứu kĩ lưỡng để đưa ra cách thức sản xuất, chiến lược kinh doanh phù hợp đảm bào lâu dài. Điều đó cũng đặt ra yêu cầu cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần phải có những điều chỉnh trong việc đào tạo cho nhân viên nắm bắt được yếu tố văn hóa từng vùng, khu vực khác nhau, từ đó có những kĩ năng phù hợp với các thay đổi đó.
1.3.2. Nhóm nhân tố bên trong
a. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Các chiến lược, chính sách kinh doanh và các chiến lược, chính sách nguồn nhân lực trong doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được phát triển trong mối tác động qua lại lẫn nhau. Nguồn nhân lực được coi là một lợi thế cạnh tranh then chốt của doanh nghiệp, không phải đơn thuần chỉ
là phương tiện để thực hiện các chiến lược, chính sách kinh doanh. Một doanh nghiệp có thể có công nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt, cơ sở hạ tầng vững chãi nhưng thiếu lực lượng lao động thì doanh nghiệp đó khó có thể tồn tại lâu dài và tạo dựng được lợi thế cạnh tranh.
Có thể nói chính con người tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Tuy vậy, nếu chỉ chú trọng phát triển nhân lực mà không gắn kết nó với nguyên tắc và mục tiêu chung của doanh nghiệp thì mọi sự cố gắng nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của người lao động sẽ trở nên lãng phí vô ích.
Các mục tiêu chiến lược của doanh ngiệp sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu tương lai của nó. Khi kế hoạch sản xuất kinh doanh đặt ra mục tiêu tăng trưởng, đầu tư
mở rộng sản xuất hoặc tiến hành một công việc mới, sản phẩm mới.. thì nhu cầu về nhân lực sẽ tăng lên và ngược lại, khi có suy giảm, hay thu hẹp sản xuất kinh doanh thì tất yếu dẫn đến nhu cầu về nhân lực sẽ giảm đi.
Chiến lược phát triển kinh doanh định hướng cho chiến lược nhân lực, tạo ra đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia, công nhân lành nghề và phát huy tài năng của họ. Chiến lược đó nhằm đảm bảo thực hiện bằng những chính sách, chếđộ nhằm:
- Bố trí nơi làm việc thuận lợi, an toàn, đạt năng suất cao.
- Khuyến khích mọi người làm việc hết khả năng và sáng tạo.
- Đãi ngộ thỏa đáng, tạo động lực tăng năng suất lao động và bảo đảm chất lượng sản phẩm.
- Tạo điều kiện tăng tiến cho mọi người, được tôn trọng và không ngừng phát triển với tương lai sáng sủa.
b. Chính sách nhân lực của doanh nghiệp
Chính sách nhân lực là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, giải pháp và công cụ mà các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng tác động lên các chủ thể quản lý nhằm giải quyết các vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu, hướng các mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường cần hoạch định và thực thi các chính sách nhân lực như: chính sách thu hút người lao động có trình độ cao, các chính sách đãi ngộ cho những trường hợp có thành tích gây ảnh hưởng tốt đến
hiệu quả, tạo giá trị mới, tạo điều kiện cho phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ đào tạo và đào tạo nâng cao. Nhu cầu về nhân lực tương lai của doanh nghiệp sẽ phát triển lên hay thu hẹp tương ứng với giai đoạn phát triển hay suy thoái trong chu kỳ sống của sản phẩm doanh nghiệp. Từng doanh nghiệp ở từng giai đoạn phát triển phải hoạch định và thực thi từng chính sách nhân lực đó với mức độ cụ thể phù hợp.
c. Các nguồn lực của tổ chức
Nguồn lực của tổ chức bao gồm nguồn lực tài chính, nguồn lực về con người và nguồn lực về công nghệ. Cả 3 nguồn lực đều có vai trò và ảnh hưởng tới sự tồn vong của doanh nghiệp khác nhau, chúng bổ sung và hỗ trợ
cho nhau.
