Bệnh nhiễm các loại nấm dạ

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng nấm sò (Trang 74)

3.1. Nấm mực

- Nấm mực hay còn gọi là nấm gió. Nấm mực khi còn nhỏ có hình như đầu đũa, mũ màu xám, cuống màu trắng mọc sâu từ cơ chất ra ngoài. Sau 2 – 3 ngày, nấm xòe ô, mũ nấm chuyển sang màu đen và nhũn nát. Chúng cạnh tranh dinh dưỡng với nấm sò, đôi khi cản trở sự phát triển của quả thể nấm sò làm giảm sản lượng nấm thu hoạch.

Hình 6.5. Nấm mực

- Nguyên nhân: Bào tử nấm mực tồn tại sẵn trong nguyên liệu, do chúng ta khử trùng cơ chất chưa triệt để nên bào tử phát sinh trở lại trên cơ chất trồng nấm.

- Cách phòng trừ:

thời gian yêu cầu.

+ Nếu cơ chất quá ẩm chúng ta phải phơi lại rồi bổ sung nước vôi 1- 2% hoặc vôi bột 0,3 – 0,5%.

3.2. Nấm chân chim

- Nấm chân chim còn có tên gọi khác là nấm sò dại, nấm lông chim hay nấm vảy quạt.

- Nấm chân chim có hình thái giống như nấm sò, không có cuống, mũ dạng quạt hay vỏ hến, đường kính 1 - 3cm, phủ lớp lông mịn màu trắng ngà, mép mũ hơi cuộn vào trong.

- Thịt nấm mầu trắng, mặt dưới là những phiến nấm, khi non có màu trắng, khi già chuyển sang màu hồng thịt, rất dai.

Hình 6.6. Nấm chân chim

- Nguyên nhân: Do địa điểm trồng nấm có nguồn nấm dại mọc ở các gốc cây khô xung quanh, bào tử nấm xâm nhiễm vào túi nấm trong khi cấy giống.

- Cách phòng trừ:

+ Chọn khu vực cấy giống sạch sẽ, kín gió.

+ Nếu phát hiện có nấm dại mọc xung quanh khu vực nuôi trồng nấm phải nhặt bỏ, tưới nước vôi để hạn chế bào tử.

+ Cách ly các túi nấm bị nhiễm để chống lây lan.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng nấm sò (Trang 74)