Xử lý bông hạt

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng nấm sò (Trang 43)

1. Quy trình trồng nấm sò trên bông hạt

2.2. Xử lý bông hạt

* Bước 1: Pha nước vôi

Nước vôi dùng để xử lý bông hạt có pH khoảng 12 – 13. Cách tiến hành:

-Mang bảo hộ lao động.

- Cân vôi tôi hoặc vôi sống cho vào trong thau sạch, lượng vôi phụ thuộc vào lượng bông xử lý.

Hình 4.3.Cân vôi sống

- Dùng que khuấy cho vôi hoà tan hoàn toàn trong nước sạch.

Hình 4.4. Hòa tan vôi sống trong nước

- Đổ nước vôi vào bể ngâm bông và thêm nước sạch vào bể ngâm, dùng que khuấy đều dung dịch nước vôi cho vôi hòa tan hoàn toàn.

- Kiểm tra pH nước vôi bằng giấy đo pH, đảm bảo nước vôi có pH: 12 – 13. Phương pháp kiểm tra như sau:

+ Nhúng mẫu giấy quỳ vào nước vôi (hình 4.6)

+ Đối chiếu màu giấy quỳ trên bảng so màu và đọc kết quả pH của nước vôi (hình 4.7)

+ Điều chỉnh pH nước vôi theo đúng yêu cầu

Hình 4.6. Nhúng mẫu giấy quỳ vào nước vôi

Hình 4.7. Kiểm tra pH trên bảng màu

* Chú ý khi pha nước vôi:

- Pha đúng pH nước vôi.

- Tuỳ theo khối lượng bông, thể tích bể ngâm để hoà nước vôi tránh lãng phí. - Nếu sử dụng vôi sống để pha nước vôi: phải cẩn thận để tránh bị bỏng do nước vôi bắn lên người, không nhìn trực tiếp vào thùng nước vôi khi ta đổ vôi sống vào thùng hơi nước vôi bay lên gây hại cho mắt.

* Bước 3: Làm ướt bông bằng nước vôi - Cách 1:

+ Nhúng bông vào trong nước vôi cho thấm ướt đều.

+ Vớt bông ra, vắt nhẹ và đặt lên giá bằng gỗ hoặc bằng tre cho ráo nước. + Kiểm tra độ ẩm của bông trước khi ủ đống. Yêu cầu độ ẩm trong bông đạt 65 – 70% bằng cách nắm một lượng bông vừa phải trên tay, vắt thật mạnh nếu có nước ướt vân tay là đạt yêu cầu.

+ Tơi bông rời ra và tiến hành chất lên kệ.

- Cách 2:

- Ngâm bông ngập trong nước vôi thời gian 10 - 15phút. - Vớt bông ra để lên kệ để bông chảy hết nước.

- Tơi bông và tiến hành ủ đống. Yêu cầu độ ẩm của bông trước khi ủ có độ ẩm 65 – 70% bằng cách nắm một lượng bông vừa phải trên tay, vắt thật mạnh nếu có nước ướt vân tay là đạt yêu cầu.

Phương pháp này thường áp dụng cho những cơ sở sản xuất với quy mô lớn, khối lượng bông cho một lần ủ nhiều và bông có chất lượng kém, thời gian ủ đống kéo dài.

Hình 4.10. Làm ướt bông trong bể nước vôi * Bước 4: Ủ đống

- Yêu cầu khi ủ đống:

+ Lượng bông tối thiểu cho một đống ủ từ 50 kg trở lên.

+ Đống ủ được chất có dạng hình hộp, tuỳ theo khối lượng bông chúng ta giới hạn kích thước đống ủ cho hợp lý, thường đống ủ yêu cầu có kích thước tối thiểu phải đạt 1,0m x 1,0m x 1,0m.

+ Đối với những đống ủ lớn cần có một hoặc nhiều cọc thông khí trong đống ủ. Thời gian ủ đống dài hay ngắn tuỳ thuộc vào chất lượng bông.