Nếu doanh nghiệp nắm giữ một lực lượng lao động có chất lượng, đáp
ứng được công việc thì doanh nghiệp sẽ phải tốn ít chi phí và thời gian hơn để
tổ chức đào tạo cho người lao động vì họ có khả năng tiếp thu, cập nhật và nắm bắt nhanh các kiến thức được bổ sung. Do đó hiệu quả công tác đào tạo cũng cao hơn. Nhưng nếu doanh nghiệp lại có một đội ngũ lao động kém chất lượng không đáp ứng được nhu cầu công việc thì việc tổ chức đào tạo lại cho họ là rất quan trọng và không thể bỏ qua, mặt khác sẽ tốn kém chi phí hơn.
Tình hình tài chính cũng ảnh hưởng lớn đến sự thành bại trong kinh
doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có tình hình tài chính lớn mạnh
sẽ có đủ tiềm lực để đầu tư cho công tác đào tạo của doanh nghiệp, đồng thời nó cũng hứa hẹn trả các khoản tiền lương và phúc lợi cho nhân viên hậu hĩnh. Ngược lại nếu tình hình tài chính của doanh nghiệp không khả quan thì việc
đầu tư cho công tác đào tạo sẽ rất khó khăn và gặp nhiều hạn chế. Điều đó dẫn đến chất lượng các khóa đào tạo sẽ giảm sút.
Yếu tố công nghệ cũng có ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển. Với một doanh nghiệp có qui trình công nghệ sản xuất hiện đại tiên tiến thì để
đảm bảo có thể vận hành trơn tru qui trình đó sao cho đem lại hiêu quả tốt nhất doanh nghiệp cần phải trang bị cho đôi ngũ lao động trong tổ chức có
được các kiến thức kĩ năng phù hợp.Muốn vậy cần phải xây dựng các khóa
đào tạo có chất lượng, qua đó vừa cung cấp kiến thức cho người lao động vừa có thể đánh giá hiệu quả làm việc thực tế của họ.
d. Văn hóa doanh nghiệp
Chủ yếu được hình thành và phát triển từ tấm gương của các cấp quản trị. Một nhà lãnh đạo tạo ra bầu không khí học tập bằng việc khuyến khích và tạo
điều kiện thuận lợi cho nhân viên nâng cao kiến thức, sẽ có được một đội ngũ
nhân viên thích ứng nhanh nhạy với mọi biến động của thị trường. Ngoài ra các yếu tố nhưđồng phục, sự giải lao, vui đùa, giải tỏa căng thẳng, sự giúp đỡ giữa nhân viên và quản lý cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
THỦY SẢN MIỀN TRUNG
2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẤN
ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 2.1.1. Đặc điểm về công tác tổ chức
a. Quá trình hình thành và phát triển
•Thông tin chung về Công ty
- Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
THỦY SẢN MIỀN TRUNG
- Tên giao dịch : SEAPRODEX DANANG
- Giấy ĐKKD : 0400100778 - Vốn điều lệ : 100.000.000.000 đ (Một trăm tỷ đồng). - Địa chỉ : 01 Bùi Quốc Hưng, Q.Sơn Trà, TP Đà Nẵng - Sốđiện thoại : (84.511) 3823041/ 3824160 - Số fax : (84.511) 3823769/ 3921958 - Email : info@seadanang.com.vn - Website : www.seadanang.com.vn
• Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Vào ngày 26 tháng 2 năm 1983, Chi nhánh Xuất Khẩu Thuỷ Sản Đà Nẵng, tiền thân của Công ty XNK Thuỷ Sản Miền Trung được thành lập, thay
thế cho Trạm tiếp nhận thuỷ sản Đà Nẵng.
Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung được thành lập theo quyết định số
242/TS-QĐ ngày 31/3/1993 của Bộ Thủy Sản, là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập, thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh về thuỷ sản, phục vụ sản xuất kinh doanh thuỷ sản và các ngành nghề khác theo qui định của pháp luật. Công ty có quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ về tài chính.
Thực hiện chủ trương của nhà nước về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, Bộ Thủy Sản đã có quyết định số 1226/QĐ-BTS ngày 21/10/2005 về việc cổ
phần hoá và thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hoá Công ty cổ phần XNK Thuỷ
Sản Miền Trung.