- Phương pháp ủ ngắn ngày: Áp dụng đối với bông có chất lượng tốt, thời gian ủ đống kéo dài 24 - 36 giờ, sau đó tiến hành tơi bông, kiểm tra độ ẩm đảm bảo 65 - 70% và có thể sử dụng làm giá thể ngay. Trong trường hợp nếu kiểm tra độ ẩm không đạt yêu cầu chúng ta phải điều chỉnh độ ẩm theo cách sau:

+ Nếu độ ẩm quá cao cần tơi rộng đống ủ để thoát hơi nước.

+ Nếu độ ẩm quá thấp bổ sung thêm nước vôi, sau đó ủ lại 24 - 36 giờ nữa mới tiến hành làm tơi bông và cấy giống vào.

- Phương pháp ủ dài ngày: Áp dụng đối với bông chất lượng kém, thời gian ủ đống kéo dài khoảng 6 - 8 ngày. Trong thời gian ủ bông, chúng ta phải tiến hành đảo đống ủ một lần sau 3 - 4 ngày. Tiến hành ủ đống:

+ Đặt kệ lót đống ủ vào vị trí sạch sẽ, cao ráo.

+ Xếp bông lên kệ: xếp bông vào các góc trước, vừa xếp vừa nén khối bông cho chặt, đống ủ phải cân đối không nghiêng đổ.

+ Dùng bạt nilon tủ kín đống ủ, để hở phần chân kệ và cọc thông khí (hình 4.12).

+ Dùng dây nhựa cố định bạt nilon vào đống ủ .

+ Vệ sinh khu vực làm việc.

+ Ghi lại ngày giờ kết thúc công việc ủ đống, bắt đầu tính thời gian ủ.

Hình 4.11. Xếp bông lên kệ

Hình 4.12. Phủ bạt nilon và cột dây nhựa xung quanh đống ủ * Bước 5: Làm tơi bông

Bông sau quá trình ủ đống thường ngấm nước và dẽ chặt, nếu để như vậy làm giá thể nuôi trồng nấm sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sợi nấm, do oxy không khuếch tán được vào trong khối giá thể bông làm cản trở quá trình hô hấp của nấm.

Do vậy, đối với giá thể nuôi trồng nấm từ bông hạt, sau thời gian ủ đống chúng ta phải tiến hành đánh tơi bông trước khi cấy giống vào.

Chuẩn bị: Máy tơi bông (nếu có), bạt nilon sạch, cào sắt lớn, nhỏ… Tiến hành tơi bông:

- Trải 1 tấm bạt sạch cạnh đống ủ.

- Tháo bạt nilon ra khỏi đống ủ.

- Tải bông trên đống ủ xuống bạt bằng cào sắt.

- Cho bông vào máy đánh tơi, có thể dùng cào sắt nhỏ hoặc có thể tơi bông bằng tay.

Hình 4.13. Tải bông từ đống ủ ra tấm bạt

Hình 4.14. Làm tơi bông

- Để nguội và kiểm tra độ ẩm (đảm bảo 65 – 70%). Kiểm tra độ ẩm bông bằng cách nắm một lượng bông trên tay vắt thật mạnh:

+ Nếu chỉ thấy nước ướt các kẽ tay là độ ẩm đạt yêu cầu.

+ Nếu nước nhỏ giọt thì độ ẩm quá cao cần tơi bông rộng ra để thoát bớt hơi nước.

+ Nếu không có hiện tượng nước ướt trên kẽ tay thì chứng tỏ độ ẩm bông thấp, cần bổ sung thêm nước vôi và ủ đống lại thêm 24 giờ, sau đó mới tiến hành đóng túi giá thể và cấy giống.

* Chú ý khi làm tơi bông:

Tơi bông đến đâu thì phải tiến hành đóng túi giá thể đến đó, nếu chưa làm kịp thời phải tủ kín bông, hạn chế côn trùng, vi khuẩn bám vào ảnh hưởng đến năng suất nấm sau này.

Hình 4.15. Kiểm tra độ ẩm của bông

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng nấm sò (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)