Ngày 09 tháng 12 năm 2006, Công ty đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông thành lập Công ty Cổ Phần XNK Thuỷ Sản Miền Trung, và ngày
01/01/2007, Công ty Cổ Phần XNK Thuỷ Sản Miền Trung chính thức đi vào
hoạt động.
b. Lĩnh vực hoạt động
- Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản: Đây là mảng kinh doanh có quá trình hoạt động lâu năm nhất của công ty và góp phần rất lớn trong kết quả
kinh doanh chung. Sản phẩm chủ đạo của Công ty ngoài tôm thẻ chân trắng,
còn có các loại thủy sản giá trị gia tăng truyền thống khác như mực nang sashimi, cá xiên que…được tiêu thụ ở nhiều nước trên toàn thế giới bao gồm
Nhật, Châu Âu, Mỹ, Châu Á, Châu Úc.
- Sản xuất - kinh doanh thức ăn nuôi thuỷ sản:Công ty sản xuất, kinh doanh các loại thức ăn nuôi tôm, cá trên dây chuyền thiết bị công nghệ
tiên tiến, theo qui trình kiểm soát chặt chẽ, hệ số tiêu tốn thức ăn tối ưu, tổng hợp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho thuỷ sản nuôi. Ngoài ra còn thực hiện các dịch vụ kỹ thuật công nghệ, vật tư, thiết bị phục vụ nuôi trồng thuỷ sản.
lạnh với công suất lớn được đầu tư tại Đà Nẵng làm thỏa mãn tốt mọi nhu cầu cấp đông và bảo quản lạnh các loại nông thủy sản...
- Kinh doanh vật tư nhập khẩu: Kinh doanh vật tư nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh truyền thống, chuyên nghiệp của Công ty với hơn 25 năm kinh nghiệm. Công ty chuyên kinh doanh nhập khẩu các loại vật tư: giấy, bột giấy, hạt nhựa, sắt thép, hàng tiêu dùng, thiết bị văn phòng, máy móc thiết bị
phục vụ sản xuất...
c. Bộ máy quản lý
Bộ máy của Công ty được thiết kế theo mô hình trực tuyến - chức năng, các phòng ban và các đơn vị trực thuộc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
+ Tổng Giám đốc Công ty quản lý, điều hành thông qua việc phân cấp, phân quyền để trực tiếp giải quyết các công việc cụ thể của khối thông qua
các Phó Tổng Giám đốc
+ Khối sản xuất - xuất khẩu: Gồm Ban Sản xuất –xuất khẩu; Ban Quản
lý chất lượng, Ban Thiết bị-Cơ điện, Ban Dịch vụ Kho vận, Chi nhánh Cty- Công ty Chế biến và XK Thủy Sản Thọ Quang, Chi nhánh- Công ty Phát triển Nguồn Lợi Thủy Sản.
+ Khối nghiệp vụ tổng hợp: Gồm Ban Tài chính-Kế toán, Ban Kế hoạch-
Đầu tư, Ban Nhân sự-Hành chính-Pháp chế.
+ Khối Thương mại Nhập khẩu: Gồm Ban Thương Mại XNK, Chi nhánh Công ty tại Tp Hồ Chí Minh; Chi nhánh Công ty tại Hà Nội.
Hình 2.1. Sơđồ tổ chức Công ty xuất nhập khẩu Thủy sản Miền Trung 2.1.2. Đặc điểm các nguồn lực
a. Nguồn nhân lực
Tính đến tháng 12 năm 2013, tổng số lao động của Công ty là 1.050
người. Để hiểu rõ hơn quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực của công ty đến cuối năm 2013 ta xem xét bảng quy mô và cơ cấu lao động sau:
Bảng 2.1. Quy mô và cơ cấu lao động TT Nội dung 2011 2012 2013 Tổng số lao động 1.104 1.074 1.050 Trong đó 1 Chia theo tính chất sản xuất 1.1 Lao động gián tiếp 271 252 233 1.2 Lao động trực tiếp 833 822 817 2 Chia theo giới tính 2.1 Nam 422 393 361 2.2 Nữ 682 681 689 3 Chia theo độ tuổi 3.1 Từ 18 đến 30 302 346 327 3.2 Từ 30 đến 45 548 443 482 3.3 Trên 45 254 285 241